„The Pygmalion effect/Rosenthal effect“

(Hiệu ứng Pygmalion/ Hiệu ứng  Rosenthal)

… Nhu cầu “Được thể hiện”, “Được biết đến” và “Được tin tưởng” cũng như “Được khen thưởng”…. Là một nhu cầu của đời sống cá nhân gần như là nhu cầu bản năng của các sinh vật có “trí tuệ”. Đương nhiên, nếu những nhu cầu thuộc về “Hoạt động Tâm lý” ấy thái quá thì “Bản ngã” của cá nhân sẽ bị hun đúc, vun đắp thành sự “Háo danh”, “Hoang tưởng” …(Một loại bệnh tinh thần phân liệt mà người đời thường gọi nôm na là “Bệnh ngôi sao”)

Tuy nhiên, nếu các bậc Cha mẹ, Thầy cô giáo, các nhà Lãnh đạo, người Chỉ huy, chủ Doanh nghiệp… biết ứng dụng “Hiệu ứng  Pygmalion” ấy một cách uyển chuyển, kín đáo và thận trọng thì kết quả sẽ có những học sinh, người cộng tác, cấp dưới, người làm… cực kỳ xuất sắc mà không cần phải bỏ ra nhiều công sức “đào tạo”. Ví dụ, bạn hãy bằng một cách nào đó thật kín đáo làm cho các bạn học sinh nhỏ của bạn tin rằng các bạn đó có thiên bẩm Thần đồng, là Thiên tài về một lĩnh vực nào đó. Kết quả của hiệu ứng này sẽ đưa đến cho bạn những kinh ngạc khó tưởng tượng trước những thành tích học tập của các bạn nhỏ ấy (Các công trình Khoa học đã có rất nhiều thử nghiệm để chứng minh cho hiệu quả này). Đương nhiên bạn cũng sẽ nhận lấy kết quả “cay đắng” khi bạn dùng lời nói, thái độ… để ám chỉ các bạn nhỏ ấy là “Đồ vô dụng”….

Cũng bằng lý luận của “Hiệu ứng” này, mà các nhà Xã hội học của nước Đức đã lý giải được một hiện tượng xã hội khá kỳ lạ trong mùa dịch. Đó là hiện tượng dù các quán bia, quán nhậu, quán ăn, các clup…bị lockdown, phong tỏa, không cho mở cửa, hoặc hạn chế mở cửa phục vụ….vậy mà các loại bia, rượu và chất có cồn, cũng như thuốc lá lại có lượng tiêu thụ nhiều hơn rất nhiều lần trước khi bị phong tỏa vì đại dịch.

Có nhiều nguyên nhân để xảy ra “nghịch lý” đó. Nhưng cách lý giải của “Hiệu ứng  Pygmalion” là hợp lý nhất. Họ lý giải rằng, vì hạn chế, không hoặc ít có chuyện tụ tập ở chỗ đông người, cho nên những người đã “cai” bia rượu và thuốc lá…không được ai biết đến, không được ai cổ vũ, thán phục và khen ngợi sự “chừng mực” và biết cách sống “sạch/ khỏe” của họ. Cho nên họ ở nhà (lockdown)…cứ vậy mà “xài lại vô tư”.

Đó là kết quả thăm dò, nghiên cứu của các nhà Xã hội học nước Đức, tôi không biết có đúng không. Nhưng dạo này tôi thấy các đệ tử, học viên của mình…Hình như  “đô” của họ hơi bị nâng cao kể cả về lĩnh vực “cồn” và lĩnh vực “nicotin”….hì…hì…hì…

Đọc thêm:

https://en.wikipedia.org/wiki/Pygmalion_effect

20.11.21

Thuận Nghĩa

SHARE