Home Văn học nghệ thuật Hội Họa Giá trị ở chỗ “lỗi lầm”

Giá trị ở chỗ “lỗi lầm”

794
0

Tháng 10 năm 2016. Quê mình bị bão lớn. Mình gọi điện về cho anh trai ở quê hỏi tình hình vườn tược thế nào. Ổng chụp gửi cho mình tấm hình….

Hồi đó mình đang tí toáy nghiên cứu về loại màu “cảm âm”. Có nghĩa là phải tìm cho ra chất liệu màu gì đó, mà khi vẽ lên tranh. Sau đó treo tranh lên và bật âm thanh có cường độ lớn với âm sắc, và tần số tương tự với các hiện tượng mô tả trên tranh. Do chất liệu màu “cản âm”, nên màu sắc sẽ biến đổi theo kiểu “nhảy núa” theo tiếng nhạc, sẽ làm cho bức tranh sống động và có tương tác “tượng âm” rõ rệt trong tâm trí của người nhìn…

Vậy là sẵn dịp và cảm hứng, mình dựa vào tấm hình ổng chụp cái nhà cũ, hiện đang làm xưởng vẽ của con trai đầu của ổng (Họa sĩ Lê Long, một họa sĩ “tranh cổ động” rất nổi tiếng ở Việt Nam).

Bức tranh không thành công về mặt thử nghiệm chất liệu “cảm âm”, như các bức vẽ sau này. (Khi bật âm thanh của bão tố lên, màu sắc trên bức tranh vẫn chưa có cảm giác “chuyển động” như nhịp gió xoáy, bão cuốn…)

Sau này mình có đem đi triển lãm để bán đấu giá làm từ thiện hỗ trợ lũ lụt ở miền Trung do một tổ chức “Hội đồng hương” ở bên này tổ chức. (Tên của bức tranh là: “Bão tố ở Miền Trung).

Bức tranh không có ai để ý, vì có lẽ ngôn ngữ Hội họa quá đơn điệu và nội dung của bức tranh cũng không có gì mới mẽ. Cho đến khi bị một nhà bình luận Nghệ thuật chê bai “thậm tệ” về các điểm mô tả vô lý trong bức tranh (Xem hình ảnh đính kèm)… thì bức tranh lại được để ý và đấu giá rất kịch tính. Sau đó mình có gặp và hỏi người mua, tại sao lại bỏ số tiền lớn như vậy để mua một bức tranh có quá nhiều “lầm lỗi” như vậy. Người này bảo: “Giá trị của nghệ thuật và cả giá trị của đời sống nhiều khi không nằm ở chỗ hoàn mỹ, chỉnh chu…mà nằm ở chỗ lỗi lầm và dang dở…”

Giờ thì mình đã hiểu tại vì sao các người nổi tiếng, người của công chúng lại hay làm những điều tào lao, gây skandal để câu view bán sản phẩm của mình rồi….he…he…he….

03.12.20

Thuận Nghĩa

SHARE