…Là hôm em chuồn chuồn ớt

Về đây nhuốm lại màu đời

Cho anh một lần lại cháy

Trong màu rực rỡ sinh sôi

…..

Thông thường “Phong tục” của Loài Người, cho dù là Dân Tộc nào, Quốc Gia nào…trên Trái Đất thì ngôn ngữ xã giao khi gặp mặt, khi chia tay, trong lời khai mạc, trong lời bế mạc, trong lời chào đón hay lời tạm biệt…kể cả khi bắt đầu một lễ hội, hay kết thúc một sự “tưng bừng” nào đó… thì lời thăm hỏi cũng như sự chúc tụng cũng đặt vấn đề “Sức Khỏe” lên đầu tiên:

Câu hỏi: “Anh, Chị… Ông..Bà… có khỏe không?” là câu hỏi không thể thiếu trong những lời chào hỏi đầu tiên khi gặp mặt.

Lời cầu chúc, mong mỏi… khi chia tay vẫn luôn là câu nói dùng chung cho cả Thế giới loài Người: ” Hãy bảo trọng, nhớ giữ gìn sức khỏe”.

Vậy mà tôi lại không mấy “hài lòng” khi được hỏi “Có khỏe không?” hay khi được nhắc “Hãy giữ gìn sức khỏe!”… hì hì…

Đối với những “Ông già” thuộc vào giới “tập luyện” như chúng tôi, khi đến tuổi cập kê với “cổ lai hy” thì câu hỏi mà chúng tôi muốn có để trả lời khi gặp mặt là: “Lùi lại bao nhiêu rồi”. Và lời chúc tụng mà chúng tôi muốn nghe để thực hiện là “ Cố trẻ lại nhé”… he he..he…

Với giới “Tập luyện” của chúng tôi thì sức khỏe là cái “đinh” vì đó là thứ mà chúng tôi “thừa mứa”. Càng lớn tuổi sự mong mỏi của chúng tôi về Tâm thức là càng phải chín chắn, điềm đạm, uyên bác, vô ưu… như một người già đã 120 tuổi trở lên. Về Thể chất, chúng tôi lại mong mỏi sẽ trở về với tuổi “Ô mai”, hoặc chí ít thì cũng là tuổi “Đôi mươi”. Chính vì vậy khi chúng tôi gặp mặt nhau, thì không có hỏi han về Sức khỏe, mà hỏi han về “Sức trẻ”… hê..hê…hê…

Ví dụ, chúng tôi sẽ hỏi nhau khi gặp gỡ: “Lùi lại đâu rồi?”. Câu trả lời sẽ là: “ Cỡ 50”, “Cỡ 40”…. hay là “Đôi mươi”… chẳng hạn.

Và khi chia tay chúng tôi rất ít khi chúc tụng bằng lời nói. Chúng tôi thường dùng biểu tượng của ngón tay để chúc nhau khi chia xa. Ví dụ sẽ chìa 2 ngón, ngón trỏ và ngón giữa lên. Đó không phải là biểu tượng của chữ V của Vichtoria- Chiến thắng, mà ý nói là “Mãi mãi tuổi đôi mươi”. Hoặc là dùng ngón trỏ và ngón cái khoanh lại vòng tròn để chúc nhau. Đó không phải là biểu tượng của chữ “OK” như thường lệ, mà đó là lời cầu chúc “Cố trở về thuở Sơ sinh nhé”…

Bởi thế…..

15.09.20

Thuận Nghĩa

SHARE