Home Ký sự CHUYỆN VỀ NHỮNG BẬC THẦY….

CHUYỆN VỀ NHỮNG BẬC THẦY….

571
0

Kể chuyện về „môn đồ“ nhiều rồi. Kể mãi, chúng bảo „biết rồi nói mãi“ nghe cũng nhột. Vì vậy hôm nay kể chuyện về các Bậc Thầy.

Tôi không thuộc vào típ người của Âm nhạc, vì vậy về lĩnh vực này tôi khá kém. Nhưng vì có duyên nợ với Đơn âm và Ngũ cung, nên phải cắn răng cắn lợi nghiêng đổ một ít thời gian về lĩnh vực này. Nói thật là tôi đã bôn ba khắp cả „năm châu bốn biển“ vì cái vụ đơn Âm này. Bôn ba tìn hiểu rồi cuối cùng rút ra kết luận là, không có thứ nhạc khí nào trên Thế giới này mà có thể, thể hiện ra được sự huyền diệu của Đơn âm và Ngũ cung bằng mấy thứ Nhạc khí cổ truyền của Việt Nam cả. Không phải chỉ có mình tôi, mà hầu như các nhà Nghiên cứu Âm nhạc và các nhà Khoa học về Âm thanh trị bệnh trên Thế giới cũng đều có nhận định như vậy.

Đặc biệt là trong các thứ nhạc khí cổ truyền của Việt Nam, thì có 2 thứ đàn dây có cách quản lý và điều khiển dao động của Đơn âm vô cùng vi diệu bằng „tay chiêu“. Tay chiêu ở đây không phải là nói đến những người thuận tay Trái. „Tay chiêu“ ở đây là nói đến cách nhấn nhá, điều âm phía tay trái của người chơi thuận tay Phải. Có nghĩa là kỹ thuật tạo ra các âm thanh là của Tay phải, còn nuôi dưỡng và phiêu hóa Âm thanh đó đến cảnh giới cao siêu nhất của cái Đẹp là phải nhờ vào kỹ thuật nhấn nhá, lay vuốt, rung hãm…. của tay trái.

Hai thứ nhạc cụ tôi nói đó là Đàn tranh và Đàn bầu. Bởi vì muốn cảm nhận được diều kỳ của cách phiêu hóa thăng hoa của Đơn âm và Ngũ âm nên tôi tìm đến các Bậc thầy của 2 ngón đàn này để theo học.

Hồi đó tôi tìm được cho mình bậc Thầy về cả hai ngón đàn này. Người này thấy sự khao khát của tôi về Đàn tranh và đàn Dộc huyền, nên nhận lời chỉ dạy cho tôi.

Bản thân không có năng khiếu về Âm nhạc đã đành, nhưng xưa nay có vọc vạch thứ nhạc cụ gì cũng tự mình mày mò và cũng chỉ quờ quạo độc diễn với riêng mình mà thôi. Bời vậy khi thọ giáo hai ngón đàn kia với vị Nhạc Sư này, vị nói: „Chơi một mình thì không sao, muốn chơi kiểu gì cũng được, nhưng khi muốn hợp tấu với người khác thì cần phải có Nhịp điệu để hòa tấu mới không bị phô, và gãy âm… Bổn nương đây xưa nay đã dạy cho rất nhiều cầm thủ, nhưng thú thật là chưa gặp người nào ngu về Nhịp điệu như Các hạ cả…“. Biết quá rõ về khả năng của mình và biết luôn mình muốn gì, nên tôi không có chút gì chạnh lòng cả chỉ bình thản nói:

– Lão phu ta cũng biết điều đó, nhưng cái bản lĩnh của một bậc Thầy là học trò có ngu cỡ gì nhưng có đam mê, nhiệt huyết và có lòng kiên nhẫn cao thì cũng có thể đào tạo nên Người được, bởi vì lẽ đó mà Lão phu giao cho Nhạc Sư một nhiệm vụ là phải đào tạo bổn Lão phu trở thành một Cầm thủ xuất chúng về Độc huyền và Thập lục cầm, nếu như Nhạc sư không đào tạo được Lão phu nên Người , thì Lão phu gặp Nhạc sư đâu là „đập vỡ cây đàn“ tại chỗ đó.

Thì tôi cũng chỉ hù dọa chơi vậy thôi, vậy mà Bà nhạc sư này tưởng thiệt. Bất kỳ sự kiện nào, nếu biết tôi có hiện diện là Bả nhất định không mang theo đàn của Bả. Ngay cả khi dạy tôi học, Bả cũng bắt tôi mang theo 2 cây đàn, cả 2 cây đàn này đều thuộc sở hữu của tôi. Thấy lạ, tôi hỏi: „Tại sao Nhạc sư không mang theo Đàn của Nhạc sư để chơi cho nó máu“. Nhạc sư không trả lời cầu hỏi chỉ cười cười nói: „Khi đã thấu ngộ được huyền âm, thì chất lượng đàn kiểu gì cũng có thể làm chủ được các cung bậc của âm thanh“. Bả nói vậy thôi, chứ tôi hiểu quá rõ, Bả sợ tôi đập vỡ các cây đàn của Bả. Tuy vậy tôi cũng có chút mủi lòng, không lẽ tôi khó đào tạo nên người về lĩnh vực này thế sao?… Hu….hu…hu…

09.03.21

Thuận Nghĩa

SHARE