Cho dù có cố gắng đến cỡ nào thì sự giao lưu tích hợp giữa Đông và Tây vẫn có những khoảng trống không thể nào khỏa lấp được. Trừ phi có một Loài Người mới, một Nền Văn Minh mới hay nói cách khác là cần phải có một Hệ Nhận Thức mới, khác biệt với những Hệ Nhận Thức đương đại. Hoặc là bài toán về Sự Trống Rỗng của nhà Toán Học vĩ đại người Nga Grigory Perelman đã được lý giải. Lúc đó bản chất của Vũ Trụ mới thấu hiểu tuờng tận và kiểm soát được. Lúc đó mọi sự Trống Rỗng mới có khả năng lấp đầy… Và khoảng trống giữa Đông và Tây mới được san lấp lại .
Phương Tây với hệ nhận thức Nhị Nguyên, cái gọi là Khoa Học chỉ là con đường đi tìm sự Khác Biệt trong những cái vốn dĩ Giống Nhau. Phương Đông với hệ nhận thức Nhất Nguyên, cái gọi là Đạo cũng chỉ là con đường đi tìm sự Giống Nhau trong thực tại của sự Khác Biệt. Hai Con Đường đó chỉ có thể đồng nhất ở những điểm nút giao cắt ngang qua nhau mà thôi. Cái có được ở những điểm nút giao nhau vô cùng nhỏ hẹp so với hai Con Đường vô tận đó, không thể nói là sự Tương Đồng được, không thể cho đó là sự Tích Hợp Đông Tây được. Những Hành Khách đi trên hai Con Đường đó, người nào may mắn có được thành quả nhận thức tại những điểm nút giao nhau. Họ sẽ trở thành một Nhà Khoa Học, với công bố nhận thức của họ, cái sẽ được gọi nôm na là Công Trình Khoa Học. Họ sẽ trở thành một bậc Tôn Sư, sự công bố những đắc ngộ của họ cũng sẽ được gọi nôm na là Kinh Điển Tôn Giáo. Những Nhà Khoa Học, những Nghệ Sĩ.., Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê Su, Thánh Ala….họ cũng chỉ là những Con Người, Những Hành Khách May Mắn đi trên hai Con Đường riêng biệt đó mà thôi. Nhưng cho dù là Con Đường nào, thì không ĐI thì không thể nào gặp được những Điểm Nút Giao Nhau được. Và hà cớ gì Khách Hành trên hai Con Đường đều nhằm tới ĐÍCH đó lại cho rằng Con Đường mình đi là đúng, còn Con Đường người khác đi là sai. CUỘC SỐNG và TU HÀNH, KHOA HỌC và ĐẠO PHÁP, đơn giản chỉ là một lập trình: ĐI. (Nhưng không phải là kiểu đi của „Không đi không biết Đồ Sơn..“…hehehehehe…)
..Sự khác biệt không thể Đồng Nhất được giữa Tây Y và Đông Y không nằm ngoài phạm trù đó. Tây Y với hệ nhận thức Nhị Nguyên làm căn bản, vẫn đi tìm sự Khác Nhau trong những cái Giống Nhau. Và Đông Y vẫn cứ bám theo những Lý luận theo nguyên tắc đi tìm sự Giống Nhau trong những thực tại Khác Biệt.
Vì vậy Tây Y vẫn cứ phải lúng túng khi gặp những căn bệnh không thể lý giải được nguyên nhân, nên thủ pháp trị bệnh của họ vẫn tôn trọng nguyên tắc Dập Tắt Triệu Chứng, nhiều khi cực đoan đến mức không cần biết nguyên nhân bệnh phát sinh từ đâu, cứ có triệu chứng nào phát sinh là dập tắt triệu chứng đó, cũng không cần biết triệu chứng đó sẽ tái phát lại hay không, và có thể phát sinh triệu chứng khác hay không.
Ngược lại, với nguyên lý Con Người và Vũ Trụ là Một. Đông Y lại mơ hồ, ù ù cạc cạc trong những lý luận giằng xéo như ma trận đối với những triệu chứng khá đơn giản.
Vì vậy, có những căn bệnh, với Tây Y là những nan chứng, không thể nào giải quyết được, thì với Đông Y chỉ cần một cái búng tay nhẹ đã giải quyết được ngay. Ngược lại có những triệu chứng, Đông Y phải lần mò trong những ma trận Hàn Nhiệt…Biểu Lý…Âm Dương, Bổ Tả..Hư Thực…v..v… mới xác định được phương toa thích hợp, thì Tây Y chỉ cần một viên thuốc nhỏ như đầu đũa thì đã dập tắt được triệu chứng ngay. Ví dụ như triệu chứng sốt cao chẳng hạn. Trong khi Đông Y phải vận dụng lý luận Lục Mạch, Bát Cương, Biểu Lý….để xác định nguyên nhân. Thì Tây Y không cần biết nó là gì, chỉ cần một viên thuốc giảm sốt là thấy ngay hiệu quả rồi.
Cũng tương tự như vấn đề vừa trình bày trên. Trong Biệt Lý Tam Tiêu lần này, tôi sẽ nhắc đến 3 hội chứng bệnh lý. Mà đối với Tây Y là những Hội Chứng Nan Y, không tìm ra nguyên nhân chính xác và hoàn toàn bất khả thi với nó trong liệu pháp trị liệu. 3 hội chứng mà Tây Y lý giải là những căn bệnh hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng với Đông Y thì chỉ có từ một nguồn gốc duy nhất.
Đó 3 là hội chứng: U Mỡ, Viêm Da Dị Ứng, và Người Bốc Mùi Khó Chịu. Cả ba hội chứng này Đông Y xác định xuất phát chỉ từ một nguyên nhân là do Huyết Nhiệt vì bị rối loạn Trung Tiêu mà sinh ra. Và sự rối loạn Trung Tiêu sinh ra Huyết Nhiệt này là tại vì do Tỳ Thấp và Vị Nhiệt. Phương pháp điều trị cực kỳ đơn giản, là tuỳ thể bệnh ra phương toa Điều Hòa Tỳ Vị là khỏi bệnh…
3 HỘI CHỨNG HUYẾT NHIỆT DO RỐI LOẠN TRUNG TIÊU
1- U MỠ
U mỡ là một loại u được tạo thành từ những tế bào mỡ. U hình tròn, mềm, di động, không đau, phồng lên dưới da, nếu ấn mạnh bằng đầu ngón tay thì lõm xuống. U mỡ không nằm ngay dưới da mà phát triển ở lớp sâu của da (lớp tế bào mỡ dưới biểu bì và hạ bì ngay trên lớp cơ). Khi u mỡ lớn lên, nó tiến sát đến bề mặt da, khiến ta nhìn rõ.
Kích thước u rất đa dạng, nó lớn lên theo tuổi tác, có khi to bằng quả bưởi. U mỡ có thể phát triển ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể, hay gặp nhất ở cổ, vai, ngực, bụng, phần trên của lưng, cánh tay, đùi. Rất hiếm khi thấy u mỡ ở trên mặt và hầu như không bao giờ thấy ở bàn chân, bàn tay.
Tất cả các u mỡ đều lành tính. Bệnh không có tính di truyền, nhưng những thành viên trong gia đình mắc bệnh rối loạn mỡ nổi cục thường nổi nhiều u mỡ trên khắp cơ thể.
Nếu phần da phủ lên u mỡ bị viêm thì u mỡ trở nên kém di động hoặc hơi đau. Khi đó, nên hỏi ý kiến thầy thuốc để biết bản chất của tổn thương là gì.
Khi u mỡ gây mất mỹ quan cho một vùng nào đó của cơ thể hoặc gây vướng víu, có thể yêu cầu phẫu thuật. Tùy theo vùng, thầy thuốc sẽ chỉ định cắt bỏ hay chỉ hút mỡ. Cắt bỏ u mỡ là một can thiệp nhỏ, đơn giản, thường chỉ cần gây tê tại chỗ, được chỉ định đối với những u mỡ có đường kính dưới 3 cm, những u mỡ ở sâu hoặc có lẫn nhiều thành phần xơ. Hút mỡ được chỉ định với những u mỡ to ở những vùng dễ tiếp cận. Sau khi cắt bỏ hay hút, u mỡ không tái phát nếu phẫu thuật viên đã lấy đi hết mô mỡ. Nên tiến hành phẫu thuật khi thời tiết mát mẻ.
U mỡ được phân loại như sau:
1. U mỡ đơn độc: Phổ biến nhất. Hầu hết U mỡ đơn độc nông và nhỏ, có thể tăng trọng lượng nhưng thường không co lại sau giảm trọng lượng.
2. U mỡ lan tỏa lành tính: U mỡ giới hạn không rõ và lan tỏa ở lưng, thường xâm nhập xuyên qua các sợi cơ, do đó hay tái phát sau phẩu thuật.
3. U mỡ đối xứng lành tính: còn gọi là bệnh Madelung. U mỡ ở đầu, cổ, vai, cánh tay. Đàn ông gấp 4 lần phụ nữ.Thường mắc ở những người nghiện rượu hoặc đái đường.
+ Các bệnh khác thường kết hợp với bệnh này gồm: U ác tính đường hô hấp trên; bệnh gan; béo phì; bệnh thần kinh ngoại biên.
4. Đa U mỡ gia đình: U mỡ nhỏ giới hạn rõ, số lượng vài thương tổn đến nhiều thương tổn, tổn thương phổ biến ở chi, xuất hiện sớm ở sau tuổi trưởng thành. Có tiền sử gia đình; di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.
5.U mỡ đau: còn gọi bệnh Dercum. U mỡ điển hình ở chi trên của người phụ nữ mãn kinh, béo phì. Những người nghiện rượu; bất ổn tinh thần và trầm cảm thường mắc bệnh này.
6.U mạch mỡ: U dưới da mềm hiện diện ở tuổi trưởng thành. U thường nhiều thùy. U thường kết hợp đau mơ hồ, có thể tự phát hoặc áp lực.
7. U hiberm: U đơn độc, giới hạn rõ, thường không có triệu chứng. Vị trí thường gặp: giữa vai, nách, gáy.
Để chẩn đoán chính xác u mỡ lành tính hay ác tính người ta dựa vào kết quả CT Scaner .
Điều trị:
– Chủ yếu là cắt bỏ và hút mỡ.
– Hút mỡ là phương pháp tuyệt vời điều trị U mỡ và U mạch mỡ.
1. Chỉ định cắt bỏ: U mỡ cắt bỏ bởi những lý do sau:
+ Thẩm mỹ
+ Đánh giá mô học, đặc biệt khi ung thư mỡ cần loại trừ.
+ Khi chúng gây triệu chứng.
+ Khi chúng phát triển và lớn hơn 5cm.
2. Chống chỉ định: Không chống chỉ định cắt bỏ U mỡ, trừ trường hợp không đủ sức khác. Khi cắt cần lấy bao xơ tránh tái phát.
U mỡ xảy ra khoảng 1% dân số.
Lý thuyết Đông y không diễn giải về U Mỡ , nhưng có những chứng trạng và biểu hiện của các chứng Lựu,được nhiều Y thư đề cập đến như các chứng „thấp lựu“, „nhiệt bì lựu“, “nhục lựu”, “chi phương lựu”,”đàm hạch”,”phấn lựu”,…Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các loại u lành tính nói trên, đều là do suy nghĩ quá độ, hoặc làm việc mệt nhọc quá mức, ăn uống thất thường, quá lạm dụng các chất bổ béo, háo ngọt, các đồ cay béo…làm cho vị và tiểu trường rối loạn dẫn đến chức năng hấp thụ và chuyển hóa của tạng tỳ bị tổn thương, tỳ thất kiện vận , “tỳ khí uất kết”(hoạt động của khí ở tạng tỳ bị uất trệ), “đàm khí ngưng kết” (thức ăn thức uống không hấp thụ triệt để, phần dư thừa ứ đọng lại thành một sản vật bệnh lý, gọi là “đàm”, đàm là chất thủy dịch, nặng trược, khó lưu chảy, kết nhầy), … mà dần dần thành những khối u. Chứng này còn gọi là Thấp Tỳ.
Sản vật bệnh lý Đàm Thấp, phần lớn là do rối loạn Tỳ Vị gây nên. Đàm Thấp là nguyên nhân của nhiều chứng trạng bệnh lý khác, ví dụ như các chứng phong ngứa, các chứng phong thấp. Trong đó Thấp Tỳ, cùng với Đởm Uất còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rối loạn Trung Tiêu dẫn đến tạng chứng của Huyết Nhiệt cũng là nguyên nhân gốc rễ của hai chứng đã nói trên, là chứng Phong Ngứa/ Viêm Da Dị Ứng, và chứng Cơ Thể Bốc Mùi Hôi Khó Chịu.
Vì vậy trong phần U Mỡ này tôi sẽ trình bày rõ về tạng Tỳ, nơi xuất phát của cả ba loại bệnh chứng này
(Đang cập nhật, xin kiên nhẫn chờ đợi/ TN)