…Nghiên cứu của họ là đặt camera theo dõi nhiều ngày 24/24 quá trình định hướng „đi tìm“ nơi bám víu của vòi bám dây leo ở các cây có họ bầu bí. Trong quá trình đặt camera theo dõi, họ có đặt thêm các thiết bị đo đạc tinh nhạy khác để tìm hiểu xem các loại cây này sử dụng „kỹ năng“ gì để „nhìn thấy“ các vật thể từ xa, có khả năng có thể cuộn bám được mà vươn vòi bám đến đó để cuộn leo và bám chặt cho sự phát triển của nó (giàn leo)

Sau khi phát lại băng ghi hình với tốc độ quay nhanh, họ thấy các vòi bám của dây leo „ngu nghoe“ quay tứ phía để định hướng vươn đến nơi bám víu và cuộn chặt. Theo kết quả đo đạc, thì sự định hướng của vòi bám của dây leo nhờ vào kỹ thuật „Phản Âm“ để tìm vật thể cuộn leo. Có nghĩa các vòi bám này có phát ra một số tần số âm thanh đặc biệt trong quá trình tìm kiếm nơi bám víu (giàn leo). Các tần số âm thanh phát đi, gặp vật cản thì âm thanh bị phản lại, các vòi bám sẽ thu nhận các tần số „phản âm“ này và báo về „trung tâm“ phát triển của cây. Và cây sẽ điều khiển thân mình phát triển về hướng đó để thả các vòi bám vào vật leo (giàn).

Kết luận của nghiên cứu này là cây cỏ không những có „mắt“ nhìn để tìm ra nơi có ánh sáng nhiều hơn để phát triển về hướng đó, mà cây cỏ còn có „tai“ để nghe ngóng âm thanh…

Ở một nghiên cứu khác, người ta cho một số người tham gia thí nghiệm chia thành 3 nhóm. Một nhóm thì không làm gì cả. Một nhóm người thì vuốt ve và tưới cây, còn một nhóm người khác thì vặt bẻ các cành lá của một số cây cây khác để chung trong môi trường sống. Sau đó họ lấy một cây ra để trên bàn thí nghiệm, gắn các thiết bị đo đạc lên lá cây và cho từng người tham gia thí nghiệm đi qua và dừng lại bên cây thí nghiệm. Những người không làm gì khác khi dừng lại bên cây thí nghiệm, cây không có phản ứng tín hiệu gì. Những người chăm sóc cây dừng lại thì cây có tín hiệu phản ứng khác, trong đó có các tín hiệu âm thanh „reo ca“ của sự vui mừng và thân thiện. Những người bẻ vặt và phá phách cây, dừng lại bên cây thử nghiệm, thì cây có những tín hiệu phát ra những âm thanh „rít réo“ hoảng sợ và cảnh báo… Như vậy thì lúc cây nhận các sự tương tác, có thu nhận và phản hồi, phát tán tần số năng lượng „thông báo“ ra trong không gian rộng. Những cây chưa bị trực tiếp tương tác cũng có nhận các thông tin năng lượng này trong không gian sống của nó. Bởi vì vậy cây mới có phản ứng khác nhau trước những người có thái độ khác nhau trong thí nghiệm khi đi ngang và dừng lại bên chúng.

Gần đây nhất là một thí nghiệm chấn động Thế giới của của hãng đồ gia dụng IKEA tại một trường học ở Ả rập Xê út. Họ đặt 2 cây cảnh có cùng chủng loại trong 2 lồng kính khác nhau, có các kỹ thuật tưới bón và chăm sóc hoàn toàn giống nhau. Họ thu băng lại các câu nói có tính chất thương yêu, khích lệ… Và các câu nguyền rủa, chì chiết khác nhau. Rồi cho hai cây này nghe hàng ngày các băng thu đó. Ngoài ra các học sinh cũng tham gia chia thành 2 nhóm tương tự chĩa vào hai lồng kính, nói với cây ở trong đó 2 loại „Ngôn ngữ“ tương tự này. Kết quả là sau gần 30 ngày. Cái cây chuyên nghe những lời, mạt sát, nguyền rủa, chê bai….rủ úa và héo chết. Còn cái cây luôn nghe những lời khích lệ, khen ngợi, và trìu mến… thì phát triển rất tươi tốt….

(Xem các Video đính kèm, mô tả các thí nghiệm này)

Tác dụng của tần số năng lượng „Âm thanh“ lên đời sống và sự phát của Sinh vật là điều chắc chắn không bàn đến. Nhưng năng lượng của tần số „Âm Thanh“ trong ngôn ngữ giao tiếp có khả năng „Hủy diệt“ hay thúc đẩy sự „Phồn sinh“ thì có nhiều người vẫn không tin vào sự thật này. Hay nói cách khác, họ không tin vào khả năng „giết người“ của ngôn ngữ. Và đương nhiên họ sẽ không tin vào sự „truyền thừa“ của „khẩu nghiệp“.

Theo bạn thì sao?

Và theo bạn chúng ta có nên ưu tiên những loại „ngôn ngữ“ có hàm chứa năng lượng tích cực, năng lượng của lòng yêu thương, khích lệ, trìu mến… và hạn chế tối đa những loại „ngôn ngữ“ hàm chứa năng lượng tàn độc, chì chiết, lăng mạ, nguyền rủa, mĩa mai… hay không với các đối tượng của thiên nhiên (Giữa người và người thì đương nhiên là nên vậy rồi).

… Và kết luận cuối cùng là cho dù chỉ là ngôn ngữ viết trên các mạng xã hội, thì mức độ „bạo hành“ của nó cũng hàm chứa sự „hủy diệt“ rất lớn và hệ quả của loại „khẩu nghiệp“ này cũng không nhỏ. Sự an lành, khoan khoái, thoải mái, dễ chịu của bạn cũng có một phần khẳng định trong sự lựa chọn „tin tức“ mà ở đó „ngôn ngữ“ diễn đạt có hàm chứa năng lượng „hủy diệt“ hay hàm chứa năng lượng „phồn sinh“

… Vì vậy lời khuyên của người có trải nghiệm luyện tập Dưỡng sinh đối với bạn, trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội này là bạn hãy chọn những thông tin vui vẻ, tích cực… để đọc vào buổi sáng mai khi thức dậy. Những thông tin có tính chất thua thiệt, tệ nạn… và những thông tin về án mạng, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… nên để sau buổi trưa rồi hẵng đọc, (nếu bạn cần biết và cần thiết những loại thông tin này cho công việc và sự hiểu biết của bạn. Nếu không cần thiết lắm thì không nên đọc làm gì, dù đó là tin giật gân, kích thích tính tò mò của bạn.)

30.07.20

Thuận Nghĩa

SHARE