Trước khi đi vào phần 3 của Series „Tản mạn về Ngôn Ngữ“ là phần bài viết tôi chủ ý đề cập đến tính chất „giả định“ mang tính „ Tự qui ước“ và có đặc điểm „Tạm bợ“ (không bền vững, dễ biến thiên, dễ thay đổi „Ý nghĩa“ vì hoàn cảnh…), tính „Tráo trở“, „Tính vu vơ“ và tính „Vô nghĩa“ (Nếu qui nạp từ một cộng đồng dân cư này sang một cộng đồng dân cư khác)…v…v… của Ngôn Ngữ. Cho dù đó là Ngôn ngữ „Vô ngôn“ của „Lập trình Tư duy“ thì cũng không tránh khỏi những đặc điểm đã liệt kê trên.
(Phần 1 và Phần 2 có các tiêu đề sau:
1- Mạc định từ đồng nghĩa thành 2 phạm trù khác nhau, cho nên dẫn đến quan niệm “Đúng” hay “Sai” cũng từ một hiện tượng, cùng một ngữ cảnh giống nhau (Phần 1)
2- Mạc định từ hoàn toàn “Sai” thành thành cực kỳ “Đúng” (Phần 2)
….
Nội dung của các Phần này xin đọc các Statut trước)
Mời các Hành giả bắt đầu tập luyện tầng trung đẳng của “Khí công Truyền nhân của Hơi thở” giải đáp câu hỏi sau:
– Tại sao khi muốn cung cấp tư liệu cho cuộc tập huấn “Khí Công Y Gia” vào cuối tháng 12 năm 2020, tôi lại cung cấp nội dung của “Chuồn ca” và kích hoạt việc việc tập luyện “đánh bụng” ở thì “ngưng” của nhịp thở 3 thì bằng “Nhịp 6”?
(Nếu ai là “người ngoài” của hệ thống “TN-DSĐ” trả lời, liệt kê được các tác dụng của việc tập luyện “đánh bụng” theo Nguyên lý của “Y học Cổ truyền” và Nguyên lý của “Vật lý Trị liệu”. Tôi sẽ trực tiếp mời tham dự vào cuối tháng 12 và tài trợ mọi chi phí đi lại, ăn ở…)
(Clip đính kèm, là hình ảnh một Môn sinh của “Khí công Truyền nhân của Hơi thở” đang tập đánh bụng khi thổi tiêu Lục Mạch- Không phải Lão Phu nhé…hì hì…)
11.11.20
Thuận Nghĩa