Mình đằng hắng và bắt đầu kể cho tụi nó nghe chuyện người đàn bà khỏa thân vì xã tắc mà lịch sử chưa hề nhắc đến…

•-       – Nhất Đồng Nai nhì Hai Huyện là câu ca dao ca ngợi ruộng đồng trù phú màu mỡ phì nhiêu nhất ở Việt Nam mình đấy. Đồng Nai là chỉ vùng đất phì nhiêu của lưu vực sông Cửu Long là chỉ những cánh đồng lúa trời không gieo trồng mà vẫn có thu hoạch ở Đồng Tháp Mười còn hai huyện là Huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy có ruộng đồng màu mỡ như ốc đảo giữa vùng miền Trung nắng cháy như sa mạc. Lệ Thủy là quê choa đấy. Bọn bay đừng có nghĩ câu tục ngữ “mút mùa Lệ Thủy” là mút mùa nước mắt đấy nhé. Ở đâu người ta nói có giêng hai có thất bát chứ ở quê choa không có giêng hai thất bát đâu. Quê choa vụ này kế vụ kia hết vụ xuân đến vụ hè hết vụ hè đến lúa hè thu hết hè thu đến vụ tháng muời rồi kế đó đến vụ đông xuân quanh năm các vụ lúa kế tiếp nhau liên tục nên mới nói  “mút mùa Lệ Thủy” là rứa là chỉ sự dằng dặc như vô tận mùa này kế mùa kia làm gì có chuyện cuối vụ. Có sự tích về chuyện mút mùa Lệ Thủy đấy nhé. Chuyện kể rằng xưa có người thợ cày ngoài Bố Trạch vô Lệ Thủy đi cày mướn. Lúc đi dặn vợ con cày xong cuối vụ sẽ về ai dè vụ này kế cứ kế vụ kia cày hoài mà vẫn không kịp vỡ đất cho vụ tiếp. Cho đến khi giật mình xin phép chủ đất hồi hương thì tóc đã bạc trắng trên đầu. Về làng thăm vợ con thì vợ đã lưng còng răng sún con cái thì lấy vợ gả chồng con cháu đã đầy đàn. Từ đó dân gian truyền tụng cái câu mút mùa Lệ Thủy để chỉ sự biền biệt lâu lắc.

Tớ không biết vì sao người ta gọi quê choa là Lệ Thủy cái vùng đất đẹp và hiền hòa như một giải yếm xanh quấn quanh dòng Kiến Giang mỹ miều đến thế mà họ gọi là “Nước Mắt”. Không biết có liên quan đến truyền thuyết gì không chứ trong văn hóa dân gian thì không nhắc đến. Mà với ai thì tớ không biết chứ Lệ Thủy đối với tớ thì quả thật là nước mắt vì ở đó tớ có một tuổi thơ bầm dập lắm đói khổ và đòn roi triền miên đã mấy lần xém chết đói rồi đó chớ.

•-      –  Bác nói nghe vô lý bỏ xừ bác nói quê bác màu mỡ phì nhiêu đến thế tại sao bác lại xém chết đói. Thằng Hiếu xen ngang vào hỏi

•-       Thế mới tức chứ – mình lại tiếp tục kể- Tiên sư bố chúng nó quê choa trong chiến tranh chống Mỹ cứ một thước vuông tính đổ đồng là phải chịu hứng gần nữa ký thuốc nổ từ bom đạn. Bọn bay thử nghĩ coi cứ một mét vuông đất là có nửa ký TNT tàn phá thì đến cỏ dại cũng không mọc nổi chứ đừng nói chi lúa. Tuổi thơ của tớ rơi đúng vào thời chiến tranh khốc liệt đó nên đói khổ lắm. Nhưng quê choa có dòng sông Kiến Giang cực kỳ tuyệt vời . Dòng sông ấy như người mẹ hiền bao bọc cho người dân quê choa thoát qua bao nhiêu hiểm nghèo. Tớ cũng vậy Mẹ tớ mất sớm cũng vì bom Mỹ đấy. Tớ cũng được sông Kiến Giang che chở và bao bọc như tình Mẹ vậy. Có lần tớ đã chết rồi kiệt sức vì đói mà chết thế rồi dòng sông dâng sóng lên vỗ dội vào nguyên lực trẻ thơ mà cứu sống tớ đấy. Chắc bọn bay cho tớ xạo sự nhưng đó là chuyện có thật của đời tớ. Không phải riêng gì tớ đâu rất nhiều người quê choa  đã từng được Kiến Giang cưu mang và cứu vớt cuộc đời . Bởi vậy người Lệ Thủy quê choa coi dòng Kiến Giang như Từ Mẫu. Bất kỳ ai sinh ra và lớn lên trên đất Lệ Thủy thì trong máu huyết cũng đều có nước Kiến Giang chảy trong đó. Thế cho nên đến ngày hội Sông là dù tha hương cầu thực xa đến đâu người Lệ Thủy cũng muốn trở về  trong ngày hội Sông như trở về mừng tuổi Mẹ hiền của mình vậy. Bọn bay biết ngày hội sông quê choa là ngày gì không. Chẳng biết xưa kia nhằm ngày nào chỉ biết là được tổ chức vào mùa Thu. Rồi từ khi hòa bình lập lại dân quê choa tổ chức hội sông vào ngày quốc khánh mồng 2 tháng 9 dương lịch hàng năm. Quê choa gọi là ăn tết độc lập. Đến bây giờ dân quê choa coi ngày hội sông mồng 2 tháng 9 là ngày tết cổ truyền thật sự bọn mày ạ. Có lẽ không có một nơi nào trên thế giới này mừng ngày quốc khánh lớn như ở quê choa. Dân chúng coi đó là Tết và họ tổ chức thực sự đúng như Tết còn lớn hơn cả tết Nguyên Đán nữa. Cũng sắm sửa lễ tết cúng bái tảo mộ y chang Tết cũng áo quần giày dép mới cũng con cháu khắp nơi hội tụ về cũng mừng tuổi chúc thọ y chang như Tết. Dân quê choa cho dù ai có nghèo đến đâu không có gì cho tết Nguyên Đán nhưng tết độc lập trong ngày hội sông  tệ lắm cũng phải có bánh chưng bánh đòn bánh đòn quê choa giống như bánh tét ngoài Bắc vậy nhưng to hơn bó chắc hơn và có thể để vài ba tháng mà không thiu hư. Ngoài bánh chưng bánh đòn họ còn gói thêm bánh tày nữa. Bánh tày gói bằng nếp đầu mùa trong lá chuối sứ gói thành hai nửa  khum khum như bàn tay và gói ép buộc chặt lại với nhau thành từng cặp. Tao chẳng biết mấy đứa hoạt động trong ngành văn hóa của quê choa chúng nó làm gì mà muốn tìm tư liệu về bánh tày về đền thờ Bà Lỗ tìm mỏi cả mắt mà không thấy một dòng. Trong khi bánh tày quê choa là một biểu tượng khá điển hình của văn hóa phồn thực trong nông nghiệp. Bánh tày như hai nửa âm dương úp vào nhau bó chặt ép vào nhau. Nếu bánh chưng bánh đòn  là biểu tượng của trời tròn đất vuông thì bánh tày là biểu tượng cho sự trường tồn của con người. Như vậy mới trọn bộ tam tài Thiên Địa Nhân chứ.

Cả huyện Lệ Thủy quê choa dựa lưng vào Kiến Giang mà sống dòng sông ấy như cái cột sống nâng vùng đất màu mỡ này kiêu hãnh với đời sánh ngang với sự phì nhiêu của Đồng Nai. Dân choa trẻ con mới 2 3 tuổi quẳng xuống sông đã bơi lội như rái cá đến 5 7 tuổi đã có thể một mình chèo thuyền xuôi ngược trên sông vô tư. Không có ai dạy hết chẳng có trường lớp nào hết. Dòng Kiến Giang chảy trong máu thịt con cháu Lệ Thủy nên vậy đó. Trẻ sinh ra chưa xuống nước lần nào nhưng cứ quăng xuống sông là nổi bồng bềnh là cứ vậy mà bơi. Bọn bay  không tin chứ gì nếu bọn bay gặp bất kỳ một người nào quê choa hỏi ông biết bơi lội từ khi nào đố ai trả lời được là biết bơi từ lúc mấy tuổi vì bọn tớ biết bơi từ trong bụng Mẹ cơ mà.

Hò khoan hò hụi nổi tiếng trong bài hát Quảng Bình Quê Ta ơi là của quê choa đấy. Khoan khoan hò khoan hết hụi lại sang khoan…Hò khoan là điệu hò lúc chèo thuyền túc tắc trên sông mái chèo không cất lên khỏi mặt nước chỉ ngoáy ngoáy dưới lòng nước mà đẩy thuyền đi. Còn hò hụi là lúc cần thuyền đi nhanh mái chèo nâng cao lên khỏi mặt nước và vỗ ầm xuống sông mà đẩy thuyền lao tới. Hò khoan và với một số điệu hò khác là hò đối đáp trên sông đấy vui lắm phồn thực lắm…Kể đến đây bất chợt mình lại lúc lắc cười. Thằng Hiếu lại hỏi:

•-     –   Bác lại nghĩ ra chuyện gì tếu mà cười ngon vậy

•-       Tớ nghĩ đến mấy câu hò đối đáp nam nữ trên sông Kiến Giang mà tức cười bọn bay có muốn tao hò cho nghe không?

•-      –  Thì bác cứ chơi đi còn phải hỏi- Thằng Phong lại nói

•-       Hò ơ…ơ….có con c.. tau đây ơ hờ ơ…..

Hò…ơ.. ơ..mưa dồn thì gió cũng dồn chứ eng nói eng có con c..thì tui nói tui có cái l….tui đây ơ là hò ơ…

Mấy thằng nghe mình hò ngon ơ lại ôm bụng cười thằng Phong nói:

•-     –   Hò đối đáp đếch gì mà tục thế

Mình mỉm cười nói:

•-     –   Tục hả không tục đâu đó là câu hò ngạo nghễ thách thức với mưa gió của thanh niên quê choa đấy. Tớ ngày xưa có lần vậy đó khi một mình loay hoay chèo con thuyền tấn chở cát sạn đi ngang qua một quẹo sông gặp cơn gió ngược sóng cuộn lên tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi thế là tớ tuột quần vểnh chim lên trời hò câu ấy…Có con c..tau đây…thế là có sức chèo chống qua được độ sóng dữ

Thằng Hiếu khùng khục vừa cười vừa nói:

•-      –  Bác nói cứ như chuyện thần thoại ấy.

•-     –   Ơ hay thằng này tớ nói thật đấy. Bọn bay có biết tại vì sao ở quê choa hồi chiến tranh bom đạn người lớn và bộ đội chết như rạ mà trẻ con quê choa thì vẫn cứ sống nhăn răng không?

•-      –  Tại sao vậy? lại bịa chuyện gì đây cha!

•-      –  Là vì người lớn không tin vào một kinh nghiệm chiến trường rất hữu hiệu còn bọn con nít tụi tớ thì tin nên sóng sót. Chả là thế này hồi đó ở làng Quảng Cư có một người làm nghề hoạn lợn hôm đi tắt ngang đồng từ Phú Thủy về Xuân Thủy ổng bị một tốp máy bay A36 của hạm đội 7 vây bắn. Ông cứ vậy ôm đầu mà chạy chạy mãi vẫn bị chúng phóng róc két và bắn súng 14 ly 5 đuổi theo hút chết. Tức mình ổng không thèm chạy nữa đứng lại giữa đồng vạch chim ra chĩa lên trời nói “này có con c..tau đây nì cho bọn bay bắn đi sợ cứt chi”. Không biết vì máy bay hết xăng hay là tụi phi công Mỹ tưởng ổng có vũ khí thật nên cả tốp A36 lúp cúp quay ra biển hết. Sau hôm đó ông hoạn lợn về dưới huyện đội xin phổ biến kinh nghiệm chống máy bay oanh tạc. Huyện đội trưởng nói ổng điên xém nữa chụp mũ ông ta là phản động.

Tức mình ổng đi hết làng trên xóm dưới phổ biến kinh nghiệm nhưng người lớn không ai nghe ổng hết. Chỉ có tụi con nít thì tin ngay. Từ đó cứ có máy bay từ ngoài hạm đội 7 hay bên căn cứ Thái Lan sang oanh tạc kể cả máy bay B52 rải thảm cũng vậy gặp lúc hiểm nguy bọn con nít tụi tớ cứ vạch quần xà lỏn chỉa chim lên trời đái và hô câu thần chú “có con c…tau đây ” là bọn Mỹ sợ hết hồn chạy mất. Người lớn không tin nên chết như rạ còn bọn con nít tụi tớ tin nên sống…Ơ hay sao bọn bay cười chuyện có thật đấy. Chuyện này ngay cả những thằng cùng trang lứa với tớ bây giờ là đã làm tư lệnh này nọ trong quân đội hay có thằng làm đến thứ trưởng bộ trưởng văn hóa gì đó cũng đã từng làm vậy trong chiến tranh nên mới sống đến bây giờ đó chứ. Còn chuyện này nữa trong chiến tranh mấy ông công binh trong bộ đội phải gọi tụi con nít tụi tớ bằng sư phụ về nghề tháo gỡ bom nổ chậm đấy. Có lần tụi Mỹ thả một loại bom mới mấy chú công binh đang còn loay hoay nghiên cứu tìm cách tháo gỡ mà chưa được thì bọn con nít tụi tớ đã tháo banh ra từ đời tám hoánh rồi. Mấy chú đến học hỏi kinh nghiệm thì chẳng thấy kinh nghiệm gì cả ngoài việc trước lúc tháo kíp bom thì phải vạch chim ra đái lên đầu trái bom và đọc câu thần chú ấy

•-       – Khậc ..khậc..khậc…thằng Hiếu cười và nói…Xạo vừa thôi cha nội ơi!

•-     –   Ơ hay tớ nói dóc  tớ chết liền. Ví như năm rồi đầu phố tớ ở có cây gingo là loại cây rất hiếm chiết xuất tinh dầu từ là của nó là dược liệu chế xuất về thuốc tim mạch đấy. Cây ấy tự nhiên bị héo và chuẩn bị chết dân môi trường đến tìm mọi cách cứu mà không xong. Thế là nữa đêm tớ lẻn ra vạch quần tưới vào gốc nó một vòi rồi lẫm bẩm đọc câu thần chú năm xưa kèm theo lời nguyện : – Này đây trong đó có nước Kiến Giang đấy uống tạm lấy mà sống nhé. Sáng hôm sau lá của nó tươi lại và sống đến bây giờ

•-      –  Thôi đi bác lại bịa chuyện tầm phào rồi bác nói bác kể chuyện khoả thân vì xã tắc sao không kể mà láng cháng kể đi đâu vậy

•-      –  Ừ ừ để tao kể cho nghe…

(còn nữa)

SHARE