Home Mẹo Vặt Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường MẸO VẶT…(với hạt thảo quả)

MẸO VẶT…(với hạt thảo quả)

4132
0

1
Có một chứng bệnh nó không hề gây nguy hiểm cho sinh mệnh, nhưng lại cực kỳ khó chịu trong cuộc sống. Đó là chứng bệnh đau gót chân. Đặc biệt là đối với những người có công việc bắt buộc phải đi lại nhiều. Nếu đối với người có công việc đi lại nhiều, mà còn có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường nữa thì đó lại là một cực hình.

Đau phía dưới gót bàn chân (Không phải đau gót chân Ashin).
Thông thường có 3 dạng đau với 3 nguyên nhân khác nhau.

Loại thứ nhất, nhẹ nhất là loại đau do gót chân bị khô nứt. loại này dễ chữa

Loại thứ hai là loại có mụt u xơ cộm lên nên đau. Loại này có nơi gọi là mụn mắt cá, có nơi gọi là mụn cóc…loại này cũng không khó chữa trị

Loại thứ ba là loại khó trị liệu nhất thường gọi là hội chứng “Đau Thốn Gót Chân”

. Nguyên nhân gây nên chứng bệnh khó chịu gây cản trở đến hoạt động, làm việc và sinh hoạt này cũng gồm 3 nguyên nhân chính

– Viêm gốc bám gân chân
– Viêm gân gan bàn chân
– Gai gót chân.

Trong đó cái nguyên nhân thứ 3 là khó trị nhất. Gai gót chân có thể do viêm gân gan bàn chân mãn tính gây nên. Cũng có thể do bệnh về xương mà bị vôi hóa thành gai gót chân.

Chứng thứ 3 này Tây Y hầu như bó tay. Ngoài việc mổ nạo. Bị lại, mổ tiếp, bị lại, mổ nạo tiếp….và thuốc giảm đau ra họ không còn một y thuật nào gọi là khả dĩ có tác dụng lâu dài đáng chấp nhận được.

Có một cách đặc trị cái chứng bệnh này cực kỳ hiệu quả, có thể nói là vô đối. Cái vô đối của nó là vô cùng đơn giản, vô cùng rẻ tiền, và hiệu quả thì vô song.

Đó là cách mà tôi sẽ trình bày cũng vô cùng cụ thể, rõ ràng ở các hình ảnh đính kèm và cùng với lời chỉ dẫn vô cùng cặn kẽ. …hì hì hì…

(Nói thêm với các bạn, để các bạn yên tâm. Bất kỳ với một phương toa nào, một liệu pháp nào….Dù là hiện đại hay cổ truyền, dù là Y Thuật chính thống, hay liệu pháp Dân Gian, nếu tôi chưa tự mình thử nghiệm lâm sàng, và chưa thực chứng hiệu quả ̣90%- 100% thì tôi không bao giờ chia sẻ. Nhất là ở trên mạng Interne)

Và cũng nói thêm luôn. Dù là hiệu quả vô đối, và tôi đã trị, đã bày cho rất nhiều người tự trị. Hầu như 100% người ứng dụng cách trị liệu, đều đã loại bỏ được chứng đau nhức khó chịu này. Nhưng đây không phải là một “Y THUẬT”, mà nó chỉ đơn giản là một “MẸO VẶT” mà thôi.

Cái mẹo vặt này như sau. (Lưu ý xem chú thích theo hình ảnh. Đã có chú thích thứ tự).

Hình 1
Bạn chuẩn bị một trái Thảo Quả, là thứ gia vị cùng với hồi, quế, gừng…người ta thường nấu nước lèo nấu phở (Xem thêm hình 1a và 1b.)
1 cái búa con để đập thảo quả, vì thảo quả khô rất cứng
1 ít băng dính dán da
1 cái kéo để cắt băng dính

Hình2
Đập vỡ trái thảo quả, chọn ra 5 hạt đồng đều

Hình 3
Cắt băng dính thành 10 miếng. 5 miếng nhỏ và 5 miếng hơi lớn như móng tay

Hình 4
Bạn xác định điểm đau nhất ở dưới gót chân mà bạn thường bị thốn đau và đánh dấu nó. (Có khi từ giuờng ngủ bước xuống, nó thốn đau, buốt lên tận óc…). Ví dụ trong hình minh họa là điểm đánh dấu màu đỏ
Bạn đánh dấu tiếp, xung quanh điểm đau thêm 4 điểm nữa. Các điểm này chia thành 4 phía của điểm đau và cách điểm đau độ 1,5 cm.

Hình 5 (ngày thứ nhất)
Lột ra 4 miếng băng dính nhỏ, dán vào 4 điểm xung quanh điểm đau. Đây là lớp băng dính lót da, nhằm mục đích không để hạt thảo quả đâm, và nóng làm bỏng da chân
Lưu ý: không dán vào điểm đau, mà chừa nó lại hôm sau mới dán

Hình 6
Bóc tiếp 4 miếng băng dính lớn. Lấy 4 hạt thảo quả, để nguyên gốc cạnh, bỏ vào giữa 4 miếng.

Hình 7 và hình 9
Dán chồng các miếng băng dính có đính hạt thảo quả lên những miếng băng dính đã dán ở các điểm xung quanh điểm đau ở hình 5

Sau khi dán xong các miếng băng dính có hạt thảo quả ở các vùng xung quanh điểm đau. Lưu ý, chừa điểm đau lại, không dán. Bạn từ từ đứng dậy và dậm nhè nhẹ lên gót chân đã dán hạt thảo quả. Ban đầu bạn sẽ tháy đau thốn. Bạn tiếp tục tăng cường độ dậm gót lên từ từ. Cứ vậy, cho đến khi bạn không còn cảm thấy thốn đau nữa, thì bạn mang vớ/tất vào, rồi xỏ giày/dép mà đi lại bình thường.

Trong những giờ đầu tiên, bạn vẫn còn thấy đau buốt và khó chịu, nhưng từ từ cảm giác thốn đau ấy sẽ nhẹ dần cho đến 5- 6 tiếng đồng hồ sau thì cơn đau thốn sẽ không còn nữa, hoặc có đau thì cũng dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn cố gắng giữ các miếng băng dính hạt thảo quả đó cho được 2 ngày.

Đến ngày thứ 3 thì lột hết ra. Và làm như ở hình 10, hình 11 và hình 12.


Tức là lần này các bạn chỉ cần dán 1 hạt thảo quả ngay chính điểm đau thốn nhất mà thôi.

Và bạn cũng giữ hạt này dưới gót chân và đi lại bình thường trong 2 ngày.

Ngày thứ 5, bạn lột băng dính hạt thảo quả này ra và nghỉ không làm từ 1 đến 2 ngày. rồi lặp lại qui trình trên lần nữa. Bạn làm như vậy từ 3- 5 liệu trình, thì chắc chắn hội chứng đau thốn gót chân của bạn sẽ được giải tỏa.

Tuy cách trị liệu đơn giản, nhưng hiệu quả như “phép mầu”. (Đó là lời của rất nhiều bệnh nhân đã hồi báo lại..)

2
Các bạn đừng ngạc nhiên vì cách trị liệu một chứng bệnh khó trị, có hiệu quả gần như tuyệt đối này, tôi không gọi nó là một Y Thuật mà gọi nó là Mẹo Vặt.

Vậy thì Mẹo Vặt khác với Y Thuật ở điểm nào?
.Nó nôm na là như thế này:

– Y Thuật là những phương pháp thực hành trị liệu dựa vào các nguyên tắc kinh điển của Y Học. Dù là hiện đại hay cổ truyền, Y Thuật đều hình thành liệu pháp trên nền tảng lý thuyết, và kinh nghiệm thực hành có hệ thống, có nguyên lý, có lịch sử trải nghiệm và đúc kết …và được các hệ thống Y Khoa chấp nhận, giảng dạy và truyền thụ.

Mẹo Vặt là các phương pháp thực hành trị bệnh đơn giản, dễ ứng dụng, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm dân gian…Cho dù là có kết quả tốt hay rất tốt…. Nhưng cách thực hiện không có một nguyên tắc hay một nền tảng cơ sở lý luận Y Khoa nào cả. Mẹo Vặt đa số chủ yếu chỉ giải tỏa cấp thời những hội chứng không nguy cấp hay nguy hiểm đến Sinh Mệnh. Tuy nhiên nếu hợp bệnh có nhiều khi “Mẹo Vặt” cũng có thể hóa giải được những căn bệnh hiểm nghèo.

Nếu Mẹo Vặt và Y Thuật có ý nghĩa như đã trình bày trên. Thì trong thực tế, có những phương pháp trị bệnh, mà rất nhiều người tin tưởng, và cũng đã có người đã khỏi bệnh. Ví dụ như liệu pháp “Niệm Phật Chữa Ung Thư” mà nhiều người đang đeo đuổi. Theo bạn, đó là một “Y Thuật” hay là một “Mẹo Vặt”…???

20.03.18
Thuận Nghĩa

SHARE