Một lần có người bạn hỏi tôi rằng: “Tại sao dạo này ở Nước mình có nhiều người bị ung thư thế tỷ lệ người nhiễm bệnh tăng lên hàng chục lần so với mươi năm trước đây tuần nào cũng nghe tin người thân của bạn bè chết vì ung thư…”.
Khi bị hỏi đột ngột khi tôi chưa chuẩn bị cho câu trả lời chính xác nên vô tư buông một câu đánh giá tự phát “là vì tỷ lệ người bị bệnh ung thư tăng theo cấp số sự chuyển đổi phương tiện đi lại từ xe đạp sang xe máy “.
Người bạn tôi trố mắt lên kinh ngạc vì một câu trả lời rất cẩu thả về một vấn đề rất hệ trọng.
Ngay lúc đó tôi cũng không hiểu vì sao mình lại đột ngột trả lời bằng một thái độ “thiếu trách nhiệm” như vậy.
Tối về ngẫm nghĩ lại thấy câu trả lời của mình không xa với thực tế bao nhiêu.
Có lẽ là vì tiềm thức của tôi luôn ám ảnh với mật độ xe máy “như tổ kiến” trong dịp ghé về Hà Nội và Sài Gòn trong dịp Noel năm ngoái. Ám ảnh về sự nườm nượp như mắc cửi và tiếng còi ran rít cũng như việc phun khói đặc đen đường phố của xe máy trong hệ thống giao thông đô thị của chúng ta. Cho nên câu trả lời tự phát của tôi nảy sinh ra từ tiềm thức đó.
Đời sống kinh tế và văn minh xã hội được nâng cao. Việt Nam- đất nước của xe đạp cuối thế kỷ trước đã nhường lại cho một danh xưng khác đất nước của xe gắn máy trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
Đời sống đô thị hóa đồng nghĩa với việc chối bỏ và xa rời tự nhiên. Những hệ quả của nó gắn liền với những căn bệnh của thời đại trong đó ung thư là một trong những bệnh phổ cập nhất.
Ngoài việc tăng áp lực tâm lý đô thị. Đời sống xã hội của “thế hệ xe gắn máy” ở Việt Nam còn đồng nghĩa với thời đại kỹ thuật số. Tạm gọi là thời đại A-còng (@). Trong thời đại này những sóng độc hại chiếm lĩnh không gian trong môi trường sinh hoạt. Qui luật tự nhiên bị đảo lộn và môi sinh thay đổi theo chiều hướng nhiễm độc. Những yếu tố đó quyết định cho tỷ lệ người bị nhiễm ung thư tăng vọt trong những năm gần đây.
Còn việc lý giải cho tỷ lệ tăng vọt này bằng lập luận là do sự cải tiến chế độ Y khoa nhờ máy móc thiết bị hiện đại nên dễ phát hiện ung thư vì vậy mà con số thống kê người bị bệnh tăng lên…Đó là một lý giải không xa mấy với sự ngụy biện.
Mặt khác có lẽ tiềm thức của tôi cũng còn ám ảnh với những hiện tượng rất kỳ lạ có liên quan đến xe đạp mà tôi chưa tìm được câu trả lời cho những hiện tượng đó.
Đó là 7 trường hợp cụ thể mà tôi đã từng gặp. Trong đó có 5 trường hợp tôi chứng kiến tận mắt và 2 trường hợp đọc qua báo chí.
Đó là những trường hợp những bệnh nhân bị bệnh ung thư kỳ cuối Y khoa đã bó tay hồ sơ chữa trị gần như chấm hết. Nhưng họ thoát qua khỏi bàn tay của tử thần không nhờ một loại thuốc nào một phương pháp y khoa hiện đại nào chỉ nhờ vào một phương pháp duy nhất là đạp xe đạp.
2 trường hợp nghe thấy là trường hợp một tay đua xe đạp ở Mỹ. Theo báo chí đưa tin người này vốn không phải là 1 tay đua chuyên nghiệp nhưng khi bị phát hiện ung thư kỳ cuối anh ta chiến đấu với thần chết bằng việc luyện tập đua xe đạp. Ý chí luyện tập đua xe của anh ta không những xoá sổ được khối u ác tính mà còn đưa anh ta đến vị trí quán quân thế giới về đua xe đạp đường trường.
Trường hợp thứ 2 là cầu thủ đá banh nổi tiếng thế giới của đội tuyển Hà Lan tiền đạo Roben. Trước khi và kể cả trong lúc thi đấu ở world cup 2010. Chàng tiền đạo tài ba này đang chiến đấu với căn bệnh quái ác của thế kỷ mà anh ta bất hạnh nhiễm phải. Anh ta đã chiến thắng thần chết cũng một phần nhờ vào việc đạp xe đạp trong quá trình tập luyện.
5 trường hợp tôi chứng kiến tận mắt và đã từng trực tiếp chữa bệnh cho họ là 3 trường hợp ung thư gan 1 trường hợp ung thư phổi và 1 trường hợp ung thư tiền liệt tuyến. Họ đều là những người đã bị “bác sĩ chê”. Đến nay họ vẫn còn sống khoẻ mạnh nhờ vào đạp xe đạp hàng ngày với đoạn đường nhiều cây số.
Có một trường hợp rất đặc biệt là một cụ già hồi trẻ vốn là một tay chơi nghiện ngập đủ thứ năm 60 tuổi bị ung thư gan phải giải phẫu cắt bỏ 1/3 lá gan sau đó bị di chứng không thể chữa trị được nữa. Ông nhờ đạp xe đạp mỗi ngày trung bình 50 km mà sống đến bây giờ. Hiện nay ông đã 84 tuổi mà mỗi ngày vẫn đạp không dưới 50 km. Ông hy vọng sẽ là người lập nên kỷ lục thế giới là đạp xe 100 km mỗi ngày ở độ tuổi 100.
Chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về tác dụng của việc đạp xe đạp trong việc chống ung thư. Nhưng theo ý kiến của tôi việc đạp xe đạp với vận động nâng chân lên đạp xuống nhịp nhàng kết hợp với hơi thở tự nhiên đã có tác dụng như một môn khí công. Và tác dụng này đã tạo nên phép mầu cho sức khoẻ.
Bằng chứng là hiện nay các cơ sở chữa trị theo phương pháp Tibetmedizin (phương pháp trị bệnh của Tây Tạng) đang phổ biến một môn khí công có tên là Ngũ Hành Mê Tông Bộ cho bệnh nhân để chữa trị các bệnh tiểu đường áp suất máu cao viêm gan virut và ung thư. Môn khí công này chỉ chuyên về luyện chân bước ( như khinh công) tư thế gần giống như vận động của chân khi đạp xe đạp. (Tôi sẽ trình bày môn khí công này trong một entry khác cho bà con tham khảo sau).
Có lẽ vì những nguyên đó mà tôi có câu trả lời bột phát cho câu hỏi đột ngột của người bạn kia chăng :
– ” Là vì tỷ lệ người bị bệnh ung thư tăng theo cấp số sự chuyển đổi phương tiện đi lại từ xe đạp sang xe máy “
Bạn nghĩ như thế nào về câu trả lời của tôi nhỉ. Xin cho ý kiến
Đây là băng hình tôi phỏng vấn cụ già 84 tuổi bị ung thư gan năm 60 tuổi. (Cụ Kaucic là bạn thân cùng thời với ông Müller cũng là người Hamburg. Ông Müller là người được ghi vào sách Ginet lập kỷ lục thế giới về người có nhiều Tatoo (xăm hình) nhất trên hành tinh. Cụ Kaucic toàn thân cũng dày đặc các hình xăm.)
(Vì quay bằng điện thoại di động nên chất lượng kém)
Phỏng vấn:
– Cụ đạp bao nhiêu cây số 1 ngày?
– 50 km
– Cụ không mệt và không có gì xảy ra chứ?
– Không hôm nay đã được 52 km rồi và còn đạp nữa
– Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?
– 84 tuổi
– Woau…84 tuổi mỗi ngày đạp 50 km đó là điều kỳ diệu cảm ơn cụ nhé cụ Kaucic.
(Cuộc phỏng vấn ngay trước cửa phòng điều trị của tôi)
_____
18.07.10
TN