Home Uncategorized 2/ NÓI VÀO THỜI ĐIỂM NÀO (VÍ DỤ VẬY)- Mạn đàm về...

2/ NÓI VÀO THỜI ĐIỂM NÀO (VÍ DỤ VẬY)- Mạn đàm về Y thuật)

558
0

(Ai nói, nói cho ai nghe và nói vào thời điểm nào… (VÍ DỤ VẬY)- Mạn đàm về Y thuật)

Đầu đề bài mạn đàm này có thể tạm gọi là có 3 phần, bao gồm các phần: “Ai nói”, “Nói cho ai nghe” và “Nói vào thời điểm nào”. Mục đích là để lý giải cho phần “Đầu vào” của nhận thức ở khía cạnh “Tin cậy” và mức độ của sự “chân thật” (Sự thật và Chân lý).

Thực ra phần “AI NÓI” đã trở thành không cần thiết nữa. Bởi vì, hình như kiến thức Học thuật của nhân loại trong thời đại này rất ít phụ thuộc vào Học đường và ít phụ thuộc vào sự kế thừa giữa các mối quan hệ của ngành “Giáo dục”. Các ông lớn “Big Tech” (Đại gia Công nghệ) đã chiếm lĩnh hết “thị phần” của “Ai Nói” và “Bục giảng”, “Giảng đường”, kể cả “Giáo đường”, “Chánh điện”… đã “hóa kiếp” vào bàn phím Compute và màn hình cảm ứng của Smart Phon…

Ví dụ 4:

Theo sự thống kê của Infortmatik Medizin (Y học Tin học), kể từ năm 1991 đến nay, thì cứ 3 năm, toàn bộ tư liệu về Y học (Kiến thức về Y khoa) của Nhân loại được tăng lên gấp 2 lần. Có nghĩa là tổng số tư liệu về kiến thức Y học từ thời Thượng cổ cho đến năm 1991, ví dụ (mang tính chất minh họa) được lưu trữ toàn bộ trong 1GB, thì đến năm 1994 (3 năm) tổng số kiến thức cả cũ lẫn mới sẽ phải được lưu trữ trong 2GB (gấp 2 lần), đến năm 1997 thì phải lưu trữ trong 4GB, và cho đến năm 2020 thì Kiến thức Y học phải được lưu trữ trong 992 GB theo phép tính lũy thừa. Cũng có nghĩa từ ví dụ này, là kiến thức Y học đến năm 2017 được lưu trữ tron 496 GB thì sang năm 2020, những nghiên cứu mới về Y học đã tăng tổng số tư liệu trong kho tư liệu lưu trữ lên đến 992 GB.

Từ ví dụ này, có thể suy ra theo logic Toán học của Khoa học thực nghiệm, thì một Bác sĩ tốt nghiệp ra trường vào năm 1991, nếu không học, không đọc, không nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức Y khoa mới liên tục, thì đến năm 2020 vị Bác sĩ này chỉ còn là gần 1/900 là Bác sĩ. Tương tự, một vị Bác sĩ tốt nghiệp năm 2017, nếu không cập nhật thêm Kiến thức mới sẽ chỉ còn lại là ½ “chất liệu” của người Bác sĩ hôm nay mà thôi… he…he…he… Nhưng hình như hành trình của “Nhận thức” không tuân thủ theo logic Toán học này.

Bởi vậy, có thể nói “Căn cứ Khoa học” của ngày hôm qua, không phải là “Căn cứ Khoa học” của ngày hôm nay. Cũng bởi tại vì vậy mà “Ai Nói” trong thời đại ngày này không còn quan trọng, cái quan trọng là “Ai” sẽ là “Người nghe”, và vấn đề ấy được nói vào “Thời điểm nào”.

Ví dụ 5:

Đối với lớp trẻ ngày nay, kể cả lớp “trẻ” đầu “7” (Sinh vào trong những năm của thập niên 1970 trở đi), khi tôi nói, đã có thời chúng tôi, những người sinh ra và trưởng thành trong thời chiến tranh, thời phong tỏa, thời bao cấp… Chúng tôi được cung cấp những bằng chứng Khoa học từ Truyền thông chính thống là bột sắn (củ mì) có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hơn là gạo. Hạt bo bo (kiều mạch) bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn rất nhiều thịt bò và thịt lợn… Bạn có tin không?. Hồi đó chúng tôi tin, rất tin. Không phải tin vì những thông tin đó là do các Nhà khoa học, các Giáo sư, Bác sĩ… chuyên ngành khuyến cáo. Mà chúng tôi tin, vì phải tin vậy chúng tôi mới sống được. Nếu không có lòng tin này, chúng tôi sẽ không thể chỉ nhai hạt bo bo năm này sang tháng khác để tồn tại, chúng tôi sẽ không có đủ “nội lực” để tham gia các chiến dịch tiêu diệt bè lũ diệt chủng ở biên giới phía Tây nam, và không thể xua quân bành trướng ở phương Bắc về bên kia biên giới…

Bởi vậy, có những “Sự thật”, những “Nền tảng Khoa học” chúng vốn không phải là Sự Thật nhưng tại một thời điểm nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó, chúng sẽ là “Chân Lý”.

Nếu dựa vào các “Hằng số Sinh học”, ví dụ những chỉ số về Dinh dưỡng học, và Cơ thể học theo như tính toán của nền tảng Khoa học hiện đại ngày nay, thì vào thời kỳ đó (Thời bao cấp), chúng tôi không chết đói thì cũng suy dinh dưỡng một cách rất trầm trọng trong một thời gian rất dài. Nếu dựa vào “Hằng số Sinh học” của sự sinh tồn theo cơ sở Khoa học Y tế thì chúng tôi đã “tiêu tùng” đến mấy kiếp Người vẫn không đủ mạng mà chết. Nhưng hình như không phải thế. Chúng tôi vẫn sống, vẫn tồn tại và tồn tại một cách rất phiêu linh và lãng mạn… he…he…he… Có lẽ chúng tôi tồn tại không phải nhờ bổ sung năng lượng bằng Khí Hậu Thiên (Ngũ cốc- Dinh dưỡng) mà chúng tôi tồn tại bằng nguồn năng lượng của Niềm tin và Hy vọng…hì hì…Thật đấy!!!!

05.04.21

Thuận Nghĩa

SHARE