Home Ký sự “03.10/ Rằm Tháng 8…”

“03.10/ Rằm Tháng 8…”

1178
0

03.10/ Rằm Tháng 8…

Thu đã bắt đầu, lá đã chín và đang rụng… (Tình hình có vẻ như rất chi là „Bolero“…)

Trà Long Tĩnh chỉ uống vào dịp này mới là đắc cách nhất. Có hộp trà Long Tĩnh Hàng Châu, 100 gr của một lãnh đạo cao cấp biếu, lâu rồi mà chưa có dịp uống. Hôm nay chợt thèm chi lạ.

Trà Long Tĩnh, phải pha với nước ấm độ 65- 75 độ. Và phải pha trong bình thủy tinh cao. Và không pha nhiều, mỗi lần pha độ 21- 36 cánh trong bình thủy tinh cao chứa khoảng 200-250 ml nước ấm. Lúc bỏ vào trà nổi lên trên. Sau một khoảng thời gian cánh trà ngấm nước và từ từ chao chìm xuống đáy. Cánh trà Long Tĩnh thường được ép sấy mỏng như mái chèo. Lúc ngấm nước đủ độ nó mới chìm xuống đáy bình. Đợi cho trà chìm xuống hết mới uống. Có lẽ vì cách pha này mới gọi là Long Tĩnh.

Vì pha trong với nước ấm, nên đợi cho tất cả cánh trà chìm hết xuống đáy khá lâu vì vậy người có tính nóng nảy, khó uống được trà này. Cái thú vui nhất của uống trà Long Tĩnh là an lặng ngồi nhìn từng cánh trà chìm xuống như những chiếc lá chấp chới bay tà tà trong trời mùa thu. Uống trà Long Tĩnh là uống Hương và uống Hình, chứ không phải uống ở Vị. Vì vậy người nghiện trà mộc uống khá nhạt nhẽo. Nếu không có một tâm trạng cực kỳ „Bolero“ uống mới đả.

Không có một thứ gì đó để buồn buồn…Có cố gắng bao nhiêu cũng không tạo được cảm giác lạnh lẽo cô đơn. Lại chả có đứa nào và chả có cái gì để nhớ về. Tạo ra một trạng thái tâm lý cho việc uống trà Long Tĩnh cho thực sự thú vị quả là không đơn giãn. Vậy là tôi lại phải tự tạo ra ngữ cảnh buồn buồn kiểu Bolero để thưởng trà long tĩnh vào độ Thu chín.

Chỉ có một ngữ cảnh với tôi khá phù hợp với tình trạng để uống trà này. Đó là chạy xe trên đường cao tốc. Chạy xe trên đường cao tốc vào dịp lễ, đường vắng, nhấn ga đều đều…rất chi là „buồn“ ngủ. Chạy một hồi, do thế ngồi bất động, nước chìm xuống nên rất hay „buồn“ đái. Đường cao tốc trong dịp thu về gió và lá cứ xào xào vù vù bên ngoài rất dễ bị „buồn“ tình..Tập hợp ba cái nỗi buồn đó lại là đủ độ „Bolero“ để uống trà Long Tĩnh rồi.

Và trên đường cao tốc của Đức, cứ khoảng 20-30 km lại có một trạm dừng nghỉ. Mà các trạm này họ thiết kế đẹp như một công viên, cực thân thiện với thiên nhiên. Nhà vệ sinh ở các trạm nghỉ này sạch như có thể. Ghế ngồi, bàn nghỉ chân và vị trí của trạm nghỉ bao giờ cũng nơi có cảnh vật cực kỳ lãng mạn.

Đến một trạm nghỉ như vậy, ngả „bàn đèn“ ra làm một bình Long Tĩnh, thì quả thật là không kém phần Trà Đạo.

…Đang ngồi ngắm bình Long Tĩnh thì có một người lao công đi đến. Trạm nghỉ vốn sạch như khách sạn rồi, mà ngày nghỉ họ vẫn đi gom rác và làm vệ sinh. Tôi hỏi ông ta, là trạm nghỉ thôi có cần phải sạch và lãng mạn như thế này không. Ông nói, trạm nghỉ tốt sẽ tạo cho người lái có trạng thái nghỉ ngơi đúng nghĩa thì sau đó chặng đường tiếp theo của họ sẽ tỉnh táo và lái xe an toàn hơn. Đây là việc làm rất cần thiết. Tôi lại hỏi đường cao tốc Đức không thu lệ phí, thì những chi phí này lấy đâu bù vào. Ông nói vì đây là Germany…đời sống và sinh mệnh của người dân là số 1….Sắp tới lái xe sẽ bị gắn chip hạn chế thời gian lái xe trong ngày…Và mỗi tuần chỉ được phép làm việc 4 ngày hoặc không tối đa quá 32 tiếng trong một tuần. Có nghỉ ngơi đủ thì công suất làm việc mới cao, mới đảm bảo an toàn cho sức khoẻ…

Tuy là câu chuyện xã giao trên trạm nghỉ, với vài lời bâng quơ. Nhưng tôi hiểu ý của ông nói gì trong lập trình lao động hiện đại.

Có lẽ một số người sẽ khá bất ngờ với những điều khoản trong hợp đồng lao động ở Đức. Ví dụ có những điều khoản khá vô lý. Ví dụ bất buộc phải nghỉ ngơi không làm việc trong ngày Chủ Nhật dù là việc nhà. Bắt buộc phải đi nghỉ dưỡng ở vùng khác, nước khác mỗi năm ít nhất 2 tuần….

Là dân hành nghề Y về liệu pháp „Vận công lực chữa bệnh“. Tôi hoàn toàn hiểu rõ vấn đề này. Bởi vậy trong tất cả các hợp đồng làm việc của tôi bao giờ cũng có thêm điều khoản. Dù mỗi tuần làm bao nhiêu ngày, thì mỗi ngày chỉ nhận chữa trị nhiều nhất là 6 bệnh nhân. Hiện nay nơi cơ sở tôi làm việc, tôi chỉ làm việc 2 ngày trong 1 tuần. Và chỉ được nhận nhiều nhất là 5 bệnh nhân.
..
Chính vì vậy, lấy hẹn ở chỗ tôi rất khó. Và tôi chỉ nhận những ca đặc biệt nặng. Còn những chứng đau nhức vớ vẩn đa số là bị từ chối….Vì vậy..nếu ai không bị „thập tử nhất sinh“ thì không nên lấy hẹn. Và khi đã lấy hẹn thì không nên bỏ hẹn. Muốn bỏ hẹn thì phải báo trước 48 tiếng đồng hồ.

Mách nước cho người Việt lấy hẹn nhé (Là thành phần lỡ hẹn không hồi báo nhiều nhất). Nếu đã có một lần lỡ hẹn, trong điều kiện không còn nơi khác giúp đỡ được, muốn lấy lại hẹn chỗ tôi, thì nên thông báo tên họ và ngày sinh khác, và số điện thoại khác, nếu không bọn Rezeption sẽ từ chối lấy hẹn ngay.

04.10.17
tn

SHARE