Home Khí công “VỌNG NGUYỆT CA TRUYỀN KỲ…” (Tư liệu Khí công Y gia)- Phần...

“VỌNG NGUYỆT CA TRUYỀN KỲ…” (Tư liệu Khí công Y gia)- Phần 1

1347
0

1- XUẤT XỨ:

“Vọng Nguyệt Ca” là bản tiêu phổ viết riêng cho Tiêu lục mạch. Bản phổ này được viết trên nền tảng, cấu trúc chấn động Nội âm của vòng “Vọng Nguyệt Tàng Nguyên” (Tạm dịch: Nhìn trăng để tàng liễm nguyên khí), của Lục Tự Khí Công.

Vòng “Vọng nguyệt tàng nguyên” của Lục Tự Quyết (Một tên gọi khác của Lục tự khí công) là vòng chấn động âm thanh mà có Tự quyết “SUY” làm chủ Âm và có công năng: “Phục thận hoàn nguyên” (Chữa lành Thận, khôi phục lại Nguyên khí).

Vòng “Vọng nguyệt tàng nguyên” có cấu trúc Tự quyết thứ tự(Chủng Âm) như sau: “…Suy- Hu- Hư- Ha- Hô- Hi- Suy…”. Và cấu trúc Âm lượng như sau:

– Chữ “SUY” chiếm khoảng 40% thời lượng phát âm

– Chữ “HI” chiếm khoảng 20% thời lượng lượng phát âm

– Chữ “HƯ” chiếm khoảng 20% thời lượng phát âm

– Chữ “HU” chiếm khoảng 10% thời lượng phát âm

– Chữ “HA” và chữ “HÔ”, 2 tự quyết này chiếm giữ 10% tổng số thời lượng phát âm.

Và các “Chủng âm” được tích hợp để viết nên “Ca từ” cảm âm cho bản tiêu phổ này hoàn toàn dựa trên cấu trúc Âm thanh như đã nói trên, nên nó mới được đặt tên là “Vọng Nguyệt Ca” (Bản tình ca ngắm trăng”.

Ban đầu “Vọng Nguyệt Ca” được viết ra theo các ký tự của Lục Mạch là:

1/Hình vuông là ký hiệu cho“Địa đại” (Prthivi), tương ứng với chữ “HÔ” của Lục tự khí công

2/Hình tròn là ký hiệu cho “Thủy đại” (Ap), tương ứng với chữ “SUY” của Lục tự khí công

3/Hình tam giác là ký hiệu cho “Hỏa đại” (Tejas), tương ứng với chữ “HA” trong Lục tự khí công

4/Hình bán nguyệt là ký hiệu cho “Phong đại”(Vayu), tương ứng với chữ “HI” trong Lục tự khí công

– Bốn“Đại” trên theo lý thuyết của “Thai tạng” (Phật giáo Nguyên thủy) đó là “Tứ đại”, là những cấu trúc vật chất hữu hình của Vũ trụ cấu tạo nên “thể nặng” của một sinh mệnh. Bao trùm lấy sự vận động chuyển hóa tương hổ và thống nhất của 4 Đại: Đất- Nước- Lửa- Gió này là “Không đại” (Câu “Tứ Đại giai Không” hàm ý là ở sự chuyển hóa vật chất này)

5/ Hình hoa thị là ký hiệu cho “Không đại” (Akasa), tương ứng chữ “HƯ” trong Lục tự khí công

– Năm“Đại” trên hợp lại với nhau gọi là “Tháp Ngũ Luân”. Sự vận động, chuyển hóa (Luân) của “Ngũ đại” tạo nên một “Thể nhẹ” gọi là “Thần thức” hay còn gọi là “Thức đại”.

6/ Hình giọt lệ là ký hiệu cho “Thức đại” (Vijinana), tương ứng với chữ “HU” trong Lục tự khí công.

– Sáu “Đại” này ở trong một cơ thể sống còn gọi là “Lục mạch” (Khái niệm về “Lục mạch” này trong lý thuyết của “Thai tạng” khác với khái niệm “Lục mạch” trong Y lý cổ truyền Á đông (Đông Y). (Tuy về các diễn giải thì khác, nhưng ý nghĩa của sự chuyển vận Khí hóa thì cũng tương tự nhau).

Nhạc khí được làm bằng Trúc, có cấu trúc thổi hơi như các loại Tiêu, Sáo cổ, nhưng lại được chế tác theo nguyên tắc của các “Chủng âm” liên quan đến “Lục mạch” như đã trình bày trên nên gọi là “Tiêu Lục Mạch”.

Như đã nói, bản phổ “Vọng Nguyệt Ca” nguyên bản là được viết theo các ký tự của “Lục mạch” là các hình: Vuông- Tròn- Tam giác- Bán nguyệt- Hoa thị- Giọt lệ. Nhưng vì để cảm âm, và nhớ thời lượng của từng chấn động âm thanh theo các hình dạng ký hiệu trên rất khó khăn và phân tâm. Vì vậy tôi mới dùng “ca từ” của đời thường để “mã hóa” các ký tự đó cho dễ truyền thụ lại đám “hậu bối”.

Hoàn cảnh tôi “mã hóa” ký tự của “Vọng Nguyệt Ca” bằng ca từ của đời thường là vào mùa thu năm 2018. Hồi đó tôi có một cuộc Huân tập Khí công “Truyền nhân của Hơi thơ” tại Hà Nội. Nơi tôi ở tạm trú là “Khu biệt thự Tây hồ” một khu nghĩ dưỡng cao cấp tại Hồ Tây- Hà Nội.

Lần đó sau khi kết thúc buổi huân tập. Mấy đứa môn sinh nồng cốt từ cả 3 miền hội tụ về Hà Nội gặp lại nhau nên rũ nhau đi “bù khú”. Nếu tôi tham gia thì sẽ làm cho cuộc “bù khú” của tụi chúng mất tự nhiên, nên tôi viện cớ mệt mà ở nhà.

Đêm đó là đêm rằm, tôi ra hiên biệt thự chìa ra trên Hồ Tây ngồi ngắm trăng và thổi tiêu. Cảm xúc về những tháng ngày gian nan vất vả và có phần như “vô vọng” khi đi tìm truyền nhân của Hơi Thở. Tôi mới tìm những ca từ có chun chút đượm buồn để “Giải mã” cho các ký tự rắc rối của “Vọng Nguyệt Ca”. Lúc ngồi viết ca từ, tôi bị muỗi Hồ Tây “làm thịt” cho tơi tả nên tôi đặt tên lại cho “Vọng Nguyệt Ca” là “Bản tình ca muỗi đốt”.

Một phần “Ca từ” dùng để cảm âm cho dễ thuộc của “Vọng nguyệt ca”, hàm chứa rất nhiều những kỷ niệm và dấu ấn khó quên của đời tôi. Phần khác, khi sau này khi bản tiêu phổ “Vọng Nguyệt Ca”, được dùng trong thử nghiệm cho một liệu trình chấn động âm thanh và màu sắc để khôi phục lại lập trình suy hư của Thận cho người bệnh. Tác dụng bất ngờ và kỳ diệu trong “Y học lập trình” từ chấn động âm thanh “Vọng nguyệt ca”, không những gây kinh ngạc cho giới Y học tự nhiên mà còn làm cho giới hoạt động Nghệ thuật của Phương Tây được “mở mang tầm mắt” về khả năng chữa lành của Âm nhạc và Hội họa ở một Leve hoàn toàn mới lạ….

Chính vì vậy mà mỗi khi nhắc đến “Vọng Nguyệt Ca”, tôi đều nhớ đến những “truyền kỳ” khó tin của bản tiêu phổ này….

(Còn nữa)

01.01.21

Thuận Nghĩa

SHARE