…Như tôi đã trình bày ở phần 3 ở loạt bài này là hãy khoan bàn đến vấn đề Y Đức. Vì đó là một phạm trù rất tế nhị và khá mơ hồ. Ngoài vấn đề đòi hỏi tâm thế bắt buộc của một người Thầy Thuốc, là phải luôn tận tâm, tận tình, chu đáo… tận hết sức với mình với bệnh nhân ra. Thì Y Đức còn mang tính vĩ mô hơn, là nó luôn luôn gắn với phạm trù của đạo đức Xã Hội và phải phù hợp với các nền Văn Hóa, Văn Minh khác nhau.
Cái Y Đức mà người đời hay nói nôm na là người „Thầy Thuốc Chân Chính“, thực ra nó đã có sẵn trong căn cơ của người học thuốc rồi. Và nó cũng đã có sẵn trong lời thề của người thầy thuốc dù là Đông Y Sĩ hay Bác Sĩ Tây Y cũng vậy thôi. Áp đặt những luật lệ, cách làm việc…từ hàng trăm năm, hàng ngàn năm trước cho xu thế của thời đại văn minh hiện nay, là không phù hợp (Nếu không nói là „mất đạo đức“)
Ví dụ, việc hành nghề và kinh doanh liên quan đến Y Tế hiện nay đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác, minh bạch, sòng phẳng và tuân thủ theo pháp luật….Nếu anh không làm đúng theo những nguyên tắc đó thì anh đã không có Y Đức, và đã xâm phạm đến đạo đức xã hội.
Câu chuyện hành nghề Y của tôi trong phần 4. Sẽ được mọi người đồng tình và thương cảm và gắn cho cái mác là Người Thầy Thuốc Chân Chính. Về vấn đề tiểu tiết thì đánh giá vậy có thể là đúng, còn về vấn đề vĩ mô thì đánh giá vậy là không chính xác.
Việc tôi điều hành Viện Châm Cứu theo đam mê cổ truyền của mình dẫn đến việc Viện phải đóng cửa vì phá sản với những cáo buộc như vi phạm luật lệ tài chính, không cân bằng trong thu chi (Chi nhiều hơn thu). Ngoài ra còn bị cáo buộc vi phạm luật Y Tế, như đã điều trị bệnh Tiểu Đường, điều trị cho bệnh nhân viêm gan B….Trong viện có Bác Sĩ Y Học Bổ Sung/ Alternative Medizin làm việc chung với Bác Sĩ Tây Y. Có Bác Sĩ Tây Y làm chung với Chuyên viên Vật lý trị liệu… (Theo luật Y Tế của Đức, thì Bác Sĩ và các cơ sở Y Học Tự Nhiên không được phép điều trị bệnh tiểu đường, không được phép điều trị bệnh viêm gan virus, và các bệnh lây nhiễm khác, cho dù chỉ là liệu pháp tăng cường sức đề kháng. Trong cùng 1 trung tâm trị liệu, Bác Sĩ Tây Y không được phép làm việc chung với Bác Sĩ Y học tự nhiên. Chuyên viên Vật Lý Trị Liệu không được làm trong cùng một phòng mạch….)
Việc để Viện Châm Cứu bị phá sản và bị đóng cửa vì những nguyên nhân đó. Chính tôi là người đã vi phạm Y Đức của người thầy thuốc, vi phạm nền tảng pháp lý của Đạo Đức xã hội. Cho dù là tôi có Y Tâm đến đâu đi chăng nữa, nhưng cái Y tâm đó không phù hợp với xã hội hiện hành. Tôi là người mất đạo đức….Đó là chưa nói đến việc Viện bị đóng cửa, không những đã làm cho những bệnh nhân bị bệnh nan y mà Tây Y bó tay, phải chịu thiệt thòi. Mà còn đẩy luôn cả Chủ đầu tư và Đồng nghiệp phải vướng vòng lao lý. Tôi chính là người mất đạo đức. Người mất đạo đức thì không thể nói là Người Thầy Thuốc Chân Chính được.
Sau vụ Viện Châm Cứu bị đóng cửa. Sau những phiên tòa kiện cáo giữa Sở Y Tế, Sở Tài Chính và Bảo Hiểm Y Tế…với Chủ đầu tư, mà tôi chỉ được xem là nhân chứng, (Vì tôi có là Giám điều hành đi nữa, thì tôi cũng chỉ là người làm công ăn lương – Luật nó vậy mà). Tôi đã ngộ được ra nhiều điều…Ví dụ…Đam mê nghề nghiệp không phải là yếu tố quyết định sự thành công mà sự sòng phẳng, rõ ràng, chính xác… đáp ứng đúng yêu cầu và thị hiếu của của Xã Hội mới là yếu tố thành công của một sự nghiệp…
Trong một đế chế „dập tắt triệu chứng“ và đó là nguyên tắc cơ bản của liệu pháp hiện đại và nhu cầu của xã hội. Nếu mình đi ngược lại bằng sự „đào thải nguyên nhân“, thì mình đã vi phạm qui ước của xã hội, đi ngược lại trào lưu của xã hội, và sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe của sự phát triển tất yếu….
Ngộ ra được điều đó nhưng vì quá đam mê với nguyên tắc „Đào thải nguyên nhân“. Nên sau vụ Viện phá sản, tôi vẫn tiếp tục ký hợp đồng làm việc với Chủ cũ, một người rất mê tiền, nhưng lại đam mê những phương pháp trị bệnh tự nhiên, và đam mê trị bệnh hơn cả tiền…he..he…he…
Tôi ký hợp đồng làm việc với Trung Tâm Điều Trị Đau Nhức Không Hóa Chất của ông chủ cũ (Cũng là chủ đầu tư của Viện Châm Cứu Cổ Truyền Trung Hoa đã bị phá sản). Bản hợp đồng làm việc với rất nhiều thiệt thòi về mặt tài chính, nhưng cực kỳ thoải mái về chuyên môn. Hợp đồng chỉ làm việc mỗi tuần 2 ngày, mỗi ngày không được nhận quá 7 bệnh nhân. Và chỉ nhận chữa trị những bệnh lý mà Tây Y đã từ chối. Nơi làm việc phải là một nơi tách biệt, cực kỳ yên tĩnh và rộng rãi. Và ông chủ đã không ngần ngại đáp ứng đúng yêu cầu. Vẫn để tôi phụ trách Phòng Trị Liệu Khí Công và Năng Lượng Tự Nhiên.
Sau đó tôi còn ký hợp đồng với một trung tâm nghiên cứu Y Học Tự Nhiên khác, làm việc theo đề tài. Và „vân du tứ hải“ với nhóm nghiên cứu này đi khắp thế giới. Vì họ cần những thành tựu tập luyện và kinh nghiệm Y Học Cổ Truyền Á Đông của tôi như một „vật chứng“ cho các liệu pháp của Y Học Lượng Tử….
Không bao giờ thiếu thốn, nhưng chẳng dư dả gì…. Cái quan trọng nhất là được làm những gì mình thích, không làm tổn hại ai, ngược lại là đem lợi lạc tới cho nhiều người trong cộng đồng xã hội. Tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc, ung dung tự tại… không còn bị vòng xoáy của đam mê nhấn chìm vào bể tục lụy nữa he..he..he….
Đáng lý ra, tôi định kể tiếp những câu chuyện thế thời thời phải thế ,mà tôi đã chứng kiến sự suy vong của Y Học Cổ Truyền Chính Thống qua các cuộc điều nghiên có tổ chức, từ các cuộc tham quan ở Trung Quốc, Đại Hàn, Ấn Độ và Việt Nam….Nhưng lại bị cảnh báo là „nhạy cảm“. Nên tạm dừng những câu chuyện này ở đây. Chỉ đem chuyện của chính mình ra làm một minh chứng.
Nhưng dù sao, mong muốn những Y Thuật truyền thống không bị tuyệt chủng như một số loài Sinh Vật trong hệ sinh thái của Đời Sống Văn Minh vẵn cự còn cháy bỏng trong tôi.
Cho dù là Y Học Cổ Truyền đi chăng nữa, thì nó vẫn có những thủ pháp mang nhiều nguyên tắc khác nhau. Trong đó vẫn có những thủ pháp Bá Đạo, mang tính dập tắt triệu chứng, và những thủ pháp Vương Đạo mang tính đào thải nguyên nhân…Và thủ pháp nào cũng có những sở trường sở đoản của nó. Cái quan trọng là sự chọn lựa liệu pháp nào, từ ai…phụ thuộc vào sự hiểu biết của người bệnh.
Mà muốn có sự chọn lựa phương pháp thích hợp, chính xác cho cơ địa bệnh của mình bằng các liệu pháp Y Học Cổ Truyền thì phải biết các liệu pháp đó là gì. Cho nên muốn bảo tồn các Y Thuật Cổ Truyền, không phải vấn đề, là ở khả năng và y tâm của người Đông Y Sĩ, mà vấn đề là sự chọn lựa chính xác của người bệnh.
Phần 5 của loạt bài này, tôi sẽ trình bày các nguyên tắc cơ bản, các khái niệm về Y Thuật mà cộng đồng xã hội, và ngay cả những người đang thực hành Đông Y vẫn hiểu nhầm.
Ví dụ như nhiều người cứ tưởng Châm Cứu là một thủ thuật. Châm và Cứu cho dù cùng một nguyên lý nhưng đó là 2 Y thuật hoàn khác nhau, và có tác dụng khác nhau. Còn nữa, những y thuật như Giác Hơi, Chích Lễ, Điểm Huyệt cũng có cùng một nguyên lý như Châm và Cứu, và nó thuộc vào hệ thống của các liệu pháp có làm tổn thương thực thể. Thảo dược, ăn uống, Khí Công… thì không thuộc vào các liệu pháp tổn thương thực thể…
Liệu pháp Châm, thì có thể thực hiện cả y thuật Bổ và Tả. Tại sao bệnh lý Thực (dư, bế tắc) cần phải dụng Tả Pháp thì mới nên giác hơi. Còn bệnh Hư (thiếu, suy) thì chả có Y Sư nào dùng giác hơi cả. Mà sẽ dùng y thuật Cứu mới diệu dụng.
Lại nữa trong thuật điểm, bấm huyệt cũng chia thành Âm Công (hoạt huyết) và Dương Công (hoạt khí). Lúc nào thì chọn thầy bấm huyệt chủ về Âm Công, lúc nào thì chọn thầy chủ về Dương Công…v…v..
Khi đã chọn liệu pháp, và Thầy Thuốc trị bệnh cho mình, thì chữa trị cách nào là quyền của Thầy Thuốc. Còn chọn Thầy Thuốc nào phù hợp với cơ địa bệnh của mình là quyền của bệnh nhân. Vì vậy tài năng và Y đức của người Thầy Thuốc không phải là yếu tố duy nhất để loại trừ bệnh lý, mà nó còn phụ thuộc vào sự chọn lựa hướng điều trị của bệnh nhân nữa.
Hy vọng với phần 5 của loạt bài này sẽ cung cấp cho các bạn quan tâm một phần hiểu biết cơ bản về tính diệu dụng khác nhau của các y thuật cổ truyền khác nhau. Để các bạn có thể c chọn lựa liệu pháp trị liệu, chọn người trị liệu cho thích hợp.
Làm động thái này, đó cũng là một cách góp phần „Trả lại tên cho em“. Hy vọng vậy…..
(Xem tiếp phần quan trọng nhẩt/ Phần 5)
12.03.18
L.Y Lê Thuận Nghĩa