VẤN:
Tại sao phải nhiếp định các qui tắc Tinh- Khí- Thần vào trong từng bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của cơ thể?. Tại sao vấn đề này không được giảng dạy hoặc đề cập đến trong khoa Y Học Cổ Truyền trong các trường Y Khoa hiện nay?. Tây Y và Khoa Học cũng như Y Học Học Đường có quan tâm đến nguyên lý Tinh- Khí- Thần hay không?, và họ đã ứng dụng chưa?, và ứng dụng như thế nào?. Tinh Khí Thần được ứng dụng trong việc tu tập Tâm Linh như thế nào?.”
(Câu hỏi tổng hợp này phải chia nhỏ ra từng phần mới “tố”/đáp được một cách cụ thể được)
1- Hỏi: Tại sao phải nhiếp định các qui tắc Tinh- Khí- Thần vào trong từng bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của cơ thể?
Đáp:
Bạn có biết vì sao giải Nobel Y Khoa năm 2015 được trao cho nhà nữ khoa học Youyou Tu, là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y Học Cổ Truyền Trung Quốc là một giải thưởng chỉ MANG TÍNH KHÍCH LỆ, để khẳng định cho thế giới ghi nhận vai trò của các phương pháp chữa bệnh truyền thống trong thế giới văn minh hiện nay hay không?.
Về thực chất, khả năng ứng dụng của công trình khoa học này của Bà Tu, mang tiếng là công trình khoa học Y tế cho người nghèo… Nhưng….trên thực tế ứng dụng lâm sàng thì công trình này vẫn như hầu hết các công trình được giải Nobel Y Học khác là… chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin mang tính chứng minh cho một mệnh đề Khoa Học về cơ thể của con người. Chứ các công trình này ít có tính ứng dụng trực tiếp vào công việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng
Cụ thể là công trình của bà Tu cùng các chuyên gia khác nghiên cứu ròng rã trong gần nửa Thế Kỷ, với vô vàn khó khăn trắc trở.
Thứ thuốc chống sốt rét được nhóm nghiên cứu này thực hiện CHIẾT XUẤT từ cây ngải ngọt từ những năm cuối của thập niên 60. Cho đến năm 1972 thì Bà Tu đã chế tạo được loại thuốc “Chiết Xuất” từ cây ngải ngọt này, nhưng vẫn không được ứng dụng lâm sàng. Mãi đến năm 1980, thì Bà Tu công bố công trình khoa học này với những lý luận và thử nghiệm lâm sàng thuyết phục, nhưng thứ thuốc này vẫn không được đầu tư sản xuất.
Phải mất thêm 30 năm nữa thì các Tổ Chức Y Tế Thế Giới mới công nhận tính hiệu quả của loại thuốc chiết xuất này. Nhưng cuối cùng cũng chỉ để xác định là có hiệu quả và loại thuốc này vẫn không được sản xuất qui mô và đồng loạt. Cuối cùng loại thuốc cho Người nghèo này vẫn không đến được cho Người Nghèo vì nhiều lý do khác nhau, mà lý do cơ bản nhất là tính hiệu quả không cao kể cả về mặt kinh tế và tác dụng.
Giải Nobel Y Học này thực chất là trao cho “tinh thần nhiệt huyết” của một nhà nghiên cứu Y Khoa chứ không phải là trao cho thành tựu ứng dụng của một công trình Khoa Học.
Chúng ta hãy điểm lại tinh thần nhiệt huyết của công trình này theo báo cáo của Bà Tu nhé.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, binh sĩ của Quân Đội các nước tham gia cuộc chiến bị mắc bệnh sốt rét, là căn bệnh đặc thù của rừng nhiệt đới. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh yêu cầu 500 nhà nghiên cứu tạo ra một loại thuốc chống sốt rét phục vụ cho mục đích quân sự. 500 nhà khoa học được chia thành 2 nhóm. Một nhóm chịu trách nhiệm tìm tòi trong hơn 40.000 loại hóa chất để tìm ra loại thuốc chống sốt rét. Một nhóm khác thì nghiên cứu tìm ra phương pháp tối ưu trong cách chữa bệnh này của dân gian và qua các toa thuốc Đông Y truyền thống.
Trong báo cáo công trình Bà Tu có viết: “Chúng tôi nghiên cứu hơn 2.000 mẫu dược phẩm và xác định 640 mẫu có khả năng chống sốt rét. Hơn 380 mẫu thử được chiết xuất từ 200 loại thảo dược trước khi thử nghiệm trên chuột. Quá trình này gặp nhiều khó khăn để tìm ra được loại thuốc hiệu quả”
Bên cạnh các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đọc lại các tài liệu cổ để tìm ra phương thuốc hiệu quả. Trong một tấm văn tự cổ, các nhà nghiên cứu phát hiện có thể chiết xuất artemisinin, có khả năng chống sốt rét, từ cây ngải ngọt. 5 năm sau, năm 1972, bà Tu tìm ra phương pháp tạo ra thuốc từ loại cây này nhưng chưa thể thử nghiệm lâm sàng.
Đến năm 1970, nhóm nghiên cứu này bị giải tán. Và chỉ còn lại Bà Tu thì vẫn miệt mài đeo đuổi loại thuốc chống sốt Chiết Xuất từ cây cải ngọt này.
́(Hì…hì…trong khi đó cái bệnh sốt này, dân gian Việt Nam chữa trị cực đơn giản, bằng các loại thảo dược và côn trùng. Trong đó có loại cháo bằng con giun đất hầm cùng hạt tiêu sọ và ớt hiểm là loại thuốc được nhân dân Khu Bốn ứng dụng, đã cứu sống hàng vạn bộ đội bị mắc chứng này)
Nhắc lại công trình khoa học được giải Nobel Y Học này với các cụm từ “CHIẾT XUẤT” luôn được tôi viết in hoa hoặc để trong ngoặc kép. Là tôi cố tình nhắc đến sự sai lầm của cái gọi là Khoa Học, khi họ không để ý đến các nguyên lý cơ bản kiến tạo nên một nền Y Khoa đứng vững được trong đời sống của Nhân Loại hàng nhiều ngàn năm.
Cách sử dụng các loại thảo dược của Y Học cổ truyền là dựa vào nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành và nguyên lý Tinh- Khí- Thần của loại thảo dược đó.
Trong đó Tinh là các tinh chất mà loại thảo dược ấy có. Khí là mùi vị, màu sắc… của thảo dược. Thần là hình dáng cốt cách của loại thảo dược đó.
Dùng thảo dược trong các phương toa cổ, hay các phương toa dân gian là sử dụng tác dụng một lúc cả 3 loại Tinh- Khí- Thần của dược thảo. Chứ không phải chỉ sử dụng chỉ một loại Tinh hay Khí hay Thần của dược thảo đó. Tuy nhiên, cũng có thể có những phương toa nếu bệnh về Tinh/ Huyết dịch- tinh chất thì ứng dụng phần Tinh của dược liệu nhiều hơn. Hoặc bệnh về suy giảm chức năng hoạt động/ vận hành thì cũng có thể xem trọng phần Khí của dược thảo hơn, tương tự vậy, bệnh về Thần thì chú trọng hơn về phần Thần của dược thảo thêm một tý.
Ví dụ cho dễ hiểu. Củ nghệ tuy chỉ là một thực phẩm, gia vị rất thông thường. Nhưng củ nghệ lại một loại dược liệu rất quí và được ứng dụng rất nhiều trong dân gian. Đặc biệt là các toa thuốc về bệnh tiêu hóa và viêm sốt.
Củ nghệ còn gọi là cây thuốc Khương Hoàng, màu vàng có vị cay, đắng, tính ấm, dùng để hành Khí, phá huyết ứ, chỉ thống, tiêu mũ, sinh cơ…chủ vào các kinh tỳ vị, tâm phế…
Sử dụng củ nghệ theo Y lý cổ truyền là sử dụng tất cả cái màu vàng, vị cay đắng, tính ấm và cả hình thù của củ nghệ nữa, chứ không chỉ sử dụng duy nhất cái chất curcumin được chiết xuất từ củ nghệ mà thôi. Chiết xuất từ củ nghệ, hay tinh bột nghệ hoặc nghệ nano…chỉ có mỗi Curcuma là phần TINH của củ nghệ mà. Các loại chiết xuất này, không có màu vàng, không có tính cay, đắng…không có tính ấm và không có cả thông kinh lạc đặc thù. Curcuma chỉ là một loại hóa dược được chiết xuất ra từ củ nghệ, nó không có khả năng chữa trị tổng thể của loại thần dược này. Curcumar chỉ là phần tinh cô động lại với hàm lượng cao nên nó chỉ có tác dụng trong một vài cơ địa bệnh lý nào đó mà thôi.
Nghệ nano có thể có tác dụng trên một vài loại bệnh lý nào đó rất hạn hẹp, chứ nghệ nano không thể nào có tác dụng thần diệu như nghệ tươi dầm mật ong để chữa ho, hoặc bột nghệ hoàn mật ong trong chữa trị viêm loét dạ dày được. Bạn cứ thử mà xem, uống vài viên nghệ nano, và ngậm vài lát nghệ ngâm mật ong xem cái nào chữa ho và cảm cúm tốt hơn….
Chiết xuất từ cây ngải ngọt của Bà Tu, người được giải Nobel Y Học về thuốc chống sốt rét, cuối cùng vẫn không được sản xuất để úng dụng. Cho dù giá nó rẻ, có tác dụng, và có thể sản xuất đại trà. Nhưng trên thực tế thì nó không có tác dụng bằng người dân bản địa hầm nấu toàn thân: gốc, rể, lá của cây ngải ngọt để uống chống bệnh sốt rét. Tại vì sao?. Tại vì bà Tu và cộng sự đã tách phần Tinh của ngải ngọt ra để sử dụng mà quên mất rằng tác dụng của cây ngải ngọt là bao gồm cả mùi vị, màu sắc, hương thơm và tính dẫn thông kinh lạc của nó. Đó chính là phần Khí và phần Thần của loại cây này .
Một ví dụ khác:
Ví dụ về hội chứng đau nhức Vai- Gáy- Cổ (HWS- Syndrom).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau nhức Vai- Gáy- Cổ. Và hội chứng Vai- Gáy- Cổ này cũng lại là nguyên nhân để phát sinh ra nhiều loại bệnh lý khác. Nhẹ thì căng cứng, e ẩm, thống buốt… thường xuyên làm cho cuộc sống kém chất lượng đi. Nặng và mang tính kinh niên thì làm cho tay vai tê bại rồi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tiểu não. Rồi làm rối loạn sự vận hành của hệ thần kinh mặt trời ở vùng vai gáy cổ, dẫn đến làm rối loạn chức năng hoạt động của hệ thần kinh thực vật ở vùng này. Từ đó nảy sinh ra các chứng bệnh trầm kha khác, như rối loạn nội tiết, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não hoặc chứng huyễn vựng, biếu cổ…..
HWS – Syndrom/ Hội chứng Vai- Gáy- Cổ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng được qui kết vào 3 hệ thống nguyên nhân chính:
1- Là do đốt sống cổ bị bị thoái hóa, vôi hóa, loãng xương… đĩa đệm đốt sống bị thoát vị hoặc bị bào mòn. Dây thần kinh bị chèn ép do vận động sai lệch, cúi ngồi lâu ở một tư thế, hoặc vận động quá sức….
2- Do kinh mạch và khí huyết bị dồn nén, bế tắc ở vùng này. Khí huyết dồn tụ hoặc thiếu hụt không thể vận hành lưu thông được gây nên tình trạng uất bế mà sinh ra thống buốt, đau nhức, ê ẩm…
3- Do áp lực thần kinh lâu ngày dồn nén, như sợ hãi thường xuyên, lo nghĩ, ưu tư, buồn phiền quá độ… cũng gây nên trường hợp co cứng, nhức buốt ở vùng này.
Nguyên nhân 1 chính là thiếu hụt tinh chất bồi đắp cho xương khớp khi bị hoạt động quá tải. Thuộc về phần Tinh của bệnh lý
Nguyên nhân 2 Là kinh mạch bế tắc, khí huyết bị dồn nén, uất kết và thiếu hụt…Thuộc về phần Khí của bệnh lý
Nguyên nhân 3 Là do áp lực và khủng hoảng thần kinh gây nên mà làm cho thần sắc bấn loạn, thất tán, không làm chủ được thân tâm mà gây nên…Nó thuộc về phần Thần của bệnh lý.
Cũng cùng một chứng trạng, nhưng nếu như chúng ta xác định được cái gốc của bệnh lý từ đâu đến để xử lý và đào thải đúng, chính xác nguyên nhân gây ra thì việc chữa trị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Còn không cứ đánh tù mù, đau đâu châm đó, cấy đó…đau đâu bấm đó, vặn vẹo chỗ đó…thì có khác gì là mò kim đáy bể, chữa trị kiểu ăn may…cứ châm cho thật nhiều kim, cấy cho thật nhiều chỉ, bấm cho bầm dập nhiều huyệt…không trúng chỗ này thì cũng đỡ cương cứng chỗ khác…thì có khác chi là uống một viên thuốc giảm đau hoặc chích một phát gây tê để dập tắt được triệu chứng rồi lấy tiền và vỗ tay hoan hô như Tây Y đâu.
Nếu là bệnh do thoái hóa khớp cổ, thoát vị, vôi hóa, loãng xương….thì phải chỉ định liệu pháp về dinh dưỡng và vận động thích hợp để kịp thời bổ sung và tái tạo…sửa chữa vùng bị thoái hóa. Đó chính là cách phục bệnh từ phần TINH của cơ thể
Bệnh do nguyên nhân từ uất kết khí huyết thì lấy liệu pháp Đả Thông Kinh Mạch làm cho thông thì ắt sẽ bất thống thôi. Đó là chữa trị ở phần KHÍ của cơ thể
Bệnh do khủng hoảng hay áp lực thần kinh quá độ, thì sử dụng liệu pháp thư giãn, tháo gỡ áp lực tinh thần….Đó là chữa trị ở phần THẦN của bệnh lý….
Ví dụ nữa:
Nguyên nhân của đột quị/ tai biến mạch máu não thì có nhiều nguyên nhân, như áp suất máu cao, hoặc thiếu máu não, hoặc do bị tai nạn, va đập… v..v…. Nhưng di chứng bán thân bất toại của tai biến não lại thuộc về phần THẦN trong tổng thể cấu tạo của cơ thể. Vì vậy liệu pháp chủ đạo để chữa trị di chứng này là dụng cách chữa trị ở phần THẦN của bệnh lý này.
Cách chữa trị có hiệu quả và có khả năng phục hồi di chứng này là kích hoạt ý chí kiên cường luyện tập phục hồi chức năng của người bệnh. Kết hợp với các y thuật nhằm mục đích phục hồi lại chức năng của vùng não bộ bị tổn thương. Hoặc là chuyển vùng chức năng cho não bộ của người bệnh.
Bệnh lý bán thân bất toại của người bệnh sau tai biến não không phải là bệnh lý do nguyên nhân từ cơ bắp, gân cơ, xương khớp hay thần kinh của tay, chân…của người bệnh. Cho nên những tương tác ở các vùng này chỉ mang tính hỗ trợ và xoa dịu sự cương cứng co quắp tứ chi cho bệnh nhân mà thôi. Khả năng phục hồi vận động cho bệnh nhân từ những tương tác trên các phần cơ bắp, gân cốt của bệnh nhân (phần Tinh và Khí của tứ chi) không mang tính khả thi cao.
Tính khả thi phục hồi vận động cho bệnh nhân bị bán thân bất toại và trở ngại ngôn ngữ của họ chỉ có, khi có các liệu pháp chữa trị ở phần Thần của bệnh lý, tức là các liệu pháp kích hoạt ở Não Bộ.
Bệnh nhân bị bán thân bất toại sau tai biến, thường bị co quắp gân cơ hoặc giãn cơ do ít được vận động. Nếu day bấm, ấn xoa…hoặc châm cứu lên các vùng hoặc huyệt đạo trên các vùng tay chân hoặc gáy cổ, đương nhiên trương lực cơ sẽ được thư giãn hoặc kích hoạt. Bệnh nhân sẽ có những vận động nhẹ, hoặc tạm thời có chuyển động khác khi bị co quắp. Đó không phải là đích thực là phục hồi chức năng vận động và ngôn ngữ sau tai biến. Vì sau đó các hiện tượng co quắp sẽ quay trở lại ngay.
Một vài vị “Danh Y”, tương tác giải gân cơ co quắp kiểu này. Cho bệnh nhân có một vài vận động nhẹ sau day bấm giải gân cơ, rồi cùng nhau hoan hô, xưng tụng “Thần Y”. Điều này có thể kích hoạt tinh thần cho người bệnh. Nhưng để phục hồi vận động đích thực cho người bệnh thì không thể. Họ có thể “mà mắt” người bệnh và người nhà của họ để vì “Danh” hoặc vì “Lợi” chứ không thể nào qua mắt được người trong nghề. Tiếc thay, vì Y Luật, Y Đức của người Thầy Thuốc, điều đầu tiên là phải khiêm tốn, học hỏi không ngừng và phải tôn trọng đồng môn, đồng đạo, cho nên các Danh Y thục thụ lại không muốn “bốc mẻ” các “Thần Y” tự phong này. Vì vậy cái lớp “Thần Y” mọc lên như nấm sau khi học vài khoá, dăm bảy ngày cách day bấm, hoặc trật đả…gì đó tha hồ tác oai tác quái trên Y Trường.
Biết được Tinh- Khí- Thần của Thảo Dược hoặc các Y thuật tương tác lên Tinh hay Khí hay Thần của cơ thể. Biết được đâu là Tinh, đâu là Khí, đâu là Thần trong tình trạng tổng thể của toàn thân hay từng bộ phận chi tiết…thì mới có thể ra toa, thảo phương, vận dụng thủ thuật phù hợp để đào thải gốc rễ của bệnh lý đó mới là tư chất của chữ “THẦY” trong danh từ “Thầy Thuốc”, nếu không….
Nếu tách các nguyên lý: “Con Người là một tiểu Vũ Trụ”. Nguyên lý “Âm- Dương, Ngũ Hành” và nguyên lý “Tinh- Khí- Thần” ra khỏi Y Học Cổ Truyền Á Đông thì toàn bộ nền Y Học được khẳng định, đứng vững trong sự phát triển Văn Minh của Nhân Loại qua hàng ngàn năm nay sẽ trở thành một thứ trống rỗng vô vị. Các Y thư, Kỳ phương, Diệu dược….sẽ trở thành một mớ giấy lộn vô dụng hết….
( còn nữa….)
15.11.18
LY. Thuận Nghĩa