4- Tinh- Khí- Thần „Tố Vấn” ….
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, cụ thể là vào những năm 2005 và 2006 gì đó. Lão phu có bắt chước người xưa viết một cuốn ký sự về Y Học Cổ Truyền mang tên là “Yên Như Tố Vấn” (Yên Như Cư Sĩ vốn là pháp hiệu của bổn lão phu thời bấy giờ). He he he….bây giờ đem ra đọc lại mới rùng mình vì sự chảnh choẹ về kiến thức và ngôn ngữ trình bày của cuốn ký sự này. Kiến thức trải nghiệm mặc dù không ít nhưng tất cả đều được lý giải bằng những trích dẫn cổ thư “chi hồ giả giả…”, và toàn bằng một giọng Hán Nôm kiểu cụ Đồ…..
Thực ra cho đến bây giờ khi viết thiên “Lược Giải…” này, thì cái mớ chữ Hán Nôm và các loại “chi hồ giả giả…” ấy vẫn cứ ong ong trong đầu và lúc nào cũng chực trào ra trên trang viết. Nhiều lúc phải dừng lại tịnh tâm và nhiều khi phải dùng đến tiểu xảo văng tục để kiềm chế lại cái “ổ cứng”, trong đầu về Cổ Học và Hán Nôm để khỏi xâm phạm đến lời ước là sẽ không trích dẫn, và hạn chế tối đa Cổ Ngữ khi viết bài cho lớp hậu sinh thời @ đọc.
Đọc lại “Yên Như Tố Vấn…” mới thấu được lời dậy về Y Luật của Tiền Nhân là : “Không được phép thâu nhận môn đồ và viết sách truyền bá về Y khoa lúc chưa qua tuổi Tri thiên mệnh….”
Lão phu viết “Yên Như Tố Vấn” lúc khoảng 45 tuổi. Tuy rằng không phổ cập, nhưng cũng có suy nghĩ là sẽ phát hành sau khi qua tuổi 53. He he he …giờ đọc lại thấy may quá, là hồi ấy tỉnh táo và chấp hành Y Luật nên không nghe lời xúi dục của đồng đạo để xuất bản.
„Tố Vấn” là một cách viết khá thông dụng về Y Thuật của người xưa. Hì hì…Nam Y Cổ Học của chúng ta thì thiên về cách truyền bá bằng thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát. Các trước tác của các Danh Y nước Nam để lại về Thuốc và Dưỡng Sinh đa số đều bằng thơ Lục Bát. (Lão phu cũng vì đọc quá nhiều loại này nên sau này nghiền Lục Bát đến mức phải có một thời nhập thất để cai Lục Bát)
Cách truyền bá Y Thư dạng “Tố Vấn” thì người Tàu sử dụng nhiều hơn, trong đó đình đám nhất vẫn là “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và “Kim Quĩ Yếu Lược Tố Vấn”. Dạng “Tố Vấn” ở ta thì có cụ Đồ Chiểu với tác phẩm “Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật”, nhưng cũng không tránh khỏi bản sắc Nước Nam là cũng viết bằng song thất lục bát…hehehehe….
„Tố Vấn” hiểu đúng nghĩa của nó là “hỏi xoáy, đáp xoay”. Tức là hỏi xoáy trực tiếp vào một vấn đề cụ thể và trả lời chỉ xoay quanh vấn đề mà câu hỏi đã được nêu ra. (Không phải là cách hiểu hỏi xoáy, đáp xoay như một chương trình hước của truyền hình là kiểu xoay mù mù và đá xoáy lẫn nhau…)
“Tố Vấn” mang danh là hỏi và đáp, nhưng hầu hết các trước tác đều là dạng Độc Thoại, tức là chỉ có người viết là vừa Hỏi và tự mình Đáp luôn. (Khẹc khẹc…đây cũng là một dạng bệnh tâm thần phân liệt…)
„Tố Vấn” có một ưu điểm là trình bày trực tiếp vào một vấn đề cụ thể, không miên man lý sự, trích dẫn tùm lum, nên người đọc dễ tiếp thu và có thể lựa chọn để đọc những phần tố vấn mà mình cần thiết mà không cần phải theo dõi từ đầu đến cuối cả chương hồi hoặc toàn bộ cả cuốn sách.
Để tránh kiểu như viết sách truyền bá Y Thuật, điều mà lão phu không hề mong muốn khi chưa qua tuổi 70. (Chẩn trị sai một lần có thể sẽ làm nguy hại một người, nhưng viết sách Y đạo sai một chữ cũng có thể làm hại hàng vạn người. Vì vậy lão phu không muốn viết sách dù bị thúc dục nhiều lần, với lý do không được phép để những Y thuật, Y thư của tiền nhân để lại mà lão phu có được bị thất truyền trong tay lão phu. Những gì lão phu từng viết từng phổ cập đa số là những “mẹo vặt” của Y khoa thường thức. Không phải là Y thuật diệu ảo của Y học chính thống. Nên không phạm lời thề, chưa “thất thập cổ lai hy”, chưa viết sách về chữa bệnh). Luận giải về Tinh Khí Thần phần 5 lão phu sẽ viế̉t theo dạng Tố Vấn.
Tố Vấn trong phần này sẽ liên quan đế đến một câu hỏi của người đọc. Câu hỏi này hàm chứa nhiều vấn đề mà lão phu cũng muốn cung cấp kiến thức sơ đẳng cho đám môn đồ của bổn phái và những người có quan tâm đến Y Học Cổ Truyền Chính Thống để họ khỏi lạc vào trong trùng trùng ma lộ của các trường phái Y học cổ truyền quái thai mới phát sinh sau này.
Câu hỏi được hỏi như sau:
Tại sao phải nhiếp định các qui tắc Tinh- Khí- Thần vào trong từng bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của cơ thể?. Tại sao vấn đề này không được giảng dạy hoặc đề cập đến trong khoa Y Học Cổ Truyền trong các trường Y Khoa hiện nay?. Tây Y và Khoa Học cũng như Y Học Học Đường có quan tâm đến nguyên lý Tinh- Khí- Thần hay không?, và họ đã ứng dụng chưa?, và ứng dụng như thế nào?. Tinh Khí Thần được ứng dụng trong việc tu tập Tâm Linh như thế nào?.”
Câu hỏi này thực ra là tổng hợp từ 3 câu hỏi của 3 người comment trong các bài viết về Tinh Khí Thần Lược Giải kỳ trước. Cho nên vụ này không phải là lão phu độc thoại đâu nhé. (Và…..”Bố khỉ”!!! nếu trả lời câu hỏi này cho thật hết ý thì mất “bà” nó cả một chuyên luận hết cả chục tập trăm trang là ít. Lão phu sẽ cố gắng “đáp xoay” thật ngắn gọn súc tích, dễ hiểu và cái quan trọng nhất là xin hứa không trích dẫn và dùng cổ ngữ để diễn đặt….”
Còn bây giờ thì chúng ta sẽ đi trực tiếp vào phần “Tố” của cái câu “Vấn” trên kia nhé….
(Statut trên Phây không cho viết dài, mà lão phu thì viết trực tiếp trên Phây, nên phải đọc phần “Tố” ở statut sau vậy….)
03.11.18
TN