…”Cát Đá Trùng Lai” là phương tiện cảm âm, được trích trong trường ca “Thái Cực Chân Kinh” của lão phu. Bản trích cảm âm được viết thành một bản tiêu phổ dành riêng cho “Tiêu Suy” trong hệ thống tiêu “Lục Tự”.
Cấu tạo của “Tiêu Suy”, “Tiêu Hư” và “Tiêu Hô” như thế nào lão phu sẽ trình bày sau. Trước mắt các môn sinh của “Lục Tự Khí Công” chuyên sâu, chỉ cần biết “Tiêu Suy” là loại tiêu có âm vực trầm thấp nhất như có thể
Vì vậy trong bản trích cảm âm “Cát Đá Trùng Lai” âm ngữ có thanh “Trắc” rất nhiều, nhiều hơn khác thường so với một bài thơ hay lời của một ca khúc. Trong đó đặc biệt là có nhiều các âm tiết có dấu “nặng”, dấu “hỏi” vả dấu “ngã”
….Và cũng chính vì vậy, nếu như ai không thật sự rốt ráo trì luyện bài tập “khạc” Nội Âm, như lão phu đã hướng dẫn, thì không thể nào điều khiển được các loại Tiêu Lục Tự.
Lưu ý:
Lão phu sẽ chế tác 3 loại tiêu Lục Tự. Bao gồm:
Tiêu Suy gần tương ứng với âm vực A1 (La trầm) trong nhạc lý hiện đại. Tiêu Suy thích hợp nhất để luyện vòng Lục Tự “Vọng Nguyệt Tàng Nguyên”, và bản tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” là phương tiện để luyện tập, trao dồi Nội Âm
Tiêu Hô gần tương ứng với âm vực C2 (Đô thấp) trong nhạc lý hiện đại. Loại tiêu này thích hợp nhất để luyện vòng Lục Tự “Ngũ Trung Đại Hóa”. Và dùng bản tiêu phổ “Ngũ Phụng Triều Âm” làm phương tiện tập luyện.
Tiêu Hư, gần tương ứng với âm vực E2 (Mi thấp) trong nhạc lý hiện đại. Tiêu Hư thích hợp để luyện vòng Lục Tự “Nhật Khởi Đông Khai”, và lấy tiêu phổ “Vệt Thiều Quang” làm phương tiện cảm âm để luyện Nội Âm.
Thực ra, loại tiêu nào cũng có thể dùng để luyện tập cả 3 vòng Lực Tự cơ bản nói trên. Nhưng căn cơ Nội Hàm của mỗi người mỗi khác, căn cơ của Hơi Thở, ngắn dài, nhiều ít, và dao động Nội Âm cũng có sở trường, sở đoản của từng người khác nhau. Vì vậy lão phu chế tác thành 3 loại. Sau khi sát hạch quá trình trì luyện “Hành Tức Tiêu”, lão phu sẽ tùy cơ địa từng người mà chọn trao loại tiêu nào cho phù hợp với khả năng, để tập luyện được dễ dàng.
Nếu thực hành được cảm âm của tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” trên Tiêu Suy được tốt, thì luyện tập các vòng Lục Tự khác trên các loại tiêu khác nhau sẽ dễ hơn rất nhiều.
Kinh nghiệm của lão phu khi chơi tiêu phổ “Ngũ Phụng Triều Âm” trên Hành Tức Tiêu, thì phải vận công khá nhiều mới có thể đạt được cảnh giới tóc bay phần phật, và sinh khí mới cuồn cuộn chảy, có thể nhìn thấy bằng mắt thường được trong các Kinh Mạch (Mọi người đã thấy lão phu thị hiện). Nhưng khi chơi tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai”, trên bất kỳ loại tiêu nào, thì không cần thiết phải dụng công quá nhiều, nhưng tóc tai vẫn có thể dựng lên cuồn cuộn, sinh khí vẫn có thể tuôn trào trong các Kinh Mạch theo ý muốn.
Vì vậy hôm nay lão phu chép bản trích “Cát Đá Trùng Lai” ra đây cho các môn sinh của “Lục Tự Khí Công” chuyên sâu, học thuộc trước cho tiện việc chia sẻ kinh nghiệm trì luyện Nội Âm cảnh giới “Hành Tức” của Lục Tự Quyết bằng Tiêu Lục Tự trong đợt hành hương sắp tới của lão phu.
(Bài viết này chỉ dành riêng cho các môn sinh và học viên của “Lục Tự Khí Công”, nên sẽ không phù hợp và có phần khó hiểu đối với các đối tượng bạn đọc khác. Mong lượng thứ…)
07.10.18
TN
CÁT ĐÁ TRÙNG LAI
Không hướng nắm dư phượng thờ Thiên Thủ
loay hoay tìm ngộ cát đá trùng lai
khi đã lỡ cắm sâu vào đời phiến mộng
thì cứ khảy cổ cầm
để nghe ngược tiếng chuông phai….
Không làm chi với buổi chiều nắng héo
thì lang thang níu vít nhánh Cam Lồ
cho nhớ nhớ vẫy suối nguồn veo vẻo
thỉnh xưa về phổ độ bến ngây ngô….
Không làm chi với đêm trăng lồ lộ
thì buông lơi hơi thở giữa trường quyền
mai mốt đó khách vô thường đến hỏi
chỉ ngã đường mạc định đến uyên nhiên
Tóc tiểu đồng bay bay…
…xõa trên đầu thành khói
ngõ trúc gầy hun hút
chìm vào lối sương mai
phất trần vẫy thì lụa là cũng vậy
bến ngây ngô
dập dềnh…. mái sóng
đóa sen cài
Không còn nghe lao xao
phía Ngân Hồ…
…biển giờ đã lắng
cát đá ngày nao lận đận mãi
mới được gần nhau
Sao vẫn thấy
một hừng đông còn như quá nặng
với bao nỗi buồn dật dờ đâu đó
rồi chìm sâu
đó đây….
chìm sâu
Hay vẫn còn lo lắng
lỡ mai này…
cát đá lại lìa nhau…..