– Bài rất dài và khá chuyên sâu về chuyên môn
– Lưu ý khi có thời gian và hứng thú về “Âm nhạc Trị liệu” thì hẵng đọc.
1- CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU” Về “Liệu Pháp Âm Thanh” (Mà tôi đã từng trực tiếp nghe báo cáo về theo dõi lâm sàng và đã từng tham gia ứng dụng thử nghiệm lâm sàng một số công trình này).
1 – „Efficien array design for sonotherapy“
(Thiết kế mảng hiệu quả cho liệu pháp trị liệu)
2 – Comparison of the effectiveness of music and progressive muscle relaxation for anxiety in COPD–A randomized controlled pilot study.
(So sánh hiệu quả của âm nhạc và quá trình thư giãn cơ bắp đối với chứng lo âu trong COPD – Một nghiên cứu thí điểm ngẫu nhiên có đối chứng).
Singh VP, Rao V, V P, R C S, K KP. Chron Respir Dis. 2009;6(4):209-16. doi: 10.1177/1479972309346754. PMID: 19858350
3- “Music and its effect on the physiological responses and anxiety levels of patients receiving mechanical ventilation: a pilot study.”
(Âm nhạc và ảnh hưởng của nó đối với các phản ứng sinh lý và mức độ lo lắng của bệnh nhân thở máy: một nghiên cứu thí điểm).
Lee OK, Chung YF, Chan MF, Chan WM. J Clin Nurs. 2005 May;14(5):609-20. doi: 10.1111/j.1365-2702.2004.01103.x. PMID: 15840076
4- “Music listening enhances cognitive recovery and mood after middle cerebral artery stroke”.
(Nghe nhạc giúp tăng cường phục hồi nhận thức và tâm trạng sau đột quỵ động mạch não giữa)
Särkämö T, Tervaniemi M, Laitinen S, Forsblom A, Soinila S, Mikkonen M, Autti T, Silvennoinen HM, Erkkilä J, Laine M, Peretz I, Hietanen M. Brain. 2008 Mar;131(Pt 3):866-76. doi: 10.1093/brain/awn013. PMID: 18287122
5- “Music-assisted relaxation to improve sleep quality: meta-analysis”.
(Thư giãn với sự hỗ trợ của âm nhạc để cải thiện chất lượng giấc ngủ: Phân tích tổng hợp).
de Niet G, Tiemens B, Lendemeijer B, Hutschemaekers G. J Adv Nurs. 2009 Jul;65(7):1356-64. doi: 10.1111/j.1365-2648.2009.04982.x. Epub 2009 Apr 28. PMID: 19456998
6- “Patient perspectives: Kundalini yoga meditation techniques for psycho-oncology and as potential therapies for cancer”.
(Quan điểm của bệnh nhân: Kỹ thuật thiền yoga Kundalini cho bệnh “ung thư tâm lý” và được coi như là liệu pháp tiềm năng cho bệnh ung thư)
Shannahoff-Khalsa DS. Integr Cancer Ther. 2005 Mar;4(1):87-100. doi: 10.1177/1534735404273841. PMID: 1569547
7- “The Use of Music Therapy During the Treatment of Cancer Patients: A Collection of Evidence”.
(Việc sử dụng liệu pháp âm nhạc trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư: Một bộ sưu tập các bằng chứng)
Boyde C, Linden U, Boehm K, Ostermann T. Glob Adv Health Med. 2012 Nov;1(5):24-9. doi: 10.7453/gahmj.2012.1.5.009. Epub 2012 Nov 1. PMID: 27257528
8- Music Therapy in Palliative Care.
(Liệu pháp âm nhạc trong phương pháp chăm sóc nhẹ nhàng )
Warth M, Keßler J, Hillecke TK, Bardenheuer HJ. Dtsch Arztebl Int. 2015 Nov 13;112(46):788-94. doi: 10.3238/arztebl.2015.0788. PMID: 26806566
2- VÌ SAO TÔI BỖNG NHIÊN MÊ ĐÀN BẦU
Tôi cảm nhận ra rằng Âm nhạc dân gian của các Sắc tộc- dân cư của Trái đất ở độ cao trên 500 m trở lên so với mặt nước biển, cho dù họ ở Châu Lục nào trên hành tinh của chúng ta thì, Âm nhạc truyền thống của họ cũng đều có những nét tương đồng giống nhau. Kể cả về kết cấu nhạc cụ, nhịp điệu, cách chơi và kể cả cách họ ứng dụng vào các điệu nhảy ở trong các lễ hội dân gian của họ. Đặc biệt là nhạc khí thuộc bộ gõ và bộ hơi (Kể cả tiếng hú vỗ nhịp cho điệu nhảy). Tôi dốt về Âm nhạc, nhưng có cảm nhận các Vũ điệu và Âm nhạc của các “Bộ tộc” ở núi cao, rừng rậm thường đi vào Tâm thức rất sâu. Tuy rằng có chút ma mị, nhưng Âm nhạc và các điệu nhảy của họ có ảnh hưởng rất đặc biệt đến cơ chế hoạt động về thể chất của cơ thể.
Tôi mang một hành trang “rỗng toách” về kiến thức “Âm nhạc” đi tìm câu lý giải cho riêng mình.
Không kể vùng cao ở Việt Nam, thì các vùng cao của Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Cămphuchia, Mã lai, Indonecia, Trung Quốc, Tây Tạng, Ấn độ, Myanmar, Iran, Nga, Rumany, Áo, Thụy sĩ, Peru… Tôi cũng đa từng đi qua và tìm hiểu về nhạc khí cổ và cách họ hát hò nhảy múa trong các lễ hội dân gian. Cái tôi thu được theo cảm nhận của tôi là Âm nhạc dân gian của các Chủng tộc trên trái đất này là tiết tấu “Đơn âm” chứ không phải “Hợp âm” như Âm nhạc hiện đại. (Gần giống hoàn toàn như nhạc Ngũ Cung của Âm nhạc truyền thống của chúng ta vậy).
Năm 2015, tôi tìm đến một người bạn trong giới Văn Nghệ, lúc ấy Chị là Phó chủ tịch Hội âm nhạc Việt Nam, chủ biên Tạp chí Âm nhạc. Tôi xin một cái hẹn với Chị và trình bày với chị 2 vấn đề. 1 là Ứng dụng nhạc đơn âm của Âm nhạc truyền thống Việt Nam trong hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân Ung thư sau Hóa trị và Xạ trị. 2 Là liệu pháp Âm thanh trong việc hỗ trợ trị liệu cho trẻ Tự kỷ. Tiếc rằng, có lẽ kiến thức Âm nhạc của tôi quá nông cạn nên không trình bày được cho Chị ấy hiểu được ý đồ của tôi. Vả lại tôi có cảm giác Chị vốn được đào tạo Âm nhạc ở Phương Tây, nên chị không có mặn mà gì lắm với loại nhạc “Đơn Âm” (Ngũ Cung). Tôi ôm “nỗi buồn lập dị” lại tiếp tục “độc đạo” trên đường đời.
Năm 2017 tôi cố tình quyết làm quen với một Nghệ sĩ Đàn tranh khá nổi tiếng. Nghệ sĩ đàn tranh này là Giáo viên khoa “Âm nhạc truyền thống” của Nhạc viện T.P Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ này ngoài việc rất xuất chúng trong việc biểu diễn Đàn tranh ra, thì ngón đàn Bầu, đàn T.Rưng, đàn Đá và món cồng chiêng cũng khá là điệu nghệ. Tôi cũng lâp lại ý tưởng và trình bày với Nghệ sĩ về điểm “Chấn động” vi diệu của Âm nhạc “Đơn Âm” trong việc chuyển hóa Tâm thức, hỗ trợ tuyệt vời một cách vô đối cho việc tháo gỡ Stress hỗ trợ trị liệu những bệnh nan y.
Cũng may, Nghệ sĩ này hiểu và thấu cảm “Khát vọng” về “Ngũ Cung” của tôi. Tuy nhiên, cho dù tôi và Nghệ sĩ đã có một vài cuộc “Tiêu Cầm Hợp Tấu” về “Ngũ Cung”. Nhưng hình như Chị vẫn chưa cảm nhận được sự “Vi diệu vô đối” của tiếng Đàn Bầu, trong việc tháo gỡ Stress cho hội chứng “Ung Thư do Tâm Lý” (Psycho-oncology).
Có lẽ chưa đủ duyên, cũng một phần Nghệ sĩ là người của Công chúng, lại là một Tiến sĩ về Khoa học Xã hội, vì vậy phải có bằng chứng thực nghiệm lâm sàng đủ mới có thể thuyết phục được Chị về điều phi thường của “Tiếng đàn bầu” trong liệu pháp hỗ trợ trị bệnh nan y. Vì vậy ngoài Đàn tranh ra tôi còn tậu thêm mấy cái đàn Bầu loại chất lượng hảo hạng nhất trên thị trường để về “Quậy”. Trước mắt tôi tôn Nghệ sĩ thành Nhạc sư của mình và đang cố gắng “Tu luyện” ngón Đàn tranh và Đàn bầu từ người Nghệ sĩ tài danh và cởi mở này.
Sau đây là một vài Nghiên cứu của các Nhà khoa học của Đức về “Tiếng Đàn Bầu” trong hỗ trợ bệnh nan y, trong đó có bệnh Ung thư:
9 – “Relaxation – Induced by Vibroacoustic Stimulation via a Body Monochord and via Relaxation Music – Is Associated with a Decrease in Tonic Electrodermal Activity and an Increase of the Salivary Cortisol Level in Patients with Psychosomatic Disorders”.
(Thư giãn – Gây ra bởi Kích thích Chấn động âm thanh, thông qua tiếng Đàn bầu và qua Nhạc Thư giãn – Có liên quan đến việc giảm hoạt động điện cơ và tăng mức dịch bọt Cortisol ở bệnh nhân rối loạn tâm thần).
Sandler H, Fendel U, Buße P, Rose M, Bösel R, Klapp BF. PLoS One. 2017 Jan 23;12(1):e0170411. doi: 10.1371/journal.pone.0170411. eCollection 2017. PMID: 28114399
10 – “Sound meditation in oncological rehabilitation–a pilot study of a receptive music therapy group using the monochord”
(Thiền âm thanh trong liệu pháp phục hồi chức năng ung thư – Nghiên cứu thử nghiệm về một nhóm trị liệu bằng cách sử dụng âm nhạc đơn âm dễ tiếp thu của đàn bầu)
( Jens-Peter Rose , Joachim Weis, Forsch Komplementmed 2008 Dec;15(6):335-43.
doi: 10.1159/000164268. Epub 2008 Nov 14. Psychosozial Abteilung, Klinik für Tumobiologe, Freiburg)
Tôi tạm dịch qua Nội dung của Công trình này:
Bản dịch: Từ phiên bản tiếng Đức
a- Cơ sở:
Liệu pháp âm nhạc có thể đóng một vai trò quan trọng trong bệnh “ung thư” có nguyên nhân từ “tâm lý” và thúc đẩy quá trình thư giãn hoặc đối phó với sự căng thẳng hoảng sợ với ung thư.
Nghiên cứu thử nghiệm này trình bày và đánh giá về liệu pháp âm nhạc thu nhận được qua quá trình thực hiện thử nghiệm trong một nhóm tại bệnh viện phục hồi chức năng ung thư, chủ yếu là tập hợp lại những trải nghiệm của bệnh nhân.
b- Bệnh nhân và phương pháp:
Nghiên cứu trước và sau từng nhóm đơn trên những bệnh nhân được trị liệu bằng âm nhạc ít nhất 4 buổi/ 1 tuần, trong quá trình phục hồi chức năng kéo dài 3 tuần.
Mỗi người tham gia phải điền vào bảng câu hỏi tâm trạng lưỡng- cực trước và sau mỗi buổi trị liệu bằng âm nhạc. Ngoài ra, bệnh nhân được trả lời bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống (EORTC QLQ-C30) khi bắt đầu và kết thúc toàn bộ quá trình điều trị.
Dữ liệu được phân tích bằng các biện pháp lặp lại ANOVA. Sau buổi cuối cùng, bệnh nhân phải trả lời một số câu hỏi mở bằng văn bản. Các văn bản này sau đó được phân tích bằng phương pháp phân tích nội dung định tính.
C -Kết quả:
Dữ liệu của 105 bệnh nhân đã được phân tích.
Bảng câu hỏi tâm trạng, cho thấy những thay đổi đáng kể trong quá trình can thiệp theo hướng cảm thấy cân bằng hơn, bớt lo lắng và ít kiệt sức hơn. 75,6% bệnh nhân cho biết có cảm giác cơ thể tích cực và như có cảm giác tê rần, hoặc chân tay ấm trong quá trình can thiệp.
d -Kết luận:
Các kết quả sơ bộ của nghiên cứu thí điểm cho thấy Thiền định- Thư giãn bằng âm thanh là một liệu pháp thư giãn hiệu quả ngay từ khi bắt đầu điều trị.
Trái ngược với một số phương pháp thư giãn khác, Thiền định âm thanh không cần tập thể dục hoặc luyện tập thường xuyên để đạt được hiệu quả tích cực.
(Lưu ý: Đối với các nghiên cứu sâu hơn về các thử nghiệm ngẫu nhiên nên có đối chứng và điều tra sự tương tác của các yếu tố khác nhau của Thiền âm liên quan đến kết quả của nó)
3- CUNG CẤP TƯ LIỆU:
– Các bạn trong Nghề Y và kể cả hoạt động trong lĩnh vực Âm nhạc, ai cần tư liệu (Kể cả văn bản chính thức bằng tiếng Anh) của 10 công trình Nghiên cứu Khoa học như đã trình bày trên. Tôi có thể cung cấp cho các bạn để phiên dịch hoặc làm tài liệu tham khảo.
– Nếu bạn nào muốn chuyên sâu Nghiên cứu về lĩnh vực này, tôi có thể kết nối các bạn với chính Tác giả của một số Công trình, trong 10 công trình mà tôi đã đề cập trên.
Đặc biệt là tài liệu này:
“Brief report of Tomatis sound therapy on language in children with autism”
(Báo cáo tóm tắt về liệu pháp âm thanh “Tomatis” phục hồi rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ)
Cảm ơn sự theo dõi của quí vị!!!
12.01.21
Thuận Nghĩa