Rất nhiều người cho rằng đại dịch Covid-19 làm cho nhịp điệu cuộc sống CHẬM LẠI.

Nhìn các hiện tượng xã hội đang xảy ra trong mùa dịch bệnh toàn cầu này thì nó có vẻ là như thế thật. Ví dụ như mọi giao tiếp xã hội gần như bị ngưng giản tối đa, giao thông và lưu thông hàng hóa cũng bị ngưng trệ lại trong một nhịp điệu cầm chừng, các ngành nghề dịch vụ ăn uống, du lịch, làm đẹp…. lùi lại đích zero, sản xuất cầm chừng, kinh tế suy thoái …v…v…

Nhưng về thực chất sự “CHẬM LẠI” này đang tiềm ẩn một cơn “PHI MÔ rất khó kiểm soát sau đại dịch Covid-19.

Theo một số nhà nghiên cứu về Xã hội học. Một cơn “sang chấn tâm lý” của cộng đồng xã hội còn “vũ bão” hơn cả cơn “sang chấn tâm lý” trong mùa dịch khủng khiếp này sẽ xảy ra trong một tương lai gần khi đại dịch kết thúc:

– Tốc độ “Phi Mã” của Mạng xã hội và các dịch vụ Intenet sẽ đột biến phát triển vượt nhanh hơn từ 7-10 năm so với bình thường sau đại dịch. Trong đó mạng 5G, 6G và Máy tính Lượng tử sẽ làm một cuộc cách mạng Thông tin…thay đổi một cách điên đảo toàn xã hội. Số lượng người sử dụng Intenet và Smart Phon sẽ tăng lên rất nhiều. Tổng số thời gian truy cập mạng của từng cá thể xã hội cũng sẽ tăng lên từ 20-30%…..

– Trong đại dịch tầng lớp trung lưu có công ăn việc làm và thu nhập ổn định đang có tỷ lệ thất nghiệp và phá sản cao chưa từng thấy, người lao động nghèo thì tiến dần đến ngưỡng “Khố rách áo ôm”…. Sau đại dịch, sự “bật dậy sống còn” của tầng lớp này sẽ tạo nên một cơn lốc xoáy tranh dành nghề nghiệp, kinh doanh… rất khó kiểm soát

– Các tệ nạn xã hội như cướp giật, trộm cắp, buôn lậu, cờ bạc….sẽ phát triển một cách đột biến khôn lường
….
Với những những phân tích, lập luận, dự đoán này của các nhà Xã hội học thì chúng ta không thể nói là đại dịch Covid-19 sẽ làm cho nhịp điệu cuộc sống chậm lại được.

Cũng vì dự đoán sự bùng nổ Thông tin do sự phát triển đốt cháy giai đoạn của Tin học qua các mạng Intenet siêu tốc và máy tính lượng tử sau đại dịch mà Chính quyền Trung Quốc… và một số nước có chế độ quân phiệt, độc tài khác đã chuẩn bị cho ra đời những bộ luật “Thanh Lọc Mạng” rất khắt khe.

Ở các nước phát triển và dân chủ, vì sự ràng buộc của các bộ luật Nhân quyền, trong đó có luật Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do tiếp cận thông tin đa nguồn….họ không thể cho ra những bộ luật vi phạm các luật ấy được. Cho nên các tổ chức xã hội, các hãng xưởng, ngân hàng…. phải tự thành lập các đơn vị “An ninh mạng” độc lập để bảo vệ thông tin và quyền lợi riêng của họ.

Trong sự bùng nổ thông tin và sự mất kiểm soát Mạng xã hội vì những nguyên nhân như nói trên. Việc thành lập “Kỹ năng sàng lọc thông tin mạng” cho từng cá nhân của xã hội trở nên một nhu cầu khá thiết thực cho Nhận thức, Tri thức, Ý thức … trong lập trình “Kỹ năng sống” của từng cá nhân. Nếu không có động thái này, cơn loạn thông tin sẽ đưa chúng ta vào “ma trận” của nhận thức và cảm thụ xã hội “không biết đường đâu mà lần” …..


(Còn nữa)

10.04.20
Thuận Nghĩa

SHARE