Home Khí công THÁI CỰC DƯƠNG THỨC và KIM CÔ MIÊN QUYỀN / trọn bộ

THÁI CỰC DƯƠNG THỨC và KIM CÔ MIÊN QUYỀN / trọn bộ

1713
0

Tìm Tiết Tấu Thuần Việt cho Miên Quyền

Điểm cơ bản nhất cần lưu ý cho người mới trì luyện Miên Quyền (Thái Cực Dương Thức) không phải là hơi thở của Thái Cực, mà là Bộ Pháp và Thủ Pháp.

Thành thục được Bộ Pháp và Thủ Pháp, lưng cổ trầm vững và ngay thẳng trong suốt trường quyền khi tập luyện, sau đó chỉ cần trầm khí về đan điền, rồi từ chỗ tâm, thân,  ý hợp nhất, tĩnh, động, hư, thực, tùy từng chiêu từng thức mà hơi thở nương theo đó để thâu nhiếp một cách tự nhiên.

Cũng từ chỗ tự nhiên hài hòa đó, mà kình lực tự động tích liễm chân khí chuyển vận khắp châu thân, tự nhiên mà chuyển cân dịch cốt hóa hợp với Càn Khôn Vũ trụ. Đó cũng chính là cái Đạo của Thái Cực vậy

Bộ pháp của Miên Quyền, lúc nào cũng chân hư, chân thực. Có nghĩa là trọnh tâm của cơ thể lúc nào cũng dồn về một bên, bên đó là thực. Còn bên đặt hờ là chân hư. Bước đi hay dừng lại lúc nào cũng gần như ở thế đinh tấn. Bước tới thì đặt gót xuống trước, bước lui thì đặt mũi chân xuống trước. Rón rén, nhẹ nhàng tiến thoái như con mèo rình mồi vậy.

Còn thủ pháp của Miên Quyền cứ một tĩnh, một động, một thăng, một giáng, một trầm, một khinh, một tiến, một thoái, một tả, một hữu….cứ vậy mà quấn quít tìm nhau suốt cả trường quyền, không một lúc nào ngưng nghỉ và dán đoạn cả

Thủ pháp Miên Quyền hiểu nôm na là cứ tương tự như một „cuộc tình“ vậy.  Cứ mãi miết đi tìm nhau, nhưng khi gặp rồi thì lại chán ghét rời xa, lúc xa thì lại cố kéo lại cho gần, gần rồi thi lại phải hất hủi đẩy nhau ra xa, xa rồi lại bươn bả đi tìm nhau. Hai tay của Miên Quyền lúc nào cũng thế đó, không thể xáp lại sát nhau, nhưng cũng không thể rời xa nhau, quấn quít vần vũ trong một vòng tròn vô tận, trong một cơn xoáy hư vô, thấu cảm nhau, nương tựa nhau, nhưng vĩnh viễn không cận kề nhau.   

Cũng chính vì lẽ đó mà tiền nhân sáng tạo ra thuật thôi thủ, lấy quả bóng làm tâm điểm để luyện thủ pháp và kình lực của hai bàn tay.

Lão Phu dùng vòng Kim Cô không phải cố ý muốn có điểm dị biệt, mà cũng tuân thủ theo cái nguyên lý của cái Đạo Yêu trên của song thủ. Song lão phu cảm thấy, nếu hai lòng bàn tay luôn vận kình lực từ yêu bối để phát tiết làm cho chân khí hao tổn đi không ít. Lão phu bắt hai bàn tay bám chặt vào vòng tròn, nhưng hầu như song thủ vẫn chuyển kình lực theo chiêu thức của Miên Quyền nhưng không có sự phát tiết kình lực ra ngoài. Dư kình đó theo vòng Kim Cô mà chuyển hóa trở lại yêu bối, và hành khí, hoạt huyết, chuyển cân dịch cốt thêm  ở vùng lưng cổ.

Và đó cũng chính là yếu quyết của Kim Cô Thái Cực, và cũng vì thế mà nói, Kim Cô Thái Cực dùng để luyện bộ pháp, và có sự liễu nghiệm trị bệnh cho vùng lưng bụng cao hơn Thái Cực Dương Thức truyền thống là vậy….

Nói thì nói vậy thôi, chứ thành quả của sự tu tập chỉ có người trì luyện nó mới có thể trải nghiệm được, mọi sự đào xới trong kinh thư cuối cùng cũng chỉ là sự rao giảng nhăng cuội mà thôi.

Có sự chuyên cần năng nổ và đều đặn, thì cho dù chỉ là một động tác hít thở của môn thể dục giữa giờ của học sinh cũng có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Biếng nhác, trể nải và không đều đặn thường xuyên luyện tập, thì cho dù có là Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm,… cũng chỉ là thứ múa may biểu diễn mà thôi.

Ai mong cầu có một pháp môn, chỉ cần hí hoáy vài đường, chỉ chọc vài ngày, hít thở ba tuần là có thể khai mở, để đạt được năng lực thượng thừa thì hãy đợi đến tết Ma Rốc nhé…hehehehe…   

Miên Quyền\ Thái Cực Dương Thức nguyên bản phần một, với nhạc nền là bài hát nguyên bản Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

 

KIM CÔ THÁI CỰC phần tương ứng với phần một Miên Quyền, với phần nhạc nền là hòa tấu Ghita bản GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN NĂM

_____________________

  

phần hai của THÁI CỰC DƯƠNG THỨC nguyên gốc, với bài hát nguyên bản RU EM TỪNG NGÓN XUÂN NỒNG của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

  

KIM CÔ THÁI CỰC phần hai với phần nhạc nền là hòa tấu Saxophone bản Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

   __________

  

 

phần ba THÁI CỰC DƯƠNG THỨC nguyên gốc với phần nhạc nền là bài hát nguyên bản LÒNG MẸ của Thuận Yến

  

KIM CÔ THÁI CỰC phần ba, với phần nhạc nền là hòa tấu nhạc cụ Dân Tộc bản Lòng Mẹ

______________________________

phần bốn THÁI CỰC DƯƠNG THỨC nguyên bản với lời bài hát LÀNG TÔI của Vân Cao

KIM CÔ THÁI CỰC phần bốn với phần nhạc nền là bản hòa tấu Đàn Bầu bài Làng Tôi

______________________

phần cuối của THÁI CỰC DƯƠNG THỨC với bài hát KHÚC HÁT SÔNG QUÊ của Nhạc sĩ, Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

KIM CÔ THÁI CỰC phần cuối với bản hòa tấu Sáo Trúc bàn Khúc Hát Sông Quê

 

____

LƯU Ý

Dù là Thái Cực nguyên bản hay vô chiêu KIM CÔ cũng phải đánh một lèo từ đầu phần một cho đến cuối phần năm mới dừng, vì đây là một bài trường quyền.

23.07.12

LY QN Lê Thuận Nghĩa

SHARE