Home Ký sự TẢN MẠN VỀ NGÔN TỪ…

TẢN MẠN VỀ NGÔN TỪ…

477
0

Các cụm từ “Cứu trợ khẩn cấp”, “Hỗ trợ tích cực” và “Khắc phục hậu quả”… là những cụm từ thường được sử dụng khá nhiều trong những trường hợp “Thiên tai, địch họa” xảy ra ở một nơi nào đó có cộng đồng dân cư sinh sống…

Các cụm từ này có chung một mục đích, nhưng lại khác hoàn toàn về ý nghĩa “Thời vụ”. “Cứu trợ khẩn cấp” thường mang tính cấp bách kịp thời liên quan trực tiếp đến sinh mệnh tại thời điểm nguy cấp nhất. “Hỗ trợ tích cực” lại xảy ra trong thời điểm mà tính nguy cấp của sinh mệnh không còn đe dọa nữa, nhưng vẫn rất cần thiết sự giúp đỡ rốt ráo. Còn “Khắc phục hậu quả” thì lại mang tính chiến lược lâu dài… Ví dụ:

– Nhiều triệu đồng, thậm chí là hàng trăm triệu đồng… được “mang đến, trao cho” trong thời điểm nguy cấp, ví dụ như tại thời điểm đỉnh lũ ngập lút nóc hoặc bị cô lập, sẽ không có giá trị bằng một gói mì tôm, một chai nước lọc, hay là một lát bánh chưng…. Thậm chí là vô nghĩa và “phản cảm” và có thể là phạm cả “tội ác” sĩ nhục. Vì có thể nếu không có sự cứu trợ kịp thời của “1 gói mì tôm” ở nơi bị cô lập nhiều ngày thì số tiền kia rất có thể là loại tiền “phúng điếu”. Ngược lại, nếu sự nguy cấp đã qua, sự cấp bách không cần thiết nữa, thì có một triệu thùng mì tôm, hàng trăm tấn bánh chưng nóng hổi, nếu bị tới tấp “phủ mạng” theo hiểu “Cứu trợ khẩn cấp” thì đó mới là phản cảm, mới biến lòng hảo tâm thành sự “vô ơn”…

– Mặt khác, trong thời điểm “Khắc phục hậu quả”, là thời điểm mang tính chiến lược lâu dài như phục hồi lại tổn thất, truy lùng nguyên nhân để ngăn chặn thảm họa tiếp theo…mà vẫn khư khư bám lấy kiểu “Cứu trợ cấp bách” hay “Hỗ trợ tích cực”, thì “Mì tôm”, “Nước lọc”, và vài ba triệu đồng không còn mang ý nghĩa thiết thực nữa….

Đúng- Sai, Tốt- Xấu, À uôm- Minh bạch… “Thiện nhân” hay “Ác quỉ”… chỉ cách nhau một sợi tơ. Và những khái niệm qui ước đó cũng sẽ biến thiên theo “Thời điểm” của hành động xảy ra. Cùng một hành động đó, nhưng tại thời điểm này có thể là “Đúng”, nhưng ở thời điểm khác là “Sai”…

Nhưng cho dù đúng sai, tốt xấu… gì.. gì.. đi nữa, thì thực tế hiển nhiên của đời sống vẫn là: Kền kền thì chỉ ăn xác thối, còn loài ngỗng (ngô nghê) thì chỉ thích ăn cỏ và không bao giờ đụng đến xác động vật, tuy rằng cả hai đều là loại chim cổ cao và không thích bay cho lắm … khẹc… khẹc…khẹc.…

03.11.20

Thuận Nghĩa

SHARE