Home Ký sự SỰ TRÁO TRỞ CỦA NGÔN TỪ

SỰ TRÁO TRỞ CỦA NGÔN TỪ

855
0

(Phần 2: Lại tản mạn về ngôn từ Việt và sự “Đúng- Sai” trong Đời sống hàng ngày)

1- Mạc định từ đồng nghĩa thành 2 phạm trù khác nhau, cho nên dẫn đến quan niệm “Đúng” hay “Sai” cũng từ một hiện tượng, cùng một ngữ cảnh giống nhau (Phần 1)

2- Mạc định từ hoàn toàn “Sai” thành thành cực kỳ “Đúng”

Theo nguyên tắc “đánh vần” của Ngữ pháp tiếng Việt thì cụm cấu trúc Nguyên âm quyết định âm tiết của một từ được phát lên trước, sau đó mới phát ra Phụ âm đứng trước của từ ấy, rồi cuối cùng mới phát âm ra trọn vẹn của từ ấy.

Ví dụ đánh vần từ “Ca” trong cái “ca” uống nước, hay “ca” trực… thì phải đánh vần như sau: “a”.. “cờ”..cờ a ca”…

Ví dụ khi đánh vần chữ “Huân” trong từ “Huân chương” chẳng hạn thì phải đánh vần như sau: “u”…”â”…”nờ”…”uân”, “hờ… uân…huân”.

Hoặc là đánh vần chữ “cuốc” trong “cuốc đất” hay “cày cuốc”: “u”…”ô”…”cờ”…”uốc”, “cờ…uôc…cuôc…sắc…cuốc”

Theo cách đánh vần này thì chữ “Quân” trong “Quân đội”… sẽ phải đánh vần như sau mới đúng: “u”..”â”…”nờ”…”uân”, “cờ uân…cuân”

Hoặc từ “Quốc” trong “Tổ quốc” cũng phải đánh cần như thế này mới đúng: “u”… “â”…”cờ”…”u..â..c”, “cờ u âc..cuâc sắc cuấc”… hì…hì… trong trong từ điển của Ngài Alexan Đờ- rốt hồi thế kỷ 18 cũng sử dụng cách viết này. Cho đến cuốn Từ điển tiếng Việt hoàn chỉnh nhất là cuốn từ điển “Việt Nam Quấc Âm tự vị” phát hành năm 1895 cũng sử dụng cách đánh vần này, nhưng dùng chữ “q” (phát âm là cu). Ngay bìa sách cũng ghi rõ là “…Quấc âm tự vị” (xem hình ảnh đính kèm).

Cho đến sau những năm 1930 khi tái bản lại cuốn từ điển này mới chỉnh sửa thành là “Quốc âm tự vị”.

Từ điển và chữ cái của chữ Quốc ngữ, sau năm 1930 thì mới có thêm thêm một chữ ghép là chữ “qu”, (đọc là “cuờ”). Và từ đó các cuộc cải cách chữ viết, mạc định rằng khi sử dụng chữ “q”, thì không sử dụng một cách độc lập nữa, mà khi sử dụng chữ “q” để viết và phát âm, bao giờ cũng phải ghép với chữ “u” thành chữ “qu”. Và coi như đó là một phụ âm. Từ đó trong bảng chữ cái của tiếng Việt có chữ “q” nhưng không bao giờ được dùng đến (Coi như vô dụng).

Có lẽ vì tôn trọng những danh từ thiêng liêng như “Quốc gia”, “Tổ quốc|”, “Quân đội”…v..v… mà người ta không còn sử dụng cách viết và đánh vần ĐÚNG như “Cuân đội” hay “Kuân đội”, “Cuấc gia”…. Mà người ta lại mạc định một cách viết và đánh vần “SAI” (tòe loe) là chữ “Quân đội”, “Quốc gia”….v…v…

Nếu bắt buộc phải đánh vần các từ bị mạc định là “đúng” này thì phải đánh sao?. Là: “ô”… “cờ” … “ốc”, “cuờ (qu)…”ốc” ….”quốc”… nghe nó sai sai thế nào ấy, hoàn toàn không đúng với âm vận.

Hoặc là chữ “Quang” trong “hào quang”… âm vận khi phát âm chuẩn phải có âm tiết “oang”, “o”…”a”… “ng”… “oang”, như trong “hoang dã”, “toang hoác”…v…v… có nghĩa là viết như “coang” hay “koang” mói đúng âm vận. Nhưng mạc định là phải viết chữ này đúng Ngũ pháp là chữ “Quang”, nếu đánh vần là phải đánh vần: “a”…”ng”…”ang”, “qu”…”ang”… “quang”….Rõ ràng âm tiết “ang” không thể quyết định cho âm vận “oang” được….

Nhưng khi đã được mạc định, qui định vậy rồi, đã đủ lâu để nó hằn vào tiềm thức cả thế hệ cái “sai” đó là “đúng” rồi, thì có muốn quay trở lại “đúng” cũng thành “sai” thôi… hì hì… Bây giờ tôi đố ai viết là “Tổ cuốc” hay “Tổ quấc”, hoặc là viết “Cố chủ tịch Trần Đại Coang” xem. Không khéo lại vào tù ấy chứ….

Bởi vậy, trong cuộc sống cũng vậy, có những cái “sai” về bản chất, “sai” về nguyên tắc khoa học, nhưng khi đã được/ bị một cộng đồng xã hội, một tổ chức, một thế lực nào đó mạc định đó là “đúng”, thì nó sẽ không “sai” trong cộng đồng đó, trong tổ chức đó, thuộc về thế lực đó…. Khẹc .., khẹc… khẹc…

3- Không biết đó là cái gì, nhưng vẫn cho đó là đúng, sử dụng đúng:

(Còn nữa”

11.11.20

Thuận Nghĩa

SHARE