“MẬT NGỮ CỦA DÒNG SÔNG”

1- Qui tắc: “Người Cấy Lúa” (Xem phần 1)

2- Qui tắc: “Dòng Sông”

Trong một statut có tựa đề: “Vấn đề liên quan”, tôi có đặt ra một vấn đề cần suy ngẫm qua một câu hỏi để ngõ là: Theo bạn, muốn chuyển dịch một vật nặng thì “kéo” hay “đẩy” có tính khả thi hơn?. Gọi là “câu hỏi để ngõ” là vì câu trả lời sao cũng được tùy vào hoàn cảnh…

Tôi ghi là “Vấn đề liên quan” là liên quan đến Y thuật “ Lương- Hỏa Định Phong Châm”. “ĐẨY” hay “KÉO” trong câu hỏi này vốn liên quan đến 2 cụm từ “Kéo đến” và “Đẩy đi” trong qui luật “Bổ- Tả” của Lương- Hỏa Định Phong Châm. Qui luật Bổ- Tả trong Lương- Hỏa Định Phong Châm dựa vào qui luật Âm- Dương của “dòng chảy sinh khí” hay còn gọi là “Qui tắc Dòng sông”. Qui tắc này như sau:

– Sinh Khí (Nội lực, Nội khí, Năng lượng sống…) luôn vận động, chuyển hóa, hành hóa, tích liễm, thăng tán… trong cơ thể như một dòng chảy liên tục, không ngưng nghỉ, không gián đoạn từ đường Kinh này sang các đường Kinh khác thông qua các Lạc mạch

– Khi dòng chảy Sinh Khí chạy qua các đường kinh Âm thì nó mang tính chất của “Hành khí Âm” (Mạch Nhâm, các Kinh: Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào)

– Khi dòng chảy Sinh Khí chạy qua các đường kinh Dương thì nó mang tính chất của “Hành khí Dương” (Mạch Đốc, các Kinh: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu)

– Khi dòng Sinh Khí chảy trong đường Kinh nào thì Dòng chảy Sinh khí đó được mang tên của đường Kinh đó (Dòng sông Sinh khí). Ví dụ, khi dòng chảy Sinh Khí chạy vào đường kinh Thủ thái âm Phế thì dòng Sinh khí đó được gọi là Phế Khí, chảy đến kinh Thủ dương minh Đại trường thì gọi là Khí đại trường…..

– Nơi bắt đầu của đường Kinh thì gọi là “Thượng nguồn” của đường Kinh, nơi kết thúc của đường Kinh gọi là “Hạ nguồn” của đường Kinh

– Như một “Dòng Sông”, khi Sinh Khí chảy/ dịch chuyển trong mỗi đường Kinh, nếu không đủ đầy để tạo cho “dòng chảy” được linh hoạt, thông suốt thì gọi là “Kinh Hư” (Như dòng sông bị thiếu nước mùa hạn hạn, khô kiệt)

– Như một “Dòng Sông”, khi Sinh Khí chảy/ dịch chuyển trong mỗi đường Kinh, nếu bị bế tắc dồn nén lại quá nhiều để tạo khí thế uất kết, vỡ tràn… thì gọi là “Kinh Thực” (Như dòng sông bị bùn lầy ngăn trở gây nên tù động)

– “Kinh Hư” (Như dòng Sông thiếu nước), thì phải KÉO Sinh Khí chảy tụ lại đó, gọi nôm na là “Bổ” (Thêm vào, bồi bổ, hội tụ, tích lủy lại/ Toniesiren)- Thuật ngữ: “Kéo đến”

– “Kinh Thực” (Tù động, uất tràn) thì phải ĐẨY Sinh Khí chảy đi chỗ khác, gọi nôm nà là “Tả” (Bớt đi, phát tán, thăng hoa bớt/ Siedersiren)

– Dụng thuật “BỔ” thì phải khai thông “KÉO” khí đến từ “Thượng nguồn” của đường Kinh (Bổ vào Mẹ)

– Dụng thuật “TẢ” thì phải khai thông và “ĐẨY” khí đi ra bớt từ “Hạ nguồn” của đường Kinh (Tả vào Con)

“Kéo thêm vào” và “Đẩy bớt đi” là các động thái vô cùng quan trọng trong Y thuật “Lương- Hỏa định phong châm”, nó là kỹ thuật mang tính quyết định trong việc hóa giải hiện tượng co quắp tay chân của di chứng sau khi bị tai biến não. Các bạn lưu ý!!!!

….Cách đây độ hơn mươi năm về trước, khi dụng thuật “kéo đến”, “đẩy đi” trong Y thuật có liên quan đến dòng chảy của “Dòng Sông” này, vì cảm xúc trước sự “vi diệu” của Dòng chảy Sinh khí, và những lời dặn dò, trao truyền của Sư Phụ, tôi có cảm tác làm nên bài thơ “Mật Ngữ Của Dòng Sông”. Bài Thơ này sau được một người học trò phổ nhạc thành một bài hát…

MẬT NGỮ CỦA DÒNG SÔNG

….

Bàn tay ấm diệu hương

Vẫy trong chiều biệt ly

Hoa an bình tịnh lạc

Nở năm cánh vô thường

Đưa người về bến hạ

Qua những cánh cửa trời

Sâc cầu vồng nở rộ

Nương huyền quang buông trôi

Chèo giữa dòng đọa lạc

Đạp lên dòng hư vô

Sông chảy hay thuyền đẩy

Trở về là bến bờ

Bước bàn chân dung dị

Nhặt lá chiều ngu ngơ

Phía cuối trời thù thắng

Bóng tỳ kheo xa mờ….

3- Qui tắc: “Rừng Cây” (Xem phần tiếp theo)

05.06.21

Thuận Nghĩa

SHARE