Trong rất nhiều bài viết tôi có đề cập đến vấn đề có sự khác biệt rõ rệt giữa cách dụng Thuốc của Y học Cổ truyền Á đông (Đông Y) và Y học Hiện đại (Tây Y).
Sự khác biệt đó cũng không ngoài sự khác biệt cơ bản của 2 hệ thống là : „Đào thải gốc rễ của bệnh lý“ (Đông Y) và „Đối chứng trị liệu/ Dập tắt triệu chứng“ ( Tây Y). Vì vậy cách dùng „Thuốc“ của Tây Y là sử dụng TINH CHẤT của Dược liệu, cho dù là dược liệu có từ Hóa Chất hay là Dược liệu được CHIẾT XUẤT từ Thảo mộc. Cách dùng „Thuốc“ của Đông Y chủ yếu là từ Thảo Mộc và một số khoáng chất tự nhiên từ thiên nhiên hay động vật, và không chỉ sử dụng chỉ có Tinh chất của dược liệu (TINH) mà còn sử dụng thêm các yếu tố hành Khí như Màu sắc, Mùi vị… (KHÍ) cũng như Hương thơm, Hình dáng của thảo dược (THẦN). Và rất hiếm khi các Phương toa của Đông Y chỉ dùng „độc vị“, tức là chỉ có một vị thuốc ( Tôi nói là „hiếm khi…“). Toa thuốc của Đông Y bao giờ có rất nhiều vị, có nhiều tác dụng khác nhau theo nguyên tắc „Quân- Thần- Tá- Sứ“ (Chủ vị- Hỗ trợ cho chủ vị- Hổ trợ thêm bệnh lý khác- Dẫn thuốc)
Chính vì vậy cho dù hiện nay Thuốc chiết xuất từ thảo dược rất tiện lợi cho đời sống Văn minh hiện đại. Chính tôi, trong điều kiện „bất khả kháng“, vẫn cứ phải sử dụng cá loại thuốc chiết xuất này. Cho dù có phối được các „chiết xuất“ theo „Quân- Thần- Tá- Sứ“ đi nữa, nhưng thuốc „chiết xuất“ rất khó và thường là không ứng dụng được cái „KHÍ“ và „THẦN“ của Dược thảo. Đối với các chiết xuất dưới dang Nano thì coi như „KHÍ“ và „THẦN“ của Cây cỏ được chiết xuất thuốc đã bị „tận diệt“.
Ngay cả việc sắc thuốc theo phương toa dưới dạng sắc đại trà bằng nồi áp suất và đóng gói, đóng chai… bỏ tủ lạnh, dùng dần cũng đánh mất rất nhiều tác dụng của phương toa dưới tác dụng hoàn hảo „Tinh- Khí- Thần“ của Thảo dược.
Bởi vì nhịp sống hối hả của đời sống thực dụng, sự „tiện lợi“ được nâng lên hàng đầu, cho nên tôi cũng phải cuốn vào dòng xoáy này, nếu không, tôi sẽ bị „đào thải“ ra khỏi guồng máy của sự „sinh tồn“ trong cộng đồng.
Là người làm nghề thuốc Đông Y đã lâu năm tôi hiểu rõ giá trị ứng dụng của tất cả các yếu tố mang tính „tổng cục“ của Thảo dược ( Tinh- Khí- Thần) và tác dụng của Lập trình „Quân- Thần- Tá- Sứ“. Tôi không cam tâm đánh mất những thứ này khi sử dụng thuốc Thảo dược. Bởi vậy, không phải chỉ vì Lập trình „Tư vấn Dinh dưỡng“ trong dự án „Đào tạo bác sĩ Tự thân“ mà tôi nghiêng về các loại Thảo dược được ứng dụng dưới dạng „TRÀ UỐNG“ . Tôi nghiêng hẳn về „Thuốc“ theo dạng Trà uống và Thức ăn, cũng vì muốn bảo tồn tác dụng „Tinh- Khí- Thần“ của Thảo dược cũng như bảo tồn Lập trình „Quân- Thần- Tá- Sứ“ của việc dụng thuốc Đông Y theo nguyên tác „TIỆN LỢ“ của Đời sống Hiện đại.
Một đặc điểm khác rất quan trọng của Thảo dược, kể cả Thảo dược nguyên bản „Tinh- Khí-Thần“ của Đông Y hay là Thảo được chiết xuất Tinh chất của Y học Hiện đại, đó là đặc điểm Nguồn gốc xuất xứ của Thảo dược. Cùng một loại cây, cùng một chủng loài, nhưng phong thổ nơi cây thuốc sinh sống khác nhau, cho tác dụng nhiều ít khác nhau. Điều này không chỉ có Đông Y đã đề cập đến, mà các thử nghiệm lâm sàng của Tây Y cũng khẳng định như vậy. Thậm chí họ còn có những thử nghiêm lâm sàng để khẳng định rằng cùng một loại cây thuốc, các loại cây mọc hoang dại tự nhiên có tác dụng hơn rất nhiều các loại cây được ươm trồng theo kế hoạch khai thác. (Điều đó là hiển nhiên theo y lý của Đông Y).
Vả lại, tuy Tây Y và ngành Chiết xuất Thảo dược chưa có sự khẳng định cụ thể. Nhưng có một sự thật hiển nhiên khác nữa là người ở vùng địa lý nào, thì cơ địa bệnh lý phù hợp hơn với Thảo dược, cây cỏ ở vùng đó.
Cho nên, dù là nghiêng về Thảo dược theo dạng „Trà Uống“, có khả năng thích nghi với nhiều cơ địa bệnh lý, thì cũng cần suy xét thêm các loại Thảo dược thích hợp cơ địa với người bản địa của vùng đó. Ngoài việc tiện lợi cho việc truy xuất nguyên liệu còn có tác dụng như ý tôi đã trình bày trên.
Trước khi đi vào chiết giải các Phương toa cụ thể trong „Hành Trang Để Sống Chung Với Lũ“. Tôi xin mời các bạn tham khảo nội dung một bức thư, tôi viết đã 5 năm trước cho một đối tác ở Châu Âu. Người này là một Dược sĩ, có nhiều hiệu thuốc Tây ở Đức, và đang có xu hướng mở các Hiệu thuốc chuyên về Thảo dược Tự nhiên.
Nội dung bức thư có liên quan đến những vấn đề tôi vừa trình bày. (Trong này cũng có nội dung mà các bạn hiện đang sinh sống ở Đức và Âu- Mỹ có thể cần đến.
….
27.06.20
Thuận Nghĩa
Thưa Chị!
Vì không thể đưa các nguyên liệu thảo dược có nguồn gốc từ Việt Nam vào menü Kräuter Tee, khi chưa có sự cho phép của hệ thống Y tế cũng như sự kiễm duyệt của hệ thống kiễm soát Lương thực- Thực phẩm Đức, nên em cần có chút thời gian, để test lại các loại Heilkräuter có tác dụng tương ứng của Đức, cũng như test thử nghiệm lâm sàng liều lượng thích hợp cho cơ địa người Châu Âu. Vì vậy em xin lỗi chị vì sự chậm trễ trả lời về dự án „Heilkräuter Tee für Naturliche Detox“ mà chúng ta đã bàn tới.
Về nguyên tắc của trà thảo dược Detox theo nguyên lý của Đông Y cũng không có gì khác biệt mấy như lý luận của Y học hiện đại cả. Chỉ khác hơn về ngôn ngữ lập luận mà thôi.
Có điều các Menü trà thảo dược của chúng ta không TRỰC TIẾP tương tác lên các loại độc tố, hoặc trực tiếp bào tẩy, tống xả… ở các cơ quan bộ phận đã bị hư hại vì nhiễm độc. Phương châm của chúng ta là PHỤC HỒI lại các chức năng giải độc đã bị rối loạn hoặc bị tổn thương. Hay nói cách khác chúng ta chú trọng đến việc phục nguyên khả năng giải độc của cơ thể, hơn là trực tiếp tống thải độc tố từ các cơ quan đang bị nhiễm độc. Phương pháp này nhằm mục đích không gây thêm tổn thương cho khả năng tự giải độc của cơ thể khi sử dụng các dược liệu mang tính chất tẩy rửa như một số phương pháp giải độc đang hot hiện nay.
Cũng như vấn đề về Bệnh tật và Sức Khỏe, vấn đề trọng yếu nhất, có ý nghĩa sinh tử đối với đời sống và sự sinh tồn chính là Nước, loại vật chất chiếm tỉ lệ hơn 70% trọng lượng cơ thể. Vấn đề GIẢI ĐỘC cũng chính là vấn đề về „NƯỚC“.
Theo nguyên lý của Đông Y, điều khiển chức năng hấp thụ và chuyển hóa Nước trong cơ thể là do hệ thống Tam Tiêu. Hệ thống này có cơ chế cấu tạo và hoạt động như thế nào em sẽ dẫn nguồn cho Chị tham khảo để đồng bộ hóa kiến thức Y học cổ tryền và kiến thức Y học hiện đại, cho Chị có cơ sở giảng giải với người bệnh và khách hàng….
Cũng như sẽ cung cấp cho Chị các thông tin từ những nghiên cứu mới nhất, những kiến thức khác biệt với nhận thức của kinh điển truyền thống của Khoa học Y sinh trong lĩnh vực Giải độc. Ví dụ như những cơ sở lý luận và thực nghiệm Khoa học, khẳng định rằng Ruột già là nơi đóng vai trò Giải độc quan trọng nhất chứ không phải là Gan và Thận (Chức năng giải độc của Ruột già chiếm 70 % khả năng giải độc của cơ thể)
Vì những lý do trên, các toa thảo dược giải độc của chúng ta chủ yếu là giải quyết vấn đề hấp thụ và chuyển hóa Nước. Trong đó chủ yếu tương tác lên Niêm mạc ảnh hưởng đến 3 vùng Tinh- Khi-Thần, tương ứng với 3 vùng của Tam Tiêu trong nguyên lý chẩn trị của Đông Y. Cụ thể là các loại Niêm mạc (Schlemhaut) của Ruột già, Niêm mạc của Dạ dày, Niêm mạc của hành tá tràng (Zwöffingerdam) và Niêm mạc của Phổi và hệ thống Hô hấp. Tất cả cũng đều trên phương châm PHỤC HỒI NIÊM MẠC là chủ yếu, còn các thủ thuật bồi bồi bổ Gan, Thận cũng có nhưng không phải liệu pháp chủ chốt của Menü giải độc
Các loại Thảo dược/ Heilkräuter bao gồm 3 loại Chủ công, dùng chung cho tất cả các cơ địa bệnh lý. Cùng với 6 loại hỗ trợ cho các bệnh lý riêng biệt như:
– Kiêm thêm bệnh Thận và hệ Bài tiết
– Kiêm thêm bệnh về Gan và hệ tiêu hóa
– Kiêm luôn về Phế và hệ Tuần hoàn….
Trong đó 3 vị Chủ công dành chung cho mọi cơ địa là:
1- Brenessell Bläte chủ về phục hồi và điều tiết nước ở Hạ tiêu bao gồm Dickdam. Nieren, und Blase…
2- Löwenzahn (ganz) chủ về phục hồi và điều tiết nước ở Trung tiêu, bao gồm Dünndam, Milz, Magen, Leber und Schwöffingersdam
3- Kamin Blüte chủ về điều tiết ở Thượng tiêu, bao gồm Lunge, Herz, Atemweg…
6 vị hỗ trợ gồm thêm các loại bệnh lý đính kèm là:
a- Birkenblaäte und Gojibeer mit Krankenheit Untere Organ
b- Hoppe- Blüte und Marian Distel mit Krankenheit Mitere Organ
c- Salbai und Johanniskraut oder Süssholz für Krankenheit Obere Oragan
Về liều lượng và cách phối toa cụ thể, còn phụ thuộc vào việc giải độc cấp tốc hay giải độc từ từ, phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân khi chúng ta trực tiếp, chẩn trị và tư vấn, và phụ thuộc vào giá cả cho từng liệu trình (Việc này Chị rành hơn em.)
Về tác dụng của từng loại thảo dược riêng biệt thì chắc gần 50 năm hành nghề Dược Sĩ ở Châu Âu, chị cũng rành mấy loại Kräuter này hơn em, để giải thích cho người dùng và biết cách đặt nguyên liệu Bio giá rẻ hơn em rồi chứ.
Lần này em đã đặt đủ các loại này, và đóng gói theo liều lượng của một toa trung bình. Cuối tuần này xuống đó, em sẽ bàn cụ thể hơn.
Biết Chị bận rộn với mấy hiệu thuốc cả mấy nơi, nhưng hy vọng rằng chị có thời gian tham khảo các đường link em gửi, có cả tiếng Đức, tiếng Anh, và tiếng Việt để hiểu thêm về nguyên tắc vì sao các toa Giải độc của chúng ta lại có sự khác biệt với các phương pháp Detox đang hiện hành hiện nay. Và vì sao phương pháp „Phục Nguyên Chức Năng Giải Độc“ lại có nhiều tác dụng đặc biệt, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị dứt điểm bệnh Tiểu đường và bệnh Áp suâtt máu cao, trong đó có cả việc Phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân Ung thư đã qua nhiều liệu trình Hóa xạ trị.
Cảm ơn chị!
21.09.2016
Thuận Nghĩa