1- Thư Giãn Cuối Tuần:

* Có câu chuyện có thật kể rằng, sau 1975 Đoàn văn công Tổng cục chính trị trực thuộc Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN kết hợp với Nhà hát chèo Việt Nam sang giao lưu văn hóa với QĐND- Lào tại chiến trường Hạ Lào cũ. Các nghệ sĩ Chèo nhà mình hết mình phục vụ các chiến sĩ và nhân dân nước bạn. Nhưng khi các tiết mục Chèo vùa cất lên, thì khán giả nước bạn cứ ôm bụng cười đùa ngặt nghẽo rất mất trật tự và vô cùng thiếu tôn trọng trên tinh thần hữu nghị. Cuối cùng các lãnh đạo bên phía Lào bắt buộc phải xin ngừng biểu diễn, vì chính họ cũng không nhịn được cười…

Nguyên nhân là phía chúng ta cũng không lường trước sự tréo ngoe của ngôn ngữ của nước láng giềng gần gũi. Nghệ thuật hát Chèo của Dân tộc ta hay ở chỗ là luyến láy, ngân nga chữ “Hi…” ở cuối mỗi câu hát. Nhưng chữ “Hi” trong ngôn ngữ Lào là danh từ chỉ đích danh một cách trực chỉ bộ phận sinh dục của phái Nữ. Hì hì… bạn thử tưởng tượng xem, đồng bào dân dã nước bạn… cứ phải nghe phía Văn công nước mình cứ réo tên “cái ấy” ra mà ngân nga… suốt buổi trên sân khấu thì có nhịn được cười không chứ….

* Một trường Đại học ở Mỹ bắt buộc phải cho một Giáo sư của họ thôi việc, chỉ vì bị một Sinh viên Việt Nam kiện là “Phân biệt chủng tộc”, khi Ông ta yêu cầu Sinh viên này thay đổi tên gọi, vì Ông ta không thể gọi tên Sinh viên này được vì quá tục. (Người sinh viên này tên là Phúc, một cái tên gọi hay và có ý nghĩa rất đẹp của người Việt).*

* “Con cu lây tinh” và “Mình mai địt”… là phát âm từ tiếng Anh ra tiếng Việt của từ “Tính toán” và từ “Nhỏ mọn”… trong vô vàn những từ “nhạy cảm” như vậy trong những cuốn từ điển học tiếng Anh cấp tốc (Hình ảnh đính kèm)

…. V..v… Ý của đoạn thư giãn này là… đôi khi một từ ngữ rất đẹp của Dân tộc này lại là một cách nói vô cùng thô tục của Dân tộc khác. Cùng với sự “tráo trở” không đáng tin cậy của Ngôn ngữ, thì đó cũng là khía cạnh “bất tiện” của “Ngoại Âm”

2- “Nội Âm”- Tiếng nói của muôn loài, tiếng nói của “Bản năng”

– Ngôn ngữ của bất kỳ một Dân tộc nào trên thế giới này cũng đều có cấu trúc phát âm giống nhau, đó là lập trình của các “ký hiệu” xoay quanh 5 Âm tiết chủ yếu, bao gồm các Nguyên âm sau: “A”, “E”, “I”, “O”, “U”.

– Không chỉ có loài Người, mà tất cả các Sinh vật tồn tại trên Hành tinh xanh của chúng ta cũng có Ngôn ngữ giao tiếp giống loài xoay quanh các Âm tiết nói trên. Từ tiếng gầm của sư tử, đến tiếng tru của loài chó hoang, cho đến tiếng rả rích của côn trùng, thậm chí kể cả tiếng vi vu, ơ hờ của gió thổi trên hàng cây, hay tiếng vỗ rì rào của sóng biển…. Cũng nằm trong cung bậc của “a..e..i..o..u…” nói trên

– Tần số âm thanh mà các đài quan sát thiên văn thu được từ ngoài Vũ trụ cũng có kiểu âm sắc của lập trình các “Nguyên Âm” ấy….

– Trong “Lục mạch chi bảo” thì gọi các Âm tiết “A”, “E”, “I”, “O”, “U” và 2 phụ âm ghép cùng các Âm tiết đó là phụ âm “H” và “M” là “Chủng Âm” hay là “Ngôn ngữ của muôn loài”

– Thư tịch cổ của Khí công “Truyền nhân của Hơi thở” (T.Â.C) thì gọi “Ngôn ngữ của người câm” bao gồm các Nguyên âm “A”, “E”, “I”, “O”, “U” và 4 Nguyên âm ghép với Âm tiết “I” là “AI…”, “EI” (Phát âm là “Ây”, “OI” (phát âm là “ôi”), và “UI” ( Tất cả các người Câm đều phát âm được các âm tiết này)…. Gọi là “Nội Âm” hay là “Ngôn ngữ của Trực giác”

– Kỹ thuật Vận khí của Hành tức trong Phúc Hồ Lô (Thở bình) thường sử dụng các chấn động âm thanh của “Nội Âm” (Ngôn ngữ người Câm) này để trợ giúp trong việc vận hành và điều tiết Khí lực và kích hoạt sự tham gia vào “Hành trình sự sống” của “Sinh mệnh dự phòng”…

(Còn nữa)

Chú thích: * Đa số ngườii Việt cư trú ở các nước Âu- Mỹ, đều lấy tên là Peter, thay cho tên Phúc, khi xưng hô với người bản địa, Vì tên Phúc lúc gọi giống như một từ chửi tục vô cùng tục tĩu…

15.11.20

Thuận Nghĩa

SHARE