Hy vọng rằng, thông qua 2 buổi Livestream vừa rồi, các Học viên và Môn sinh nồng cốt của các TN- DSĐ có đủ cơ sở „Khoa Học“ (Đối với các cái đầu đầy ắp sự sùng kính với Khoa học thực nghiệm) có sự liên kết lại với các bài tập nâng cao trong giới Trung đẳng. Đặc biệt là với „Âm dương thủ“, „Ngũ phụng triều âm“ và „Lục tự tiếu“ để trả lời những „Đại nghi“ giải mã cho những thắc mắc trong những chuyển hóa của chính cơ thể họ khi tập luyện.

… Tập huấn Khí công Trung đẳng „Truyền nhân của Hơi thở“ vào cuối tháng 12 năm 2019. Lão Phu định truyền thụ những Kỹ thuật rốt ráo trong „Nghệ thuật quản lý cảm xúc“ cho các Môn sinh Trung đẳng. Nhưng khi nhận ra các Kỹ thuật cơ bản của việc quản lý Thể chất của các Môn sinh hầu hết là còn quá sơ sài. Vì vậy đành gác lại việc truyền thụ tầng „Thực dụng“ của „Nghệ thuật quản lý cảm xúc“ mà tiếp tục sử dụng „xô“… hì hì… để dạy lại từ đầu…

Tập huấn Khí công Trung đẳng vào cuối tháng 12 năm 2020 (Trực tuyến). Tuy rằng phản hồi của Học viên và Môn sinh đa số là „Vỡ vạc“ ra nhiều điều. Trong gần 60 Học viên của 5 cầu trực tuyến có khoảng 7 đến 8 Môn sinh đã biết được cách điều tiết và quản lý được „Hệ thần kinh Thực vật“ (Cũng đỡ tủi cho 8 năm làm „thân cò lặn lội“).

Tuy nhiên… đa số Học viên của cuộc tập huấn lần này vẫn chưa chiêm ngộ ra được tầm quan trọng „cốt tử“ từ những bài tập Cơ bản của Hơi thở bụng, và vẫn chưa tự khám phá ra được những „mật chỉ“ trong những cái „Phất tay, đưa chân“ đơn giản của các bài tập ấy. Ngoài ra vẫn còn những Môn sinh và Học viên vẫn hướng về những „Phép nhiệm màu“, những „Công năng đặc dị“…

Cho dù vậy Lão Phu vẫn cố „đãi cát tìm vàng“ và vẫn phương truyền các Kỹ thuật nhiếp Âm và Chuyển hóa Âm thanh, thông qua phương tiện „Lục Tự Tiếu“. Trong đó đặc biệt chú trọng đến Kỹ thuật „Nuốt Ngược Chủng Âm“. Có cái may là hầu như tất cả Môn sinh và Học viên đều rất hứng thú với loại phương tập này.

Tuy nhiên Kỹ thuật „Nuốt ngược chấn động Âm thanh“ đối với Âm đơn thuộc hệ thống Nguyên âm thì không khó. Nhưng để „Nuốt“ được một cách „Vang vọng“, „Trong trẻo“ và „Rõ ràng“ các chủng Âm có kèm các Phụ âm „Tiền Nguyên“ và „Hậu Nguyên“ thì không phải dễ. Đặc biệt là đối với các chủng Âm có Phụ âm bật môi. Ví dụ như các Phụ âm: „P“, „B“, „“V“ và đặc biệt là Phụ âm „EM“ tức là „M“ ….Có nghĩa là khi biến „Ngoại Âm“ thành „Nội Âm“ thì bắt buộc các âm tiết được phát ra có sự rung chấn rất mãnh liệt và vang vọng nhưng không được phép hé môi, mà phải cắn chặt răng và đưa sự rung chấn hướng ngược về dưới bụng. Nói một cách dễ hiểu hơn là làm thế nào phát được các chủng Âm „bật môi“, nhưng không được mở môi và hé răng, nhưng Âm lượng vẫn đủ lớn, đủ chấn động một cách rõ ràng và rung chấn lên mãnh liệt ở vòm ngực và bụng dưới.

Hì hì… vì vậy đối với các Học viên có căn cơ với Âm thanh, Lão Phu có đưa cho một vài Phương tiện để tập luyện, trong đó có phương tiện „Cát đá trùng lai“ và „ Vọng nguyệt ca“, dùng để „Đánh bụng thổi tiêu“ và „Ngân nga nuốt âm“.

Trong đó „Cát đá trùng lai“ có 6 khổ thơ, gồm 216 chữ. Nhưng trong 216 (108 nhân đôi) chữ này, tuyệt nhiên không có một chữ „Em Mờ“ (M) nào hết. Mục đích là để cho các Học viên, Môn sinh tập cách „Nuốt Âm“ mà khỏi đụng đến cái Phụ âm nếu không „bật môi“ thì không thành tiếng này.

Ngược lại trong „Vọng nguyệt ca“ thì cũng có khối lượng tương đương chừng ấy chữ nhưng lại có đến 49 chữ Em (M). Dùng để luyện công phu „Nuốt Em“ hì hì hì…

(Các bạn lưu ý, các kỹ thuật „Nuốt âm“ này có liên quan rất chặt chẽ với Biện lý „Ngịch chuyển“ trong hệ thống lý luận Khoa học có các danh từ: Libisches System, Hypothalamus, Hypophyse, Sympathikus, Parasympathikus, Immunsystem, Endokrines System….)

Xem lại phương tiện „Cát đá trùng lai“. Hì hì… đố tìm được „Em“ nào nhé:

CÁT ĐÁ TRÙNG LAI

1

Không hướng đến dư phượng thờ Thiên thủ.

Loay hoay về ngộ cát đá trùng lai.

Khi đã thả đời trôi trên dòng ảo vọng

Thì cứ chọn cung đàn để nghe ngược tiếng chuông phai.

Thì cứ chọn vô ngần để nghe ngược tiếng chuông ngân.

2

Không còn chi với rẻo chiều nắng héo.

Thì lang thang níu kéo nhánh ân tình

Cho nhớ nhớ vọng suối nguồn veo vẻo.

Thỉnh xưa về phổ độ những chông chênh.

3

Còn vu vơ với ráng chiều gió gãy.

Thì lang thang lã lướt sóng giang hồ

Cho nhớ nhớ gọi hồn yêu vời vợi.

Rước xưa nồng sưởi lại những câu thơ.

4

Vẫn cứ chờ, cứ đợi dưới ánh trăng lồ lộ

Cứ lã lơi Hơi thở dưới trường quyền

Ngày sau có khách vô thường đến hỏi.

Chỉ ngã đường an định cõi uyên nhiên.

Chỉ ngả đường không còn in dấu ưu phiền…

5… ( Điệp khúc)

Tóc tiểu đồng lung linh, lung linh….trên đầu như làn khói.

Ngõ trúc gầy giờ trắng xóa lối sương tan

Phất trần vẫy thì lụa là cũng vậy

Dòng thảnh thơi tùng ngọn sóng chen bóng sen cài

Dòng vô ưu từng ngọn sóng ngát ngát hương sen nồng

6

Không còn nghe… lao xao phía ngân hồ

Cội nguồn giờ đã vắng

Cát đá ngày nao lận đận thế cũng được gần nhau.

Sao vẫn thấy hình như hùng đông vẫn còn

quá nặng

Trĩu những nốt hờn

Trôi trên sóng tình

Rồi lững lờ trôi…

Hay vẫn còn lo lắng

Lỡ sau này… sỏi đá lại lìa đôi

Lỡ sau này sỏi đá lại chia …xa….

04.02.21

Thuận Nghĩa

SHARE