Người ta cứ quan niệm là Thơ thì phải có vần. Bởi vì cấu trúc của vần điệu mà chia ra thành thể loại. Sau này khi dòng thơ mới ra đời vì không tuân theo niêm luật của thể loại nên người ta còn gọi nôm na là Thể Thơ Tự Do. Thật là vô lý khi gọi loại Thơ không có niêm vận theo các thể loại cổ truyền là Thơ Tự Do.
Thơ tự thân nó vốn dĩ là Tự Do.
Dù là Đường Luật Tứ Tuyệt Lục Bát hay Song Thất Lục Bát…đi nữa. Dù là Lý Bạch hay Nguyễn Du Là Tô Đông Pha Đặng Trần Côn là Heirich Heiner là Puskin hay Hồ Xuân Hương hay Xuân Diệu Chế Lan Viên là Nguyễn Duy Lâm Thị Mỹ Dạ Ngô Minh hay Ngọc Yến Đức Tiên Hồng Vân Phan Bùi Bảo Thi Thu Hà Nội Vũ Thanh Hoa Nguyễn Đức Đát Phạm Dạ Thủy Nguyên Hùng Hà Linh hay là Cơm Nguội Cơm Chiên Dòn là Giang Hồ Vặt Chuông Gió hay là Đất Đứng Quán Thơ Vàm Cỏ hay Động Đình Hồ….thì tất cả họ đều là Tự Do trong ngôn ngữ thể hiện cảm xúc của cá nhân trước cuộc sống.
Có xúc cảm mới có Thơ Thơ là ngôn ngữ biểu hiện xúc cảm qua sự thể nghiệm của Đời Sống. Xúc cảm là Ý tưởng. Hình tượng ngôn từ và vần điệu thể loại chỉ là phương tiện phát sinh sau cảm xúc có nhiệm vụ đăng tải mang vác phục vụ cho ý tưởng. Một xúc cảm nên thơ đó là Thơ. Không thể nào qui nạp những ngôn ngữ có vần điệu mới là Thơ được.
Nắng khô mưa ướt mây bay
Bình minh thì sáng tắt ngày là đêm
…
Cái bàn vuông viên bi tròn
Chiếc xe người đạp bon bon trên đường
Lục bát đấy nhưng ai có thể gọi đó là Thơ- Lục Bát được. Vì nó không có ý tưởng không có cảm xúc nên cái gọi là Lục bát đó trống rỗng vô hồn dung lượng không đăng tải một ý niệm gì cả nên nó đâu phải là Thơ.
Chính vì vậy mà Thơ phải có chất Thơ (cảm xúc). Những cảm xúc giả tạo gượng gạo gò nắn vào vần điệu và thể loại để ép thành Thơ thông qua xảo thuật từ ngữ sẽ để lại những bài văn vần sáo rỗng không để lại một lượng thông tin gì trong tâm thức của người đọc. Cho nên dù nó có vần điệu có tuân thủ đúng theo niêm luật của thể loại thì cũng khó có thể gọi đó là một bài Thơ được.
Ngược lại chỉ cần có một câu nói thấm đẫm cảm xúc một ý tưởng tràn trề chất liệu hương sắc của hồn người được viết ra dù dưới hình thức gì cũng có thể trở thành một câu thơ lộng lẫy một bài thơ hấp dẫn .
Bài thơ tình „Nói Với Em” chỉ vẻn vẹn có hai câu của Cố Thi sĩ Bùi Giáng chỉ giản đơn như một câu nói bình thường :
Bây giờ em bảo anh đi
Anh ừ vâng ạ anh đi từ từ
Chỉ vậy thôi không cầu kỳ tu từ không cần phải gượng gạo gò nén niêm luật một câu trả lời được phát tiết ra trong một cảm xúc nuối tiếc trong sự cảm thụ bất tận dưới rung cảm nồng nhiệt của lòng độ lượng đã tạo nên Bài Thơ thật diễm tuyệt.( Em xua đuổi tình của Anh ư vâng! Tình Yêu của anh đã vượt ra khỏi giới hạn của sở hữu vượt ra khỏi giới hạn của không gian em nói anh đi anh sẽ đi vì sự kề gần không có ý nghĩa gì trong sự đo lường hạn định với tình yêu cả. Nhưng cứ để rồi anh đi từ từ vì làm sao mà có thể sai bảo được tình yêu được.)
Hoặc như trong tựa đề cho Blogs của mình Nhà Thơ Ngô Minh có viết một câu :
” Sông ôm làng mà cứ ngỡ ôm tôi”.
Cái xúc cảm nồng ấm về quê hương đó được thể hiện qua hình ảnh con sông uốn chảy lượn lờ vòng vèo như ôm ấp lấy làng xóm đã nảy sinh ra ý tưởng ” như thể ôm tôi “. Hồn Quê và Hồn Người đã thăng hoa quyện lẫn vào nhau và tan hóa vào trong huyết mạch của Ngô Minh vì vậy mà câu nói đó ứa đẫm bóng dẫy chất Thơ. Câu nói đó đâu có sự hiện diện của ngôn ngữ bác học đâu cần sự riết ráo nâng cấp của thể loại. Nhưng đó không những là một câu thơ hay mà chính nó đã là một Bài Thơ hoàn mỹ hoàn mỹ đến độ đọc đi đọc lại cả trăm lần mà mỗi lần đọc đều có sự rung động đằm thắm về quê hương rất mới lạ.
Khi tôi lật tiếp Blogs của Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo sau khi đã tê khoái lâng lâng với ” Và Rồi Mây Gió Với Ta” của Nhà Thơ Văn Công Hùng. Tôi đọc lướt qua bài thơ ” Không Đề Năm Mới ” và trầm mình vào trong những ý tưởng kỳ lạ những ý tưởng dồn dập lôi cuốn vào một thế giới nội tâm đa tầng. Đọc đi đọc lại để thấm nhiễm cái xúc cảm đầu năm của Nhà Thơ. Tự nhiên tôi thuộc làu làu bài thơ mà không có chủ định học thuộc nó lúc đó tôi mới nhận ra bài thơ được Tác giả viết theo thể Lục bát. Đọc và thấu cảm được bài thơ rồi mới nhận ra được thể loại của bài thơ. Không có nghĩa là tôi vô tình đọc một cách đại khái. Mà chính vì Nguyễn Trọng Tạo khi viết nên bài thơ này (tôi dám chắc như vậy) chắc chắn Ông cũng không để ý là mình viết ra bằng Lục bát. Vì cái cảm xúc của năm mới chợt òa về trong Ông và thấm vào ngôn ngữ mà thành ra bài Thơ.
Tôi không có ngày tháng năm sinh của Ông để bấm một quẻ Tử Vi để thỏa mãn sự hiếu kỳ với tài năng đa dạng của Nhà hoạt động Văn hóa này. Ông không những chỉ là Nhà Thơ mà còn là một Nhạc Sĩ một Họa Sĩ một Nhà văn Nhà báo một Nhà Bình Luận Văn học … Trong bất kỳ lĩnh vực nào Ông cũng khẳng định chỗ đứng vững vàng của mình như một cây đại thụ. Sức sáng tạo của Ông thật khủng khiếp và bất tận. Nguồn cảm hứng sáng tác trong Ông không bao giờ cạn hụt. Đành rằng đó là tài ba là vốn sống là kết quả của những năm tháng lăn lóc trong dòng đời muôn vẻ. Nhưng không thể nào không liên quan đến định mệnh đến nghiệp số. Vì chỉ có vấn đề đó mới có thể lý giải được vì sao cũng chừng ấy thời gian để tồn tại mà cái Ông tuổi Hợi này lại có khả năng sống hằng mấy cuộc đời Nghệ Sĩ và cuộc đời nào cũng vẻ vang hoành tráng sự nghiệp nào cũng để lại những kiệt tác đồ sộ và trường tồn lâu dài. Không có ngày tháng năm sinh để lập Tử vi thẩm định lại định số Văn cách của Ông nhưng tôi cũng mường tượng ra trong thiên bàn Tử Vi của Ông có cung Mệnh và cung Quan Lộc đắc địa. Tam hợp Mệnh-Tài-Quan rất có thể hội đủ các văn tinh Thiên tướng Vũ khúc Văn xương Văn khúc Tấu Thư Thiên tài Thiên Thọ Tam Thai Bát tọa….Mệnh-Tài-Quan hội đủ các sao ấy Ông mới có thể vừa điểm bút thành thơ hất cọ thành tranh búng tay ra nhạc được. Và tất nhiên trong các cường cung ấy không thể thiếu Đào-Hồng Hỉ Thanh Long Hoa cái Tả phụ Hữu bật vì có các sao ấy định mệnh Ông mới có đủ sức để yêu. Yêu đời yêu người yêu quê hương yêu bè bạn yêu đồng đội chiến hữu..Chỉ có tình yêu bất tận đó mới phả linh hồn diễm tuyệt vào trong những tác phẩm bất hủ của Ông (có người nói Ông yêu đến sói cả đầu..hì..hì..).
Cuộc đời Ông gắn liền với Sự nghiệp Văn nghệ Sự nghiệp Văn nghệ không những là đời sống tâm linh của Ông mà cũng chính là nghề nghiệp sống của ông. Đời sống vật chất của Ông gắn liền với ngọn bút. Không thiếu những tác phẩm ra đời từ những đơn đặt hàng hay là nằm trong kế hoạch bắt buộc phải viết. Nhưng không phải vì vậy mà những tác phẩm ấy nhạt nhẽo khuôn sáo và thiếu cảm xúc. Dù trong hoàn cảnh nào các tác phẩm của Ông cũng được sáng tạo ra trong nỗi đam mê trong tình yêu vô hạn trong sự thẩm định của lương tri nghề nghiệp. Dù Ông rất bận thời gian không đủ cho những hoạt động giao lưu văn hóa không đủ để hòan thành nhu cầu bài viết trong kế hoạch. Nhưng „Không Đề Năm Mới” nhất định không phải là bài viết cho đơn đặt hàng càng không phải là một bài viết nằm trong dự định. Tôi dám đánh cá điều đó với Nhà Thơ bằng một chai Hennessy thượng hảo hạng. Vì „Không Đề Năm Mới” là một dòng chảy tâm thức vỡ òa nên bất chợt mà thành Thơ.
Đứng trước thềm năm mới cảm xúc về những gì đã qua đi lui vào cổ độ. Rồi những gì tới sẽ là mới cho một ngày mới nhưng rồi cũng sẽ là cũ đi khi dòng thời gian sẽ trôi qua. Tất cả là sự giả tạm vô thường không có gì là trường tồn vĩnh cửu. Mới đó rồi cũ đó có đó rồi mất đó đèo bồng mang vác làm gì cho trĩu nặng rồi cuối cùng cũng là không mà thôi: Cởi trời xanh cởi đất nâu và cởi cả bốn mùa gửi lại cho ngọn gió vô thường cuốn trôi đi ( Thương nhau cởi áo cho nhau về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay). Chỉ có Nguyễn Trọng Tạo mới yêu thương đến độ cởi cả đất trời cởi cả bốn mùa để cho đi không một nuối tiếc vậy thôi. Cũng chẳng cầu mong gì hơn chỉ cần nhặt được chút ít gì đó của tháng ngày còn lại chút xúc cảm của buồn vui của say đắm và hững hờ về đắp đổi cho Thơ là đủ.
Không đề cho một năm mới vì bắt đầu một năm mới hay kết thúc một năm cũ chẳng có gì phân biệt cả vì thời gian vốn dĩ như một bản nhạc không lời du dương đó réo rắt đó và cũng ngậm ngùi là đó.
Cả một dòng cảm xúc cuộn òa về theo năm mới năm mới vừa mới bắt đầu mà cũng đã bắt đầu kết thúc trong qui luật nghiệt ngã của năm tháng. Đầu năm cuộn tràn lên như ngọn sóng rì rầm để cuối đời cũng như những giọt mưa vỡ òa bong bóng trên những ngọn sóng vô thường.
KHÔNG ĐỀ NĂM MỚI
Cởi trời xanh cởi đất nâu
Bốn mùa gửi lại bên cầu gió bay
Rồi ra nhặt tháng nhặt ngày
Nhặt buồn vui nhặt đắm say hững hờ
Nhặt cười nhặt khóc làm thơ
Nhặt mây làm áo lụa tơ cưới trời (*)
Thời gian tiếng nhạc không lời
Đầu năm là sóng cuối đời là mưa…
0h ngày 1.1.2009
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Dòng chảy cảm xúc đó ý tưởng cởi bỏ những gánh nặng của thời gian cuộn tràn nên câu chữ mà thành ra Lục bát. Cảm xúc ý tưởng và cách diễn đạt lâng lâng bâng quơ đã tứa ra Lục bát chứ chắc chắn Tác giả không có chủ định dùng Lục bát để biểu hiện cảm xúc của mình. Đó là điểm ngoạn mục của ” Không Đề năm Mới “. Trong bài này chúng ta không bắt gặp được thủ pháp cách tân lục bát điêu luyện của Nhà Thơ như ở các bài Lục bát khác của Ông cũng không bắt gặp được sự đột phá mới mẻ trong ngôn ngữ. Nhưng vì cảm xúc bộn bề ý tưởng mới lạ (cởi trời xanh cởi đất nâu nhặt mây đan áo lụa cưới trời đầu năm là sóng cuối trời là mưa…) nên bài Lục bát có sức quyến rũ hấp dẫn lạ lùng đọc xong dư âm của nó để lại cảm xúc rất mênh mang dìu dịu và có gì đó như hụt hẫng vô lường lắm….
Tôi không đặt tên Entry này là Ngày Lục Bát nếu như tôi không ngẫu nhiên lật thêm mấy Blogs nữa mà những entry mới nhất của các Bloger ấy cũng lại Lục bát. Sự ngẫu nhiên kỳ lạ đó làm cho tôi ngơ ngẩn không lẽ có một qui luật nào đó có một sự kết nối linh cảm vô hình nào đó giữa các Nhà Thơ để trong cùng một lúc những cây bút đa dạng cùng viết một thể loại Lục bát. Tôi ngơ ngẩn trôi nổi trong „Và Rồi Mây Gió Với Ta” với Không Đề năm Mới với Xuân Quí Phái (Trương Đình Tuấn) với „Đêm Ái Tử Nghe Hát Ru Con” (Võ Văn Luyến) và „ Là Em” (Từ Linh Nguyên” để tìm cho ra lời giải cho sự ngẫu nhiên huyền bí đó…
(CÒN NỮA)
06.01.09