„Năng lượng“ (Enegie), „Năng lượng sinh tồn“, „Năng lượng sống“, „Năng lượng sinh học“, „Sức sống“, „Khí“, „Khí lực“, „Đồng tiền Năng lượng ATP“…v..v… Là những cụm từ thường để mô tả một loại hình vật chất không nhìn thấy bằng mắt thường (Vô hình nhưng có thể đo đạc và xác định được) dùng để vận hành và duy trì sự sống. Hiểu một cách nôm na là „Nhiên liệu“ để vận hành „Cỗ máy sự sống“.

Cũng như Năng lượng của Vũ trụ, „Năng lượng sống“ cũng được chia thành các thành tố khác nhau, bao gồm 2 Hệ thống:

– Hệ thống Năng lượng cơ bản (Năng lượng tầng thấp, Năng lượng nền tảng, Năng lượng thô)

– Hệ thống Năng lượng liên kết (Năng lượng tầng cao, Năng lượng quản lý, Năng lượng vi tế)

Trong đó:

A- Hệ thống thống Năng lượng Cơ bản bao gồm 4 thành tố:

1- Cơ năng: Là nguồn năng lượng cơ học, phát sinh ra do sự vận động, cọ xát, va chạm của vật chất. Trong Cơ thể học là năng lượng phát sinh ra do sự vận động của các loại cơ bắp và xương cốt của Hệ vận động. Trong Bệnh lý học là Liệu pháp sử dụng các hình thức vận động, tập luyện thể dục thể thao, tập luyện vận động dưỡng sinh, võ thuật… để khôi phục thể trạng đã bị tổn thương và khôi phục lại chức năng đã bị suy giảm hoặc rối loạn. Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này là ở vùng hạ bàn, vùng dưới cùng của bụng dưới, tương ứng với Luân xa / Chaka 1 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Hạ đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

2- Nhiệt năng: Là nguồn năng lượng tạo nên sự thay đổi về Nhiệt độ, phát sinh ra do sự đốt cháy vật chất. Trong cơ thể học là Thân nhiệt. Trong Bệnh lý học là Liệu pháp sử dụng Nhiệt độ nóng hoặc lạnh để hỗ trợ trị liệu. Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn Năng lượng này nằm ở vùng bụng dưới rốn, tương đương với Luân xa / Chaka 2 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Hạ đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

3- Hóa năng: Là nguồn năng lượng được sinh ra do sự chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác của Vật chất. Trong Cơ thể học là Năng lượng được sinh ra do sự hấp thụ dưỡng chất qua Hệ thống tiêu hóa. Trong Bệnh lý học là dùng Thức ăn, Thảo dược hay thuốc Hóa dược để trị bệnh. Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này nằm ở khoảng giữa từ rốn đến xương ức. Tương ứng với Luân xa / Chaka 3 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Trung đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

4- Điện năng: Là năng lượng điện từ. Trong cơ thể học còn gọi là Nhân điện. Nguồn năng lượng này sinh ra do sự chênh lệch hiệu điện thế giữa lưỡng cực của Tế bào. Trong bệnh lý học là dùng các tương tác điện từ để hỗ trợ chẩn trị. Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này nằm ở giữa lồng ngực. Tương đương với Luân xa / Chaka 4 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Trung đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

B- Hệ thống thống Năng lượng Liên kết bao gồm 3 thành tố:

5- Âm năng: Là nguồn năng lượng phát sinh ra do sự chấn động của Âm thanh đưa lại. Trong cơ thể học là âm thanh do cổ họng và Hệ hô hấp phát ra, ví dụ như hát, nói, đọc, rên rỉ…. Trong bệnh lý học là dùng các chấn động tần số của Âm thanh để chẩn trị. (Kỹ thuật Siêu âm, hay Âm nhạc trị liệu thuộc về liệu pháp này). Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này nằm ở giữa hõm cổ. Tương đương với Luân xa / Chaka 5 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Thượng đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

6- Quang năng: Là năng lượng được phát sinh từ sự chiếu rọi và chuyển hóa tần số dao động của Màu sắc và Ánh sáng. Trong Cơ thể học gọi là Quang phổ / Hào quang. Trong bệnh lý học là dùng tần số ánh sáng, màu sắc để chẩn trị. (Lase, Xquang, MRT… thuộc về liệu pháp này). Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này nằm ở giữa 2 lông mày trước trán. Tương đương với Luân xa / Chaka 6 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Thượng đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền

7- Năng lượng Hấp dẫn: Là nguồn năng lượng phát sinh ra do sự hấp dẫn của vạn vật. Trong cơ thể học nó được ví như là Tâm năng, là sức mạnh của Ý chí và Đức tin. Đây là nguồn năng lượng có tính chất liên kết các thành tố còn lại khác của Năng lượng tổng thể. Trung tâm tích lũy và điều tiết nguồn năng lượng này nằm ở giữa đỉnh đầu. Tương đương với Luân xa / Chaka 7 trong Yoga, Vệ đà, Mật tông… và thuộc về Tổng đan điền trong Khí công và Y học cổ truyền.

Tùy theo cơ địa, căn cơ, thể chất, sở trường, sở thích và tùy cả Duyên nữa. Mỗi người có thể tích lũy và điều tiết được một hoặc nhiều hơn một Trung tâm năng lượng đến cảnh giới tối cao của nó. Ví dụ có người luyện tập, tu luyện về Nhiệt năng đến cảnh giới tối cao, họ có thể điều tiết được thân nhiệt của họ xuống dưới 20 độ C hoặc lên đến hơn 100 độ C như người của pháp môn Tumo / Mật tông chẳng hạn. Hoặc có người có căn cơ tu tập họ có thể đạt đến cảnh giới cao của Điện năng là thân thể họ có thể phát ra dòng diện hàng ngàn Vôn hoặc là phát ra điện từ để có thể hút chặt vật chất khác lên cơ thể của họ…v..v…

…Và cho dù là người có căn cơ cao, là bậc Thánh nhân, bậc Đại Trí, Đại Giác… được truyền thừa phương pháp Tu tập có hệ thống căn bản đi nữa. Thì trước khi tập luyện và để khai mở và điều tiết các Trung tâm năng lượng thuộc „Hệ thống Năng lượng Liên kết“ (Năng lượng Vi tế). Họ cũng phải trải qua việc tập luyện trau dồi, trải nghiệm về các Nguồn năng lượng Cơ bản / Năng lượng nền tảng trước cái đã.

Không! Không bao giờ có cái „Vĩ mô“ bền vững lâu dài được, khi cái đó được xây dựng trên một „Nền tảng“ rệu rã, suy nhược, hư hao, yếu đuối, ô trược, tăm tối… Cũng như „Tòa tháp Sức khỏe“ của Sinh mệnh vậy, nó không thể nào có thể hoành tráng và vững bền lâu dài khi được „xây dựng“ trên một nền móng ỉu xìu, bạc nhược, rối rắm, xộc xệch, bếp bênh và rệu rã… của thân thể và nội tạng… được. Cho dù „Tòa tháp“ ấy trước mắt có được tô phết một cách lộng lẫy bằng cây cọ và sắc màu của „ám thị“ đi nữa. Thì nó cũng hoành tráng và lộng lẫy như một thứ „Hàng mã“ mà thôi. Đến một lúc nào đó Đức tin vào thứ Năng lượng „Hàng mã“ được phát sinh ra từ „Lệnh ám thị“ bị sụp đổ, thì „Tòa tháp“ ấy cũng trở thành tro bụi. Đó là điều chắc chắn!!!

Đừng tưởng cánh diều đang chao lượn giữa bầu trời mà ngỡ nó được vi vu mãi mãi. Cái gì sẽ xảy ra khi gió lặng, hoặc sợi dây gắn kết với một điểm nào đó vào một giờ khắc nào đó bị đứt?. Tôi đợi!!!! hì hì hì…

11.12.21

Thuận Nghĩa 

SHARE