Trong phần “Mẹo vặt Luyện khí” tôi có nhắc đến các “ Bí Cấp” của các Đại môn phái như sau:
Trích: “….Hẳn các bạn đã từng nghe đến các cụm từ này: “NGŨ KHÍ TRIỀU NGUYÊN”, “NGŨ TÂM TRIỀU THIÊN”, “NGŨ MÔN KIẾN NHẬT”, “NGŨ THỂ ĐỒNG NHẤT”, “NGŨ PHỤNG TRIỀU ÂM”….v..v… Tất cả những cái “Ngũ” (5) nhắc đến trong các cụm từ đó đều chỉ những thứ giống nhau, trong một tư thế của cơ thế gần như giống nhau của tất cả những gì “Giống Nhau” nhất của các “Đại Môn Phái” về Dưỡng Sinh, Tôn Giáo (Kể cả các môn thể dục, dưỡng sinh của Y học hiện đại)…
“Ngũ Khí..” của Y học cổ truyền Á đông. “Ngũ Tâm…” của Thiền tông Phật giáo, “Ngũ Môn…” của Đạo giáo, “Ngũ Thể…” của Du Già Giáo, “Ngũ Phụng…” của Kim cương thừa Mật tông… v..v… 5 cái “Ngũ” đó là chính là 2 LÒNG BÀN TAY, 2 LÒNG BÀN CHÂN, và ĐẢNH (Chót cao nhất của đầu- mặt). Những từ đi kèm theo các cái “Ngũ” kia là ám chỉ về một hướng “Duy nhất” đó là hướng lên trên, hướng về phía mặt trời, hướng lên trời, qui tụ về hướng mặt trời… v..v…” – (Hết trích).
Vậy các Bạn có suy ngẫm về 2 chữ tại: “Tại sao” không?.
Ngoài các Biện lý của Hệ thống “Fuss- Hand Reflexzonen” (Hiệu ứng phản xạ hệ Thần kinh Thực vật) ra. Nếu chúng ta để tâm quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy tại các vùng da của lòng bàn tay, lòng bàn chân, và vùng trán- thái dương, nơi không hề có các cơ cấu đặc biệt của Tuyến mồ hôi gắn liền với các lỗ chân lông. Nhưng đó là các vùng nhạy nhất với “Nội nhiệt” và sự điều tiết “Hằng nhiệt” của bản năng sinh tồn của Giống loài, nên thường hay đổ mồ hôi nhanh nhất và đổ nhiều không kém các vùng kín có tuyến mồ hôi của lông tóc…..
Ngoài ra các vùng đó là các vùng nhạy cảm nhất của “Xúc giác” (Ví dụ thường bị cù nhột nhất). Theo kinh nghiệm luyện Khí của người xưa, thì các vùng đó cũng là “Cửa Ngõ” (Thiên Môn) để tương tác, giao lưu… “Vào- Ra” giữa “Tiểu Ngã” với “Đại Ngã” (Cơ thể Con người với Vũ trụ), giữa Năng lực Sinh tồn có Ý thức với Bản năng Sinh tồn của Giống loài, giữa “Tiền kiếp” với “Hiện kiếp”… v..v…
Đó cũng là vấn đề có thể lý giải tại sao các bậc Tu hành, các Hành giả của Thiền tông, Mật tông, Du già, Đạo gia…. Lại vô cùng chú trọng đến thế ngồi Hoa sen (Kiết già- Là thế ngồi mà hai lòng bàn chân ngữa lên trời). Chú trọng đến sự vận động của các ngón tay và lòng bàn tay (Đại thủ ấn- Mudra). Hoặc chú trọng đến “Thiền hành” bằng chân đất (Tiểu thừa Phật giáo và Du già/ Yoga…). Và đặc biệt là lúc nào cũng lim dim “Như mất hồn” khi họ tập toàn bộ Tâm ý vào vùng giao nhau giữa đầu lông mày (Huệ nhãn- Con mắt thứ 3).
Điểm gặp nhau giữa các Hành giả “Luyện Khí Dưỡng Sinh” và Nguyên lý kích thích Phản xạ Thần kinh Thực vật của Y học Hiện đại qua Lý thuyết “Fuss- Hand Reflezonen” cũng tại ở “điểm đó”, “các vùng đó” (Xem hình 1 đính kèm).
… Và đó cũng là cơ sở, nền tảng để tôi đưa ra một kết luận mang tính “Thực tế hiển nhiên” trong phụ đề của bức ảnh đính kèm bài viết “Siêu Mẹo Vặt” ( Xem lại hình 2 đính kèm)
(Với các học viên và đệ tử của Khí công “Truyền Nhân Hơi Thở”, lại càng phải lưu tâm đến loạt bài viết “Mẹo Vặt” này. Vì đó cũng là những kiến thức quan trọng cần phải biết cho các “Lập trình”, “Nhịp thở”… của Hành Tức sau này)
15.10.20
Thuận Nghĩa