Chương 3     PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP LỤC TỰ KHÍ CÔNG

 1-Chuẩn bị:

– Tắm gội sạch sẽ quần áo nới lỏng rộng rãi thoải mái – “ngoại khiết” – Chọn nơi yên tĩnh thoáng mát không có sự quấy nhiễu ( tránh trường hợp vừa luyện tập vừa mở Truyền hình ) “ tịnh viên”- Ngồi xếp bằng thoải mái hoặc ngồi trên ghế thả lỏng hai chân chạm đất- “nhu tọa” – Hai tay để lên đùi một cách tự nhiên “thủ-túc giao hòa”- Eo lưng hơi thót lại hai vai buông lỏng – “ yêu bối hướng tâm kiên ngung hướng hạ” – Cằm hơi thu vào để từ gáy xuống thắt lưng tạo thành một đường thẳng – “hậu thân trực chỉ” – Hai mắt khép hờ nhẹ nhàng vô tư lự ( “ Lãn miêu mục thị” : như mắt con mèo lười ngái ngủ) 

2-Thực hành:  

a) phương pháp thở và kỹ thuật tiết-nhiếp Tự quyết:  -Hít vào bằng mũi hít xuống bụng dưới bụng hơi phình ra. Chỉ cần trong ý niệm biết rằng ta đang hít vào một luồng không khí trong sạch từ đỉnh đầu đi xuống bụng dưới không cần quan tâm khí đi như thế nào và cũng không cần thiết cố hít vào thật sâu  – Thở ra bằng miệng khi thở ra kèm theo việc trong ý nghĩ phát ra tự quyết ở mỗi hơi thở tự quyết chỉ phát ra một lần và ngân vang cho đến cuối hơi thở. Trong khi thở ra môi và lưỡi đặt ở vị trí thích hợp để phát ra ÂM QUYẾT đã chọn. Đặc biệt lưu ý Chỉ phát ra tự quyết bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sự rung động như có thể nghe được rõ ràng nhưng chỉ trong tâm thức chứ không phát ra âm thanh thực sự   – Đến cuối hơi thở miệng ngậm lại đầu lưỡi chạm nướu răng trên và tiếp tục hít xuống bụng dưới để bắt đầu một chu kỳ thở tiếp theo. Hơi thở này tiếp theo hơi thở kia liên tục khoan thai nhịp nhàng đều đặn. Không thô không ngắt quãng không gấp gáp không dồn dập.

b)Thực hành Lục tự tương sinh: – Luyện tập Lục tự quyết là luyện tập theo một vòng Lục tự tương sinh hoàn chỉnh chứ không phải luyện tập từng Tự quyết riêng biệt mổi Tự quyết được lặp đi lặp lại theo một lượng số có hạn định rồi Tự quyết này nối tiếp Tự quyết kia theo qui luật của Lục tự tương sinh hết một vòng Lục tự tương sinh là kết thúc phần thực hành tự quyết -Có hai cách luyện tập Lục tự quyết:  Luyện tập dưỡng sinh nâng cao chính khí và luyện tập để trị bệnh. Mỗi một cách luyện tập chỉ khác nhau về số lần tiết tự và thời điểm luyện tập mà thôi chứ về kỹ thuật không có gì thay đổi.

* Luyện tập dưỡng sinh: Tùy thuộc vào thời gian trong ngày ta chọn thời điểm luyện tập vào lúc nào thì có vòng Lục tự tương sinh tương ứng với thời điểm đó. Có 3 thời điểm trong ngày luyện tập có hiệu quả nhất

° Từ 5 đến 9 giờ sáng chọn vòng Lục tự tương sinh  Nhật khởi- Đông khai  tức là vòng tương sinh có Chữ HƯ đứng đầu (HƯ-HA-HÔ-HI-SUY-HU) để luyện tập. Sau khi đã chuẩn bị tư thế tập luyện như đã trình bày trên bắt  đầu quá trình hô hấp tiết tự: Hít vào từ từ bằng mũi nhưng lại tưởng tượng như có một luồng thanh khí đi vào đỉnh đầu và hướng xuống bụng dưới đồng thời lúc đó bụng hơi phình ra hơi thở vào vừa đủ thoải mái ( không cần thiết hít vào thật sâu) tiếp nối ngay lúc đó bụng từ từ thót lại bắt đầu kỳ thở ra miệng mở nhẹ như chuẩn bị phát âm chữ HƯ (xem phần hình thái của tự quyết) theo với luồng hơi như thể được ép ra từ bụng dưới ra ngoài là âm tự HƯ được sự chỉ đạo của tâm tưởng phát ra và ngân dài cho đến tận cuối hơi âm tự được phát ra thực sự với mọi nguyên lý cấu trúc hoàn chỉnh của sự phát âm nhưng lại không thành tiếng hay nói một cách khác dễ hiểu hơn là người luyện tập nghe được trong tâm trí của mình rõ ràng âm tự phát ra nhưng người ngồi bên cạnh không nghe rõ. Khi hơi thở ra vừa hết cũng không cần phải cố xả thật hết hơi thì lại tiếp tục hít vào để tiếp tục chu kỳ tiết tự mới. Cùng với hơi thở ra mỗi tự quyết được thực hiện 21 lần lần lượt từ Tự quyết HƯ 21 lần rồi đến Tự quyết HA 21 lần cho đến Tự quyết HU thì kết thúc một buổi tập.Tổng cộng tất  cả là 126 hơi thở tiết tự. Phân tích cả quá  trình thì có vẻ là khó thực hiện nhưng khi đã nắm vững  Nguyên lý việc tập luyện rất đơn giản. Ví dụ khi hít vào chỉ cần bụng hơi phình ra miệng ngậm lại là bắt buộc hơi phải theo mũi để vào lúc đó chỉ cần đưa sự chú ý lên đỉnh đầu thì tự nhiên cảm giác như thể có luồng hơi chạy vào đỉnh đầu hít vào phình bụng ra khi đủ hơi  theo phản xạ lúc xả hơi ra tự nhiên bụng lại tự động thóp vào chỉ cần đưa sự chú ý của tư tưởng vào âm tự nơi vòm miệng là đã thực hiện được sự tiết tự như ý muốn.

° Từ 13 cho đến 15 giờ chiều thì chọn vòng Lục tự tương sinh Ngũ Trung Đại Hóa tức là vòng tương sinh có chữ HÔ khởi đầu:  (HÔ-HI-SUY-HU-HƯ-HA) lần lượt luyện tập như đã trình bày trên

° Từ  20 giờ tối cho đến quá nửa đêm chọn vòng Vọng Nguyệt Tàng Nguyên tức là vòng tương sinh có chữ SUY khởi đầu để tập luyện  (SUY-HU-HƯ-HA-HÔ-HI)

Tại sao ở 3 thời điểm trên luyện tập Lục tự khí công lại có hiệu quả  hơn các thời điểm khác? và tại sao ở mỗi thời điểm lại phải sử dụng mỗi vòng Lục tự khác nhau? Nếu nắm vững các qui luật vận hóa của ngũ hành ứng với qui luật vận động của Vũ trụ cũng như qui nạp vào cơ thể  con người như đã trình bày ở phần Các nguyên tắc cơ bản của Lục tự khí công thì câu hỏi đó rất dễ giải thích. Ở mỗi vòng lục tự tương sinh chữ khởi đầu đóng vai trò rất quan trọng nó quyết định toàn bộ tính chất chấn động và khả năng hành hóa cho cả vòng chữ khởi đầu mang Hành gì thì cả vòng tương sinh đều mang tính chất của hành đó.Ví dụ chữ HƯ mang hành Mộc thì vòng Lục tự “ Nhật khởi-Đông khai” có chữ HƯ khởi đầu cũng mang Hành Mộc tương tự ở các vòng Lục tự khác cũng vậy. Ngoài ra mỗi vòng Lục tự mang một ý nghĩa tượng trưng cho khả năng tác động của nó vào quá trình hoạt động sinh trưởng và tồn tại của con người. Ví dụ: -Vòng Nhật khởi-Đông khai mang hành Mộc vì chữ khởi đầu là chữ HƯ ( hành Mộc). Đối với thiên nhiên cũng như cơ thể con người hành Mộc ứng với sự khai mở phát sinh cho một chu kỳ vận hóa (Phát triển và tồn tại). Hành Mộc tương ứng với phương Đông tương ứng với với giờ Dần giờ Mão :từ 3 đến 5 từ 5 đến 7 giờ  (xem kỹ phần Lục tự qui nạp với ngũ hành) .Vòng lục tự có tên là Nhật khởi  ( mặt trời mọc) –  Đông khai ( mở ở hướng Đông) ngoài ý nghĩa là hành Mộc ứng với phương Đông vào lúc mặt trời mọc hai chữ “khởi”: là bắt đầu và chữ “khai”: là khai mở còn có ý nghĩa nói đến khả năng khai mở nói đến năng lượng chấn động thúc đẩy cho một vòng sinh hóa khởi động. Tương tự  như vậy vòng Lục tự Ngũ trung đại hóa có chữ HÔ đứng đầu chữ HÔ thuộc hành Thổ cho nên cả vòng Lục tự này đều là hành Thổ. Hành Thổ đối với quá trình sinh hóa của cơ thể là biểu tượng cho sự phát tán hoạt hóa của năng lượng vật chất được hấp thụ qua đường tiêu hóa (khí hậu thiên)  năng lượng vật chất này theo Đông y là bao gồm Khí Huyết và Tân dịch hai chữ Đại hóa của vòng Lục tự tương sinh này bao hàm ý nghĩa là Hành khí Hoạt huyết và dưỡng tân nói tóm lại sự chấn động của vòng Lục tự này là giúp cho khí huyết được lưu thông mạnh mẽ khắp thân thể. Còn vòng Lục tự Vọng nguyệt tàng nguyên dịch ra nghĩa đen là Nhìn trăng mà thu giữ lấy nguyên khí. Chỉ có ban đêm mới có trăng ban đêm là giờ hợi giờ tý thuộc hành Thủy bởi vậy mới chọn vòng  lục tự tương sinh có hành thủy là chữ SUY khởi đầu là vậy và nó có tác dụng với  sự sinh hóa của cơ thể là hỗ trợ quá trình tàng trữ tích lũy   giữ gìn và bảo vệ nguyên khí. Tóm lại chọn 3 vòng Lục tự tương  sinh này  sở dĩ có những đặc điểm đặc  thù  tương ứng với các thời điểm thích hợp trong ngày là vì 3 vòng Lục tự này mang 3 hành khí  Mộc Thổ Thủy là đại diện cho 3 giai đoạn quan trọng nhất của quá trình phát triển và tồn tại của khí hóa. (Qui luật phát triển tất yếu của vạn vật đều nhất định phải trải qua các giai đoạn: Phát sinh-Trưởng thành-Hành hóa-Thu nhiếp và Tàng trữ). Khí Mộc thịnh vượng nhất buổi tảng sáng   có khả năng kích động sự phát sinh. Khí Thổ thịnh vượng nhất vào buổi xế trưa có khả năng kích hoạt sự phát tán thăng hoa và lưu chuyển. Khí Thủy thịnh vượng nhất vào buổi  tối có khả năng thúc đẩy quá trình tích lũy tàng trữ  và bảo vệ. Ngoài những yếu tố cơ bản ấy yếu tố tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày cũng được chú trọng tảng sáng xế trưa và chiều tối là những thời điểm thuận lợi để thực hành và luyện tập. Như đã nói trên đó là 3 thời điểm trong  ngày tương ứng với 3 vòng lục tự tương sinh mà người luyện tập dưỡng sinh bình thường đạt được hiệu ứng khí hóa tối đa nhất. Thực ra luyện tập bất kỳ một vòng Lục tự tương sinh nào   và vào thời điểm nào củng đều có kết quả nâng cao chính khí điều hòa khí huyết và củng cố thể trạng để bảo vệ sức khỏe cả. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì luyện tập 3 lần trong 1 ngày với 3 vòng Lục tự đã chọn thì tốt nhất còn không chỉ cần mỗi ngày một lần chuyên cần đều đặn đã đạt được những thành tựu mà không có một thứ thuốc bổ dưỡng nào sánh kịp. Ngoài ra muốn có hiệu quả tốt hơn cho việc phục hồi các chức năng bị rối loạn lệch lạc thì nên căn cứ vào tình trạng thể khí của cơ thể để lựa chọn vòng Lục tự thích hợp. Ví dụ: “..tình trạng khí huyết thiếu. Khả năng thu nạp dinh dưỡng kém kèm theo những triệu chứng  hay mệt mỏi chán chường  ủ dột u uất thần sắc bạc nhược v..v   đó là do nguyên nhân lệch lạc ở chỗ  phát động khởi đầu của dòng sinh khí vì vậy nên chọn vòng Lục tự “Nhật khởi-Đông khai” mà luyện tập. Sinh khí đầy đủ dinh dưỡng dư thừa mà thần sắc không tươi nhuận đau nhức  thường xuyên… là do rối loạn nơi chỗ hoạt hóa vì vậy mà chọn vòng Lục tự “Ngũ trung đại hóa” mà dùng. Sinh khí hoạt hóa khắp châu thân phát tán bộn bề nơi kinh mạch sức khỏe như dư thùa  mà tâm thần vẫn hoảng hốt  ăn nói cuồng ngôn bạo ngữ ngang ngạnh hiếu chiến hỷ nộ thất thường tham dâm loạn dục ..v.v..là bởi lệch lạc nơi khâu tàng trữ do khả năng thâu nhiếp giữ gìn lỏng lẻo nên để cho Chân khí không có chỗ nương tựa bám víu mà lồng lộn như ngựa điên loạn lưu nơi kinh mạch thất tán ra ngoài là vậy. Khi gặp tình trạng này nên chọn vòng “Vọng nguyệt tàng nguyên” chuyên cần mà luyện năm bữa bảy ngày tất khỏi.” (LụcTự Bệnh Lý Kỳ Thư ) Kinh nghiệm người xưa ghi lại
“ Lưỡng thuận đắc thời chi sở dụng
Minh khai đông khởi vị tòng sinh
Mãn ngọ tọa trung luân đại hóa
Nhập dạ tàng nguyên thâu nhiếp bình…”                                                                    (Sách Lục tự kỳ môn dị pháp)

Dịch nghĩa : Gặp thời điểm mà có hai có 2 cái thuận lợi thì nên dùng như buổi hừng đông một là khí Mộc thịnh vượng nhất hai là lúc vừa ngủ dậy chuẩn bị cho một ngày mới thuận tiện cho việc rèn luyện thì dùng vòng Nhật khởi-Đông khai là vòng tòng sinh mà luyện. Quá trưa vừa phù hợp với giờ nghỉ trưa khí thổ lại cường tráng ngồi ở trung tâm mà luân chuyển vòng đại hóa (Ngũ trung đại hóa). Vào đêm khi thủy khí đầy tràn lại vừa qua khỏi một ngày vận động đến thời nghỉ ngơi là lúc rất phù hợp để tàng trữ nguyên khí thu nhận tinh khí trở lại nơi tiên thiên điều tiết quân bình khí huyết  đó là chức năng của vòng lục tự Vộng Nguyệt Tàng Nguyên

13  °Luyện tập để trị bệnh: 

Kỹ thuật luyện tập Lục tự khí công để trị bệnh về căn bản hoàn toàn giống như kỹ thuật luyện tập dưỡng sinh đã trình bày ở trên. Nhưng về tình tự  và số lần tiết tự có khác nhau.

-Về thời gian luyện tập không nhất thiết phải lựa chọn thời gian thích hợp một cách kỹ càng như các Cổ thư chỉ dạy. Ví dụ bệnh ở tạng phủ nào thì phải lựa chọn thời gian tương ứng với tạng phủ ấy để luyện như bệnh về Phổi thì phải chọn giờ Thân giờ Dậu bệnh về Tim mạch thì chọn giờ Tỵ giờ Ngọ v..v…Thứ nhất là bởi việc chọn lựa thời gian phức tạp không giản tiện như yêu cầu của phương pháp thứ hai là hiệu quả không có gì khác biệt lớn vì năng lượng chấn động kích thích chủ yếu phụ thuộc vào hình thể của Tự quyết. Về thời gian nếu được chỉ tuân thủ theo 3 thời điểm trong ngày như đã trình bày ở phần Luyện tập dưỡng sinh (xin tham khảo phần Lục tự qui nạp vào thời gian)  –

Căn cứ vào bệnh tật  ở tạng phủ nào trong Nội tạng bệnh có liên quan đến cơ quan bên ngoài nào liên hệ đến chức năng nào thì chọn Tự quyết tương ứng theo nguyên tắc Lục tự qui nạp vào cơ thể con người như đã trình bày ở phần “ Các nguyên tắc cơ bản của Lục tự khí công” để đưa ra liệu trình luyện tập hợp lý (sẽ trình bày cụ thể ở phần Ứng dụng Lục tự quyết trị bệnh nan y)

-Liệu trình luyện tập tiết tự để trị bệnh có 3 giai đoạn còn gọi là 3 vòng:
*
Vòng 1 :  gọi là vòng khai mở vòng này bắt đầu từ Tự quyết đầu tiên cho đến tự quyết cuối cùng lần lượt mỗi tự quyết chỉ thực hành có 6 lần tiết tự tổng cộng tất cả có 6 lần 6 là 36 hơi thở .Vòng 1 người xưa gọi là vòng “Tiểu chu Thiên Địa”  Sách  Lục tự bệnh lý kỳ thư gọi là vòng “Thiên cang” sách Lục tự kỳ môn dị pháp gọi là “Chu khởi”. Thanh-long y án khảo luận gọi là “Tam thập lục bảo khí” còn gọi là vòng “Bảo khí” .Tuy khác tên  gọi nhưng cùng chung một ý nghĩa mục đích và liệu pháp. Sau khi vừa kết thúc vòng 1 thì tiếp tục ngay vòng 2 không để gián đoạn.
*
Vòng2 : gọi là vòng hành hóa gọi là vòng chứ thực ra giai đoạn này chỉ thực hành tiết tự  một Tự quyết liên quan đến cơ quan bị bệnh mà thôi.Và tự quyết này được thực hiện với 18 lần hơi thở liên tục vòng 2 còn có tên gọi là “Trung chu Thiên địa”. Sách Lục tự bệnh lý kỳ thư gọi là vòng “Nhân hoá”. Thanh-long y án khảo luận gọi là “Thập bát La hán phục nguyên” còn gọi là vòng “Phục nguyên”. Sách  Lục  tự kỳ môn dị  pháp  gọi là “Hoạt chu”. Thực hiện xong vòng 2 tiếp tục thực hiện vòng 3.
*
Vòng 3 : gọi là vòng hòa tiết vòng này mỗi Tự quyết trong vòng Lục tự tương sinh được thực hiện 12 lần tiết tự. Tổng cộng là 12 lần 6  bằng 72 hơi thở. Vòng 3 người xưa gọi là  vòng “Đại chu Thiên địa”. Sách Lục tự bệnh lý kỳ thư gọi là vòng “Địa tàng”. Sách Lục tự kỳ môn dị pháp gọi là “Hòa chu”. Thanh-longY án khảo luận gọi là “Thất thập nhị hòa công” còn gọi là vòng “Hòa công” Tổng cộng toàn bộ một liệu trình luyện tập trị bệnh là tiết nhiếp 126 Hơi thở (36+18+72=126 lưu ý luôn luôn nhớ kỹ phép số này).
Một vài ví dụ minh họa phương pháp luyện tập trị bệnh:

–  Bệnh về tai :   như ù tai (Tinitus) viêm tai    giữa(Mitteohrenzündung) lãng tai v..v..So sánh với bảng Lục tự qui nạp vào cơ thể thì Tai ứng với Chữ SUY trong lục tự quyết vì vậy chọn chữ SUY làm tâm điểm cho quá trình tập luyện. Khi đã biết chữ SUY là Tự quyết trung tâm thì  nên chọn vòng Lục tự tương sinh Vọng Nguyệt Tàng Nguyên để luyện là tốt nhất vòng lục tự tương sinh này thời gian thích ứng cho thực hành là vào buổi tối như đã trình bày ở trên. Quá trình thực hành tiết tự như sau: Buổi tối sau khi tắm gội sạch sẽ áo quần rộng rãi thoải mái tìm nơi yên tĩnh chọn tư thế ngồi thích hợp thả lỏng toàn thân hai mắt nhắm hờ cổ ngay lưng thẳng. Hít vào từ từ bằng mũi đồng thời bụng hơi phình ra đặt sự chú ý lên đỉnh đầu để tạo cảm giác như có một luồng thanh khí đi vào từ đây chứ không phải đi vào bằng mũi hơi vào vừa đủ miệng chuẩn bị tư thế để phát âm chữ SUY đồng thời ép bụng để tiết hơi ra miệng tư tưởng và sự chú ý hoàn toàn tập trung vào chữ SUY hơi thở được đẩy ra từ từ qua cấu trúc chữ SUY của vòm miệng ra ngoài tư tưởng suy nghĩ đang phát ra chữ SUY nhưng chỉ tồn tại trong Tiềm thức chứ âm hưởng không thực sự có thật. (Âm tự tồn tại và được phát ra trong tâm thức chính là ở dạng tàng ẩn bên trong cho nên mang tải sức chấn động của Nội khí rất lớn) .Tiếp tục hơi thở vào như trước rồi lần lượt tiết tự chữ SUY theo nhịp thở như thường lệ sau khi tiết tự chữ SUY đủ 6 lần thì tiếp nối hơi thở để tiết tự chữ HU. Thứ tự lần lượt chữ  SUY 6 lầnàHU 6 lầnà chữ HƯ 6 lần à chữ HA 6 lần à chữ HÔ 6 lần à chữ HI 6 lần . Đến đây là kết thúc vòng 1 tức là vòng khởi động không được dừng lại làm gián đoạn nhịp thở mà phải liên tục tiếp nối nhịp thở tiết tự của vòng 2. Lại hít vào bằng mũi tư tưởng tập trung lên đỉnh đầu…..Thở ra kèm theo việc tiết tự chữ SUY vì chữ SUY là chữ trung tâm đã chọn cho liệu pháp trị bệnh về Tai. Chữ SUY được thực hành tiết tự 18 lần liên tục đến đây là kết thúc vòng 2 tức là vòng hoạt hóa cũng có nghĩa là vòng chủ chốt để trị bệnh. Tiếp tục nhịp thở tiết tự của vòng 3 lại bắt đầu từ chữ SUY nhưng mỗi tự quyết thực hiện đến 12 lần theo thứ tự sau: chữ SUY 12 lầnà chữ HU 12 lần à chữ HƯ 12 lần àchữ HA 12 lần à chữ HÔ 12 lần à HI 12 lần. Đến đây là kết thúc một buổi thực hành tiết tự.  Vì điều kiện thời gian bó buộc không thể luyện tập vào buổi tối để thực hành vòng lục tự tương sinh Vọng nguyệt tàng nguyên ( là vòng Tự quyết để trị bệnh về Tai thích hợp nhất) thì chọn thời gian khác với vòng Lục tự khác vẫn đạt được hiệu quả tốt. Nếu thời gian luyện tập vào buổi sáng thì như đã trình bày ở trên chọn vòng lục tự Nhật khởi-Đông khai và trình tự luyện tập như sau:Chữ HƯ 6 lầnàchữ HA 6 lầnàchữ HÔ 6 lầnàchữ HI 6 lầnàchữ SUY 6 lầnàchữ HU 6 lần è chữ SUY 18 lần è chữ HƯ 12 lầnà chữ HA 12 lần à chữ HÔ 12 lần à chữ HI 12 lần à chữ SUY 12 lầnà chữ HU 12 lần. Nếu thời gian luyện tập vào xế trưa thì chọn vòng Ngũ trung đại hóa trình tự luyện tập như sau:Chữ HÔ 6 lầnà chữ HI 6 lần à chữ SUY 6 lần à chữ HU 6 lần à chữ HƯ 6 lần à chữ HA 6 lần è chữ SUY 18 lần è chữ HÔ 12 lần à chữ HI à 12 lần à chữ SUY 12 lần à chữ HU 12 lần à chữ HƯ 12 lần à chữ HA 12 lần .

– Hết chương 3

SHARE