Home Khí công LUẬN VỀ BÀN TAY CỦA THÁI CỰC (Bài Trường Quyền 108 Thế...

LUẬN VỀ BÀN TAY CỦA THÁI CỰC (Bài Trường Quyền 108 Thế Của Họ Dương̣)

3196
0

Trước khi đi vào bài luận về Thái Cực Thủ và Bí Quyết luyện Thái Cực Quyền, lão phu xin mạo muội giới thiệu qua bài Miên Quyền của Họ Dương và một vài trích đoạn Thái Cực Quyền Phổ cho quí đạo hữu xem trước….

 ( Lưu ý, Miên Quyền đi liên tục không ngưng nghỉ, tùy theo cơ địa và tâm trạng của người đi quyền, đi hết 108 thức của Miên Quyền phải mất ít nhất là hơn 20 phút, cho đến 27 phút, hoặc 36 phút, hay 45 phút, hoặc 54 phút. Nếu đã đạt đến cảnh giới Tâm_Thân_Ý_Thiên_Địa hợp nhất thì có thể đánh Miên Quyền Vô Chiêu Vô Thức đến vài tiếng hay vài ngày cũng được. Bởi vì do Video Clip cho thời gian tải lên có hạn, nên lão phu mới chia làm bốn phần mà thôi, Và trường quyền cũng phải rút ngắn thời gian lại cho hớp lý.

Bình thường lão phu đi Miên Quyền mất 45 phút, lúc nào tâm không được an định thì đánh còn lại có 36 phút, hôm nào thanh thản, an lạc thì đánh mất khoảng một tiếng đồng hồ. Kỷ lục đánh Miên Quyền Vô Chiêu của lão phu hồi còn tráng niên là 6 tiếng đồng hồ liên tục. Hiện nay tuổi già sức yếu, nếu có gặp chuyện bỉ cực, ví dụ như thất tình chẳng hạn…hehehehe…lão phu cũng có thể đi Miên Quyền không ngưng nghỉ từ tối hôm này cho đến chạng vạng ngày hôm sau…)

THÁI CỰC QUYỀN PHỔ

 

(Thái Cực Quyền Kinh)

Toàn Thân Là Một :

Trong mọi động tác, toàn thân phải khinh linh và lanh lẹ, mọi bộ phận phải liên kết với nhau như các hạt ngọc trong xâu chuỗị Khí lực phải được trau dồi: sinh lực phải giữ trong người, đừng phát ra ngoại diện.

Kình lực bắt rễ từ hai chân, điều khìển bằng hông và vận dụng ra các ngón taỵ Bàn chân, chân và hông phải vận chuyển như một. Đừng xụt, đừng trồi, đừng ngắt quãng, làm sao cho khi tiến, khi lùi, ta có thể dùng cả thế yếu của địch và thế mạnh của tạ Nếu không đạt được những lợi điểm đó, thân thể ta sẽ vô trật tự và rối rắm. Để sửa lại lỗi lầm đó, ta phải điều chỉnh hai chân và hông. Nguyên tắc này áp dụng trong bất kỳ hướng đánh hay tư thế nàọ

Thái Cực Quyền trọn vẹn xoay quanh vấn đề ý của môn sinh hơn là sức mạnh bắp thịt (ngoại lực). Khi đánh trên, ta không quên dưới, khi đánh tả, phải để ý hữu, khi tiến phải liệu khi lùị Nếu muốn kéo vật gì lên, trước tiên phải đẩy xuống, làm cho có trốc gốc, vật lập tức nó bị đổ. Mọi phần trong cơ thể phải có mặt hư và mặt thực vào mỗi lúc. Toàn thân cũng có đặc tính này nếu xét như một đơn vị. Mọi phần trong cơ thể phải liên kết nhau, không được lẫn một chia cắt nhỏ.

Liên hợp thực hư :

Thái cực từ hư vô đến; âm dương từ nó mà phát sinh. Trong Động cả hai vận hành riêng rẽ, trong Tĩnh chúng pha trộn thành một, không thể có thiếu hoặc dự

Ta nhường khi địch khởi động và theo sát khi địch khởi luị Nhường để chế ngự kẻ mạnh gọi là thủ. Tiến để hại kẻ địch gọi là công. Dùng nhanh chế nhanh, dùng chậm chế chậm. Chuyên cần luyện tập sẽ khéo ‘hiểu sức địch’, quá trình đó là một mục đích tối thượng. Hoàn toàn chế ngự địch thủ mà không cần dò biết kình lực của hắn. Tuy nhiên phải khổ luyện.

Kình lên đỉnh đầu thì khí chìm xuống đan điền. Toàn thân giữ thẳng không nghiêng ngã về bất cứ hướng nàọ Địch không thể biết ta chuyển từ thực sang hư hay ngược lại bởi tốc độ để chuyển quá nhanh. Khi địch đè bên tả, bên ấy lập tức trống không, bên hữu cũng thế. Khi hắn tiến để đánh ta, hắn sẽ thấy đường dài vô cùng : khi hắn lui, hắn sẽ thấy đường quá ngắn.

Toàn thân Khinh Linh đến độ một chiếc lông cũng bị nhận thấy và dịu dàng đến nỗi một con ruồi đậu lên cũng làm cho nó chao đị Địch không đo lường ta động tĩnh, nhưng ta thấy trước tất cả về hắn.

Đứng như nột cái cân và động như một bánh xẹ Giữ sức nặng dồn về một bên. Nếu chia đều trên hai chân, bạn sẽ bị đẩy ngã dễ dàng. Liên hợp thực hư là chià khoá ở đâỵ Tiến từ tốn và theo đúng phương pháp (Đinh Tấn).

Thập Tam Thức và Ý :

Ý hướng dẫn khí, khí trầm sâu xuống và thấm vào xương. Nếu khí được trao dồi đúng cách, Kình sẽ nổi lên và ta sẽ thấy như thể đầu bị treo bằng một sợi dây phía trên, chờ vậy thân thể khỏi chậm lụt và vụng về. Ý và Khí phải liên hợp và trộn lẫn với sự thay đổi từ thực hư để phát triển một khuynh hướng tích cực. Khi tấn công, khí phải chìm sâu, hoàn toàn buông lỏng, và phải nhắm một hướng thôị Khi đứng thân thể phải ngay thẳng, buông lỏng, có thể bất thần phản ứng đối với một đòn tấn công bất cứ từ đâu đến.

Khí xuất hiện như một con diều hâu quắp một con thỏ và với tinh thần của một con mèo bắt một con chuột. Khi tĩnh, tĩnh như núị Khi động, cuồn cuộn như một dòng đại hà. Tích trữ và lưu giữ khí lực giống như trương một sợi dây cung, buông thả nó như băn một mũi tên. Khí lực được tích tự trước khi được buông lỏng và được phát triển từ xương sống. Thủ cũng là công. Khi công hai cánh tay phải hơi cong và phải dành lại một chút khí lực phòng khi kiệt sức. Ý là thủ lãnh. Khí là lá cờ và co lưng là lá phướng.

Trong khi tập, ban đầu làm những động tác vương dài, dần thu nhỏ lại thành những động tác ngắn gọn. Nếu địch không động, ta cũng không động. Nhưng khi địch chớm động, ta đã biết trước và ra tay trước. Khí lực bên ngoài có vẻ buông lỏng nhưng bên trong chắc nịch sẵn sàng phóng ra bất cứ động tác nàọ Đan điền buông lỏng khiến khí có thể thâm nhập vào xương tủỵ Tâm thần phải thoải mái, khiến ta có thể chú mục đến hướng đi của ý. Khi ta động, mọi vật đều động, khi ta tĩnh, mọi vật đều tĩnh. Khi ta động, khí dính vào lưng và tụ lại trong xương sống. Bên trong ta tập trung khí lực, nhưng bên ngoài ta tỏ ra thanh thản và trầm lặng. Đi như một con mèo và vận dụng khí lực như thể rút tơ từ một cái kén.

Nếu ta hoàn toàn không biết đến hơi thở và chỉ chú ý đến khí lực, sức công phá của ta sẽ mạnh như thép truị Trái lại, nếu ta quên khí mà chỉ chú ý đến hơi thở, khí sẽ không lưu chuyển, sức công phá sẽ yếu đi rất nhiềụ Khí giống như một chiếc bánh xe, eo lưng là trục bánh xe (hay là nguồn của lực).


Dương Trùng Phủ và Thập Nhị Yếu Quyết

Quan trọng nhất là phải buông trùng thân thể. Phải buông lỏng toàn thân. Sùc lực không được chi phối bất cứ chỗ nào ngoại trừ một điểm nhỏ trên đỉnh đầu cho bạn cảm tưởng như bị treo lên.

Chìm xuống (trầm) : là bước thứ hai của việc buông lỏng thân ngườị Nguyên thủy hai điều này hòa hợp trong một ý niệm. Trầm xuống là trở nên vững vàng hơn bằng cách dồn hết sức lực từ thân trên xuống hai chân. Tuy nhiên chỉ trầm sức xuống chưa đủ, quan trọng hơn là phải trầm khí lực xuống, làm cho tâm thần và ý chí bạn được kết hợp, tấn phát mọi động tác.

Thật hư phải phân biệt. Tránh sự phân trọng, mỗi lúc dồn sức nặng xuống 1 chân thôị Nếu sức nặng bạn ở chân trái, bạn phải dùng tay phải để tấn công và ngược lạị

Đầu và xương sống phải thẳng để khí lực chạy lên đỉnh đầu, đầu phải thẳng. Cho nên đầu không được quay hay cúi mà toàn thân không di động theọ Cột xương sống, đường lưu thông của khí lực phải giữ thẳng cho khí và ý gặp nhau ở đỉnh đầu, làm cho cơ thể nhẹ nhàng và linh hoạt. Khi quay, phải giữ xương mông thẳng, bằng không sẽ loạng choạng.

Thắt lưng là trung tâm bất động, trục của mỗi động tác cơ thể, phải giữ thẳng nhưng dịu dàng.

Hai người cùng nhau cưa gỗ, người này ngừng thì người kia cũng ngừng theọ Nhường sức địch kéo về, hóa giải, xong theo hắn, dính với hắn và hắn vừa chớm động phải thấy trước hạ hắn ngaỵ

Đừng vô cớ đüa tay ra – buông lỏng, khinh linh rồi 2 tay bạn sẽ có ý nghĩạ

Áp dụng nguyên tắc của con lật đật. Thân thể linh hoạt và hoàn toàn dính với mặt đất. Trọng tâm chìm xuống và mọi sức lực dồn vào một điểm trên một bàn chân. Trái lại nếu không buông lỏng, bạn không thể cố định bàn chân bạn được.

Phải phân biệt KÌNH và L_C. KÌNH xuất phát từ cân nhục, L_C xuất phát từ xương. Kình mềm dẻo, linh hoạt. Lực cứng ngắc, không co dãn, chết. Khi một cung thủ bắn một mũi tên, điều quan trọng là sức căng thẳng chứ không phải mũi tên. Phần cơ thể từ bàn chân dến thắt lưng có thể coi như một về vìệc tập trung sức lực.

Khi đi bài quyền phải giữ thăng bằng dể khí lực lưu chuyển dễ dàng. Động tác phải làm chậm và đýu như thể kéo tơ ra khỏi kén.

Phải nhận biết kỹ thuật của địch. Phân biệt đòn thật, đòn hự Khi dùng thế Bằng, đừng đi quá xa, khi dùng thế Tê, đừng để địch vào quá gần.

Bón lượng chống ngàn cân.

   Thái Cực Quyền

Thái cực quyền là một trong các loại quyền được phổ cập nhất. Thời kỳ đầu gọi là “trường quyền”, “miên quyền” , “13 thế”, “nhuyễn thủ”(tay mềm). Đời nhà Thanh Càn Long (Cao Tôn Hoằng Lịch làm vua từ 1736-1796) có nhà võ thuật dân gian ở tỉnh Sơn Tây là Vương Tông Nhạc dùng “Chu tử toàn thư” mở rộng “Dịch kinh” về triết lý thái cực âm dương để giải thích “quyền lý” rồi viết thành sách “Thái cực quyền luận và tên gọi “Thái cực quyền” từ đó mới được xác định. Về nguồn gốc Thái cực quyền có những lập luận khác nhau:

+ Do Hứa Tuyên Bình và Lý Đạo Tử truyền lại.

+ Cuối đời Nguyên, đầu đời Minh do đạo sĩ Trương Tam Phong sáng tác ra.

+ Đầu đời Minh, thế kỷ thứ 14 ở Trần Gia Câu thuộc huyện Ôn Tỉnh Hà Nam có Trần Bốc sáng tác ra.

+ Vương Tôn Nhạc ở Thanh Càn Long sáng tác ra.

Theo sự khảo chứng của Đường Hào thì vào cuối đời Minh, đầu dời Thanh có Trần Vương Đình ở Trần Gia Câu huyện Ôn Tỉnh Hà Nam sáng tác. Đa số các nhà quyền thuật thấy rằng các thức Thái Cực quyền hiện tại đều bắt nguồn từ Thái Cực quyền kiểu họ Trần, nên cho là chính Trần Vương Đình sáng tạo.

Kỳ thực sự hình thành Thái cực quyền có nguồn gốc văn hóa bối cảnh rất sâu xa: Nó hấp thu, tổng hợp quyền pháp từ cuối đời Minh: Một là các đặc điểm của “32 thế Trường Quyền” của Thích Kế Quang (danh tường thời Minh, 1528 – 1587). Hai là nó thu nạp cả phép đạo dẫn (một cách tu luyện của Đạo Gia biên “tinh” thành “tủy” để được khỏe mạnh tường sinh), phép thổ nạp, cả đến học thuyết Kinh Lạc của Trung Y. Ba là học thuyết âm dương ngũ hành từ đời Tống trở đi là một trong ba tư trào triết học lại chính là cơ sở triết học của Thái cực quyền.

Thái cực quyền trải qua sự lưu truyền lâu dài diễn biến ra nhiều lưu phái có kiểu họ Trần, hộ Dương, họ Vũ, họ Ngô, họ Tôn v.v… Sau khi nước Cộng Hòa Nhận Dân Trung Hoa thành lập, đã cho viết lại Thái cực quyền giản hóa, gồm 48 thức, tu sửa hiệu đính thế quyền Dương thức (kiểu họ Dương) gồm 88 thức Thái cực quyền. Các thức Thái cực quyền đều yêu cầu:

1, Tĩnh tâm dụng ý, lấy ý thức dẫn đạo động tác, động tác hít và thở phải thật ổn định (bình ổn) sâu đều tự nhiên.

2, Ngay ngắn ung dung, mềm mại chậm rãi. Thân thể phải cho thả lỏng tự nhiên không nghiên không dựa, động tác liên miên không dứt, nhẹ nhàng mềm mại thoải mái.

3, Động tác đường cong tròn trơn không nhắc ngứ đồng thời lấy hông làm trục, trên dưới theo nhau, toàn thân tổ thành một chỉnh thể.

4, Liền lạc hợp điệu, hư thực rõ ràng. Giữa những động tác với động tác phải liên tiếp thuận hòa, chỗ nào chỗ nào cũng phải chia rõ ràng hư thực, trọng tâm phải giữ cho ổn định.

5, Nhẹ nhàng linh hoạt trầm tĩnh, cương nhu giúp nhau. Động tác không hời hợt, không cững nhắc, ngoài nhu trong cương, phát kình hoàn chỉnh.

    

Thái cực quyền lấy 13 thế na(dời), tệ (ép), án (đè), thái (ngắt), liệt (dang ra), trửu (khuỷu), tiến, lùi, cố (quay), phán (xem), kháo (dựa), định … làm phương pháp cơ bản. Trong khi đẩy tay yêu cầu lấy tính chế động, lấy nhu khắc cương, tránh thực đánh hư, mượn sức phát lực, chủ chương tất thảy đếu từ khách quan xuất phát, tùy người mà hoạt, do mình tất trệ (tắc) lấy nghe kình (hiểu kình) là quyền trong yếu quyết.

Nghe kình bước đầu là để cho da dẻ giàu lực cảm giác (ý là có xúc giác cảm thụ nhạy) lấy độ cảm giác đó làm phương pháp rèn luyện, từ đó hai người lần lượt đặt khuỷu, cổ tay, bàn tay, ngón tay lên nhau mà xô đẩy lẫn nhau để da với da chạm nhau có được cảm giác nặng nhẹ nóng lạnh, từ đó xét xem đối phương dùng lực mạnh yếu ra sao, nặng nhẹ thế nào, hư thực ra sao, cả đến phương vị sẽ lướt đi để có phản ứng kịp thời. Nếu như đối phương đánh tới bằng cứng ta dùng nhu hóa giải; “động gấp phi ứng gấp động chậm thì theo”, phải tùy theo người mà động tùy cơ ứng biến. Hệ Thái cực quyền trừ quyền ra còn kiếm – Thái cực kiếm, Thái cực đao, Thái cực suy thủ (du đẩy), Thái cực thương v.v… Thường xuyên luyện tập Thái cực quyền có tác dụng tốt với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống tuần hoàn huyết dịch, hệ thống hô hấp… Vận động Thái cực quyền vì vốn có tác dụng làm khỏe mạnh cơ thể và hiệu quả trị tật bệnh cho nên không chỉ rất phổ cập trong dân gian nước ta mà ngày càng được nhân dân trên thế giới ưa chuộng, ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Phong trào Thái cực quyền đã được liệt vào thi đấu quốc tế.

Dưới đây giới thiệu phân biệt mấy phái Thái cực quyền chủ yếu.

Thái cực quyền họ Trần
Thái cực quyền kiểu họ Dương
Thái cực quyền họ Ngô
Thái cực quyền họ Vũ
Thái cực quyền họ Tôn

Đơnphong  viết về Sự Buông Lỏng Và Khí Lực.

Khí : Trung Tâm Điểm của Môn Thái Cực.

Ý và khí là 2 yếu tố căn bản của môn võ. Phải hoàn toàn buông lỏng thân ngườị Mục đích là để từng khớp xương, từng sợi thịt trong cơ thể mở rộng khiến khí có thể lưu chuyển thông suốt trong đó. Một khi làm được điều đấy, ngực phải buông trùng hơn nữa và khí lực phải trùng xuống đan điền. Sau một thời gian khí kết thành khối ở đan điền, từ đó lưu chuyển khắp cơ thể. Khí đóng thành khối sẽ làm cho người ta đổi khác vì có thể dùng ý dẫn khí lực đến bất cứ phần nào trong cơ thể.

Hãy tập luyện cột xương sống sao cho khí có thể chạy qua con lộ này đến đỉnh đầụ Đầu phải giữ làm sao y như thể treo lên trần nhà. Tư thế này làm bất động đầu và cột xương sống làm cho chúng không thể vận chuyển độc lập đói với phần còn lại của thân thể. Tư thế này làm mạnh xương sống, nội tạng và chính óc não nữạ Hãy luyện cho mình thói quen chú tâm vào khí lực, kể cả khi làm việc, khi chơi, đi bộ, lái xe, v…v…

Động tác tay chân sẽ phát xuất từ khối khí lực này chạy qua cơ thể, chạy xuốt thân thể đẩy tới, trong khi tập luyện tay chân và những bộ phận khác trong người cử động không phải do sự xử dụng của từng nơi mà do của khí lực. Kế tiếp đến trình độ cao hơn, khí lực được thâu góp lại và tích tụ trong xương làm xương cứng như thép, không thể phá vỡ được.

Giống Như Một Đứa Trẻ

Hãy quan sát một đứa trẻ. Chú ý xem nó thở như thế nào, không thở cao trên ngực, mà thấp xuống bụng dưới và hãy xem luôn khi gặp một tai nạn nó hành động như thế nào : buông thả và không một chút sợ xệt trong đầu óc. Đứa trẻ thường qua khỏi tai nạn mà không hề hấn gì cả. Như vậy có lẽ kinh nghiệm, thông minh đã ràng buộc đầu óc người lớn khiến thân thể ta gồng cứng lạị Hãy để một đùa trẻ nắm tay ta và ta tìm cách rút về. Khó lắm, cái nắm ấy chắc chắn nhưng không tê cứng, trong ấy qủa có chút khí lực thật sự. Cuối cùng, hãy ngắm cách một đứa trẻ đùng thẳng nhưng không cứng ngắc. 
Thanh Long  

Ba yếu tố: Học đúng – Kiên nhẫn – Thiên phú

Sáu Yếu Quyết :

(1) Động tác :

Thân thể buông lỏng

Một đầu óc bình tĩnh nhưng chăm chú.

Bước đi như một con mèo, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Khi lùi ngón chân chạm đất trước. Khi tìến, gót chân chạm đãt trước. Xong, khi chuyển sức nặng từ chân này qua chân kia, hãy để phần còn lại của lòng bàn chân từ từ hạ xuông tại chỗ. Làm sao cho hai bàn tay và cái đầu cử động theo toàn bộ cơ thể, chứ không độc lập. Hầu hết mọi động tác đýu có hình vòng tròn. Điều này để bảo tồn khí lực, loại trừ sự căng thẳng và tăng thêm sự buông lỏng. Độ cao của cơ thể phải giữ đồng đều, không đứng lên hụp xuống khi chuyển sức nặng.

(2) sự chậm rãi :

Theo cùng một độ chậm qua suốt bài quyền, không được thay đổi tốc độ của từng thức rờị Sự chậm rãi làm cho động tác được rõ ràng và điều hòa với sự bình thản của tâm trí.

(3) Bơi trong không khí :

Nhờ tập luyện sẽ cảm thấy không khí nặng theo cách người ấy cảm thấy nước nặng. Tới gian đoạn này thân thể trở nên nhẹ hơn và mềm dẻo hơn. Cái cảm giác trôi nổi và dịu dàng ấy xuất phát từ việc đúng vững hai bàn chân và dùng thân thể mình giống như thể đang bơi trên cạn.

(4) Liên tục :

Các đông tác được làm thật chậm nhưng không ngắt khoản. Các động tác lững lờ chẩy không dứt từ đầu đến cuốị Khí sẽ bị ngăn lấp khi giòng nước bị cản trở lại, một khi ngừng lại phải làm mấy thức nữa mới lấy lại đà cũ. Như thể kéo tơ, người ta phải kéo chậm rãi, dễ dàng và trên hết phải kéo đều đặn, nếu ngưng sợi tơ sẽ đứt khi bắt đầu kéo trở lạị

(5) tịnh tâm :

Hãy tránh những tư tưởng thường nhật, đầu tiên hãy chú tâm vào các thế đánh cho đến độ tâm trí ta bao bọc các tư thế và ngược lạị

(6) Hơi thở :

Höi thở đúng phải hòa hợp với các động tác. Cuối cùng, hơi thở trở thành phần nội của động tác, đến nỗi ta không còn lưu ý đến nó nữa, nhưng vẫn có sự hòa hợp, để rồi đưa dẫn khí ra khắp nơị 

(Trần Minh Thanh)

Thái Cực Vấn Đáp

TRÒ : Trong khi luyện các thức, làm sao người ta biết lúc nào mình đã buông lỏng ?

THẦY : Sự hiểu biết đó là một vấn đề chủ quan, trong khi sự buông lỏng là một vấn đề khách quan. Khởi đầu buông lỏng khá là khi nào người tập có thể đi suốt bài quyền mà không để ngoại giới chi phốị Nhưng đó chỉ là bước đầụ Bước kế tiếp là đi quyền làm sao cảm thấy gần kiệt sức khi hết bài quyền. Khi cảm thấy hai vai nặng trĩu, thế là gần buông lỏng rồị Đó là kết quả của việc bơi trong không khí.

TRÒ : Nhưng há chẳng phải ‘THÁI C Cực QUY”N PHỔ’ đã nói rằng thân thể phải nhẹ nhàng như một chiếc lông ? Làm sao thầy lại đòng hóa sự nhẹ nhàng ấy với sự kiệt sức do việc tập luyện chống lại sự đề kháng tưởng tượng ?

THẦY : Ở đây không có sự trái nghịch nhau mặc dù có vẻ nghịch lý. Dĩ nhiên, ông có thể đi quyền trong năm phút, nhẹ nhàng, lanh le, và không bị mệt. Làm như vậy không giúp ta buông lỏng được. Bằng cách đi quyền chậm rãi, đúng đắn và chống lại một sự đề kháng tưởng tượng, ông sẽ mệt, nhưng trong một trận chiến thật sự, thân thể ông sẽ không bị ràng buộc bởi sợi xích đề kháng do tâm thần ông đặt trên nó và nó sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhậy cảm, khéo léo và nhanh nhẹn vô cùng.

TRÒ : Cho rằng người say rượu sở dĩ không bị thương tích là vì tâm thần người ấy không bị động chạm đến ?

THẦY : Làm trống rỗng thân thể tức là chế ngự sự sợ hãị Đó là một trong những mục tiêu chính của sự vô vị Sự thật, những thúc buộc của người say được nới lỏng, bắp thịt không bị đè nén và thân thể buông trùng. Nhưng không được hoàn toàn, người say luôn tìm đường về nhà. Người say mất ý và do đó buông trôi theo hoàn cảnh. Trong môn Thái Cực Quyền, trái lại ta buông lỏng nhưng giữ vững một tâm ý tích cực hiểu biết.

TRÒ : Tập Thôi Thủ quan trọng như thế nào ?

THẦY : Rất quan trọng. Không có nó không tiến được. Đẩy với một đứa trẻ tốt hơn là đẩy với một người khéo léo và kỹ thuật, bởi vì người ấy dùng sức nên ta phải dùng sức theọ Khi đẩy với một đứa trẻ, hãy xem nó như một người lớn. Khi đẩy với một người lớn, hãy xem hắn như một đứa trẻ. Đó chỉ là một phương pháp giảm thiểu ta dùng để khỏi sợ hãị Tuy nhiên, thế không phải là sự tự phụ làm cho sự sợ hãi tiêu tan. Ta phải trút sạch sự sợ hãi cũng như niềm hãnh diện.

TRÒ : Trong phép Thôi Thủ, để cho địch chạm vào thân thể ta, vậy không nguy hiểm sao ?

THẦY : Phép Thôi Thủ chỉ là một phương tiện để đạt được một mục đích. Nó luyện cho ta sự bén nhậy và phân biệt về xúc giác, nó cũng dậy ta sự đo lường về khoảng cách. Trong một trận đấu thật sự, ông không để chi địch đụng vào ngườim nhưng phải theo sát hắn để dễ dàng đỡ gạt. Vài võ sư cao có thể đặt mình dưới sự kiểm soát của tiềm thức, cho nên khi họ bị tấn công từ đằng sau, địch thủ liền bị văng ra xa ba bốn thước vì chính sức tấn công của mình mà vị võ sư chỉ hơi biết sơ sơ về sự tấn công này (khinh linh quyền).

______

Vui thêm một phát….

Hôm quay mấy cái Video Clip này, mấy đứa học trò hỏi lão phu, sư phụ hết xí quách rồi hay sao mà thấy đi quyền giề mà mềm xèo, ẻo lả như mèo hen thế. Lão phu nghe chê mình già, nổi máu giang hồ, phanh áo thi triển Thiết Cước Liên Hoàn của họ Quách. Không ngờ mấy chục năm rồi không dụng cường công, mà cước pháp vẫn còn bay bỗng ra phết. Mấy đứa học trò thấy vậy xanh cả mắt mèo, khen sư phụ vẫn còn tráng kiện như trai trẻ. Lão phu nghe khen, mặt buồn xo ứng khẩu mấy câu thơ

Một hôm bỏ biển lên rừng

Thấy trong lá vẫy có lừng khừng tôi

Cái hôm em bỏ tôi rồi

Trong tôi có lá vẫy tôi cuối đời

Chỉ lần gặp gỡ ấy thôi

Cớ sao tôi mãi rụng tôi lên buồn…

28.05.12

TN

SHARE