1/ CÁC KHÁI NIỆM:
a- “Nhiếp âm”
– ”Âm” là “Âm thanh”, Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não. Âm thanh dưới dải tần số 16Hz thường được gọi là „Hạ Âm“, Âm thanh trên dải tần số 20 000 Hz thường gọi là „Siêu Âm“
Vì vậy âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, không chỉ lan truyền trong không khí mà còn truyền trong bất cứ vật liệu nào. Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh.
Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.
– „Nhiếp“, là sự gom góp, thu nhận, giữ lại, tàng trữ
– „Nhiếp âm“ là nhận diện, gom góm, thu nhận, tàng trữ lại sức mạnh có lợi, cần thiết của „sóng âm“, đồng thời loại bỏ những đặc điểm có hại của „tiếng ồn“
Trong Khí Công, kỹ thuật tập luyện „Nhiếp Âm“ còn gọi là một cách dân dã là „Nuốt Âm“, và có thêm 3 khái niệm lệ thuộc nữa đó là:
– „Ngoại âm“: Chấn động âm thanh từ bên ngoài, ra bên ngoài, hướng ra bên ngoài…
– „Nội âm“: Chấn động âm thanh từ bên trong, từ bên trong, hướng vào bên trong
– „Âm lực“: Sức mạnh, sự tương tác, công phá của dao động âm thanh…
b- „Thần công“:
– „Thần“ ý của chữ Thần này bao gồm cả ý nghĩa của năng lực siêu nhiên trong ý nghĩa của „Thần thánh“ và hàm chứa cả ý nghĩa trong chữ „Tinh thần“
– „Công“ là công phu, sự luyện tập, phương pháp trì luyện
– „Thần công“ là công năng thần thánh của sự tập luyện (Siêu năng lực, siêu thành công…)
c- „Nội lực“
– „Nội“ là bên trong, „Lực“ là sức mạnh. „Nội lực“ là sức mạnh bên trong. „Nội lực“, „Nội công“, „Chính khí“… trong quan niệm của Y học cổ truyền và Võ thuật chính là „Sức đề kháng“, „Khả năng miễn dịch“ (Immunsystem) trong quan niệm của Khoa học và Y học hiện đại.
2/ CÁC MỐI LIÊN KẾT:
Để giải mã „các mối liên kết“ cho những „Hiện tượng“ khá bất thường trong việc truyền thụ „Khí Công“ của tôi trong giai đoạn đại dịch Corona, các cao thủ của „Khí công Trung đẳng“ và các bạn quan tâm đến Sức khỏe cần tìm hiểu thêm các kiến thức Khoa học và một vài môn Khí công mà tôi đã cố tình rốt ráo phổ cập ra đại chúng trong thời gian đại dịch có những cao trào bức bách nhất. Có nghĩa là trong thời gian mà cộng đồng xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt đến „Sức đề kháng“ và „Hệ miễn dịch“ ổn định và mạnh mẽ nhất. Các kiến thức cần biết mà các bạn cần phải nắm rõ sau đây:
– Thymus hay Tuyến ức là gì? Vị trí, chức năng và cơ chế vận hành sản xuất, đào tạo tế bào Miễn dịch Lympho T của Tuyến ức như thế nào?
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_%E1%BB%A9c
https://en.wikipedia.org/wiki/Thymus
– Kỹ thuật „Thở bụng thổi chai“, Môn khí công đơn giản mà tôi đã rốt ráo phổ cập trong thời kỳ đầu của Đại dịch có tương tác gì đến vị trí và sự vận hành của Tuyến ức?
– Tại sao môn công phu „Phép án ma tự đã thông kinh mạch, tăng cường sức đề kháng“ mà tôi cũng rốt ráo phổ cập trong thời kỳ „đỉnh cao“ của đại dịch lại bắt đầu bằng động tác „vỗ bồm bộp“ vào lòng ngực?
– Tại sao các bài tập „chuẩn bị cơ địa cho việc khôi phục nhịp ngủ Gan- Mật bào giờ cũng có động tác „Vỗ ngực“ của „Tự đả thông kinh mạch..“ và kết hợp với việc phát các Âm thanh đặc biệt khi thực hiện các động tác „Ưỡn ngực“ và „Gập ngực“?
– Tại sao trong khi truyền thụ „Lục tự quyết“ (Lục tự Khí công“, tôi lại luôn bắt các hành giả Trung đẳng và Học viên phải cắn chặt răng và „ đưa chấn động Tự quyết xuống lòng ngực?
(Để tìm hiểu thêm các bài tập luyện có liên quan đến bài viết các bạn vào trang này để tìm hiểu thêm:
https://lethuannghia.com/category/khi-cong/ )
Các hành giả của “Truyền Nhân Của Hơi Thở”, và các bạn quan tâm đến Sức khỏe, đặc biệt là các Tiêu thủ của Tiêu lục mạch. Cần tìm hiểu kỹ lại kiến thức của các „mối liên kết“ trên trước khi tôi Licesteam, trực tuyến hướng dẫn về „Kỹ Thuật Nhiếp Âm“ (Mantra sa. vajrayāna).
Thân mến!!!
22.02.21
Thuận Nghĩa