Có nhiều người muốn theo tôi học nghề chữa lành và cũng có rất nhiều người đang làm ngành nghề khác “bỗng nhiên” thích Đông Y, muốn theo tôi học kỹ năng chữa bệnh không dùng thuốc, thông thường họ có một câu hỏi khá tương tự giống nhau, đó là câu hỏi: “Nên bắt đầu từ đâu?”.
…Đông Y không chỉ đơn thuần là những kỹ năng đào thải gốc bệnh, nguồn bệnh và dập tắt triệu chứng bệnh lý “đã”, “đang” và “sẽ” gây tổn hại cho sức khỏe của Người Bệnh. Vì nguyên lý chữa lành cốt lõi của Đông Y là: “Trị bệnh tất cầu kỳ bản” (Chữa lành là phải đào thải từ gốc bệnh) cho nên Đông Y (Y học cổ truyền Á đông) không những là tích hợp những pháp chữa trị bệnh lý bằng các phương pháp trị bệnh tự nhiên mà Đông Y còn là “Đạo sống” (Con đường sinh tồn có chất lượng cao) còn là Triết học… Xã Hội học, Tâm lý học, Thiên văn học, Dự đoán học…và có cả một phần của Huyền học và Tâm linh- Huyền bí…v..v…Cũng vì vậy, nếu tách rời Đông Y ra khỏi những Học thuật vừa kể trên mà chỉ giữ lại đơn thuần các kỹ năng “chẩn- trị” thì Đông Y chỉ còn lại là các “Mẹo Vặt” chăm sóc Sức Khỏe mà thôi!!!!
Cũng chính vì lẽ đó mà câu hỏi của những người muốn học thêm về Y học Cổ truyền “Nên bắt đầu từ đâu” sẽ rất khó trả lời. Câu trả lời sẽ bị “biến thiên” nội dung trả lời theo từng hoàn cảnh khác nhau, theo từng đối tượng khác nhau và kể cả theo từng vị “Đại phu” (Một tên gọi khác của Đông Y Sĩ) khác nhau.
Riêng cá nhân tôi (Chỉ riêng tôi và Hệ thống DSĐ- Đào tạo Bác sĩ tự thân mà tôi là thành viên sáng lập) thì câu trả lời rất cụ thể và khá thực tế, đó là: “Nên bắt đầu từ kỹ thuật đắp chăn cho người bệnh”.
Tuy rằng động thái đắp chăn cho bệnh nhân là động thái cần thiết trước khi thực hiện liệu pháp và kỹ thuật khá đơn giản. Nhưng cũng vì nó quá “đơn giản” theo như suy nghĩ của một số người cho nên đến bây giờ sau hơn 10 năm lăn lội khắp “hang cùng ngõ hẽm” khắp cả Lục địa xanh, mà tôi cũng chỉ mới tìm ra được chưa đầy 10 người có tâm thế “Người chữa lành” theo Dòng phái Đông Y mà tôi đã được truyền thừa.
Để tìm ra một “truyền thừa” có khả năng, thông minh, nhiệt huyết, đam mê, tài giỏi, có học hàm, học vị liên quan…không có khó. Nhưng để tìm ra một người có “Duyên” với “Nghiệp chữa lành” có đủ tâm thế của một người “Từ Mẫu” thì quả thật không dễ chút nào.
Khi chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân và truyền dạy Y thuật của Tiền nhân, tôi không chú trọng vào việc Học viên và Môn sinh đã tiếp thu được Kỹ thuật gì, Bí thuật gì… mà chỉ quan tâm đến việc người đó hiển lộ “Lòng Mẹ” như thế nào khi tiếp nhận “Kỹ năng đầu tiên” là kỹ năng “Đắp chăn cho người bệnh”. Đó là “Kỹ năng đầu tiên” của Đông Y mà tôi muốn truyền dạy. Và “Kỹ năng đầu tiên” đó cũng mang “Ý nghĩa cuối cùng” của một Đông Y Sĩ cả một đời phải mang theo, đó là một người biết cách làm “MẸ” của người bệnh (Lương Y như Từ Mẫu)
….
27.10.21
Thuận Nghĩa