Home Ký sự „KHOÁI CHÍ“ VÌ LỜI XIN LỜI XIN LỖI NHẦM LẪN…

„KHOÁI CHÍ“ VÌ LỜI XIN LỜI XIN LỖI NHẦM LẪN…

593
0

„Khoái“ là một trạng từ mô tả trạng thái tâm lý thuộc về lĩnh vực „Hỷ“ (Vui), nhưng ở mức độ và cảnh giới cao hơn và an toàn hơi. Và ngay cả trạng thái „Khoái“ cũng có nhiều mức độ khác nhau. Ngoài trạng thái „Khoan khoái“ đã được dùng làm ngữ nghĩa quan trọng nhất để định nghĩa „Sức Khỏe“ là gì? (Sức khỏe là sự khoán khoái, thoải mái, dễ chịu về cả thể chất lẫn tinh thần/ Định nghĩa về Sức khỏe của WHO). Trạng thái „Khoái“ còn có nhiều cảnh giới khác nữa mà người đời còn biết tận hưởng nó. Ví dụ:

– „Khoan khoái“: là trạng thái thoải mái, tươi vui, hài lòng… một cách từ từ, nhẹ nhàng, thanh thản, có nhịp điệu và tần suốt lặp đi lặp lại liên tục. „Khoan khoái“ thường xảy ra khi có sự buông lỏng, thư giãn về cả thể chất lẫn tinh thần

– „Khoái lạc“ là trạng thái thoái mái, hài lòng, hứng thú… có cấp độ mãnh liệt hơn và thường xảy ra khi tận hưởng trọn vẹn một loại lạc thú nào đó. „Khoái lạc“ thường không bền vững và cần phải có đối tượng „hành lạc“ mới có (Ví dụ như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, chất kích thích… đối tượng tình dục…v..v…)

– „Khoái chí“ là trạng thái thoải mái, hài lòng, toại nguyện… khi thực hiện thành công một sở đắc nào đó, và luôn kèm theo nụ cười đắc ý. „Khoái chí“ chỉ xảy ra mang tính giai đoạn, ít có tính bền vững, và tần suốt thường không được liên tục

….v….v…

(Nhưng chí ít trong Hạnh Phúc của Tình Yêu- Hôn Nhân cũng phải hàm chứa đầy đủ cả 3 loại „Khoái“ nói trên, nếu không thì không phải tình yêu đích thực và khó có thể gắn kết bền vững được…)

Hạnh phúc Chân thật của một bậc „Giác ngộ“ như thế nào thì tôi không biết, vì tôi chưa được trải nghiệm. Nhưng Hạnh phúc của một người „Tục trần“ thì theo tôi không thể thiếu 3 loại „Khoái“ nói trên được… hì… hì… Bởi vì vậy tôi thường tự cho mình là người Hạnh Phúc vì mấy loại „Khoái“ ấy tôi thường xuyên có, và có với tần suất khá dày đặc. Không những thế tôi còn tạo điều kiện cho các „chủng tử Khoái“ luôn luôn ở tư thế phát sinh và phát triển…

Trong các loại „chủng tử Khoái“ đó tôi thường gặt hái được „mùa màng bội thu“ từ loại „hạt giống“ của „Khoái chí“. Ngoài sự „Khoái chí“ có được từ các thành công do sự sáng tạo không ngừng nghỉ của đam mê ra (Đam mê nghề nghiệp, đam mê viết lách, thơ phú, hội họa, ca nhạc, kỳ phổ và cả đam mê „Yêu đời“, „Yêu người“ nữa- Trừ đam mê hội họp, đàn đúm và Du lịch…he…he…), tôi còn có sự „Khoái chí“ từ sự nhầm lẫn tuổi tác của người khác.

Đối với những người lớn tuổi đã bị liệt vào hạng „già“ (lên lão) như chúng tôi mà bị nhầm là quá „trẻ“ khi nhìn nhận qua vẻ bề ngoài thì đó là một sự „Khoái chí“ cực kỳ là sung sướng… khẹc…khẹc…

Vì phong cách nhanh nhẹn, linh hoạt và thần thái trẻ trung, náo hoạt, trào lộng… của tôi, cộng với cách ăn mặc không đạo mạo tươm tất của người già… tôi đã không được ít phen „khoái chí“ cười vui hả hê…vì sự nhầm lẫn tuổi tác. Ví dụ:

Có lần, tôi cùng với mấy học trò nữ đến thăm một gia đình học trò khác. Các học trò này tính theo tuổi tác chỉ bằng lớp con cháu của tôi mà thôi. Khi đến nhà của học trò muốn thăm, thì con cái của người học trò này ra chào. Chúng chào tôi „Cháu chào Chú ạ“, còn chào mấy học trò bằng tuổi con cháu của tôi là „Cháu chào Bác ạ“. Sướng râm ran!!! hê…hê…

Mới đây có mấy người từ xa đến đo đạc điện não đồ để trị bệnh tự kỷ thể trì trệ nhẹ, khi xong việc, bố mẹ chúng bảo nói lời cảm ơn, chúng khoanh tay cúi đầu nói „Con cảm ơn Chú ạ“. Lại sướng râm ran, khi được gọi là „Chú“ , trong khi mình còn lớn tuổi hơn cả Ông nội chúng…. hê…hê…

Còn vụ này mới hay chứ. Có người học trò cũng đáng tuổi con từ xa đến thăm, mang theo con gái 19 tuổi đến vấn an „Sư Tổ“. Cô con gái nhất định không gọi tôi bằng „Ông“, mà chỉ gọi bằng „Anh“, vì theo nó, tôi chỉ trạc tuổi người yêu của nó thôi, sao phải bắt gọi bằng „Ông“ chứ. Vụ này khoái chí, sướng râm ran mấy ngày …Khẹc…khẹc..

Bọn nhỏ không biết tuổi chỉ dựa vào cảm giác qua sự nhìn nhận của chúng, mình phải có thần thái gì đó nên chúng mới nhầm lẫn chứ. Khoái!!!!

Một lần khác ở Việt Nam, tôi tìm đến thăm người bạn cũ. Khi đến ngõ, gặp một cô gái đẩy xe nôi đi chợ về, tay xách nách mang đầm đề. Thấy tôi cô ta nói: „Em trai, em trai xách dùm chị cái này với“. Khi xách dùm đồ vào nhà, người bạn cũ chạy ra ôm chầm mừng rỡ, mày mày, tao tao rối rít… Cô gái lúc này mới bẻ bàng, khi cô ta được Bố mình giới thiệu là có Bác bạn cũ đến thăm…

Người phương Tây rất khó đoán tuổi của người Á châu đã đành, nhưng người Việt vẫn nhầm lẫn khá „trầm trọng“ khi đoán tuổi tôi. Thông thường họ đoán tuổi tôi nhỏ hơn tầm khoảng 20 tuổi.

Hôm qua „lừa“ được một người Đức, cũng sướng râm ran vì khoái chí. Người này khi hỏi tuổi tôi, vì thấy một cặp người Việt tóc tai bạc phơ khoanh tay cúi chào tôi ở phòng mạch. Tôi nói người Đức này thử đoán xem, tôi bao nhiêu tuổi. Người này đoán tôi cao lắm là 40 tuổi. Tôi giả bộ mặt ỉu xìu nói tôi mới chỉ 35. Họ vội vàng xin lỗi, nói chắc tôi vất và quá nên già trước tuổi, chứ họ ít khi đoán tuổi nhầm. He…he… lại sướng râm ran vì khoái chí….

Dạo này mọi người thấy tóc tai tôi bù xù, có người khuyên nên cắt đi cho gọn gàng hợp tuổi. Tôi vẫn để tóc dài lòa xòa mà không cắt. Thứ nhất là vì dịch bệnh, ra tiệm phải chờ đợi, khai tên khai chỗ ở khá phiền phức, mất thời gian. Thứ hai, tôi từ nhỏ đến lớn, lúc thì cắt húi cua, lúc thì cạo trọc, có lúc thì rẻ ngôi… nhưng chưa bao giờ có trải nghiệm vụ tóc dài chấm vai nó ra làm sao, nên để thử trải nghiệm tóc dài mượt mà nó „phiền phức“ ra sao. Thứ ba, để khi nào có ai hỏi tuổi, thì hất mái tóc đen mượt sum sê, lòa xòa ra cho họ nhầm chơi để khoái chí… hì hì….

Nói cho vui vậy thôi, chứ vụ để tóc dài là còn có nhiều „âm mưu“ khác nữa. Có để tóc dài mới biết để thông cảm thêm với „chị em“. Ngoài sự bận bịu trăm thứ việc không tên khác, gội đầu, sấy tóc, chăm sóc mái tóc cũng tiêu tốn của họ không ít thời gian và công sức. Các bậc „mày râu“ cũng nên để ý đến những điều như thế này để chia sẻ bớt những áp lực cuộc sống với họ.

Trong các „âm mưu“ chừa tóc dài, cũng có phần để làm minh chứng người „thực việc thực„ cho vấn đề tập luyện thường xuyên, không những phòng chống được bệnh tật mà còn chống được lão hóa, kéo dài tưởi xuân.

Không có lời lẽ nào thuyết phục hơn, khi hất đầu tóc rậm rịt, lòa xòa đen nhánh, gồng tay cơ bắp cuồn cuộn, và ưỡn ngực bụng 6 múi ra nói: „Đây U70 đây, mắt chưa bao giờ dùng kiếng, chưa biết cảm giác đau nhức là gì, suốt hơn 60 năm cuộc đời, cái gì cũng có trải nghiệm qua, thứ gì cũng đã nếm trải chỉ duy có một thứ thuốc Tây là chưa từng nếm thử, đó cũng là thứ thua thiệt duy nhất so với người đời..“ He he…he…. Khoái lắm chứ! Tại sao không? Tại sao phải cắt tóc?

01.08.20

Thuận Nghĩa

SHARE