Kinh thành Hoa Lư như cảnh dầu sôi lửa bỏng máu nhuộm hoàng cung   giặc dã nổi lên khắp các phiên trấn. Trẻ con  và dân thường truyền nhau câu đồng dao:

“Đỗ Thích thí Đinh Đinh

Lê gia xuất thánh minh

Cạnh đầu đa hoành nhi

Đạo lộ tuyệt nhân thành

Thập nhị xưng đại vương

Thập ác vo nhất thiện

Thập bát tử đăng tiên

Kế đô thập nhị niên ”

Câu đồng dao có nghĩa là Đỗ Thích giết hai người họ Đinh Nhà họ Lê xuất hiện người tài trí thiên hạ tự nhiên đâm đầu tranh nhau chết bất đắc kỳ tử đường sá vắng tênh không một bóng người Mười hai xưng vua làm mười điều ác mà không có một điều thiện nào có  18 con lên tiên Sao Kế Đô xuất hiện vào năm thứ 12. Câu đồng dao không như một lời sấm ký mà giống một bản tổng kết một giai đoạn lịch sử kết thúc một triều đại khởi thủy cho  chế độ tập quyền ở nước ta.

Lại nói ở vườn chùa tại hương Diên Uẩn châu Cổ Pháp có một cây gạo bị sét đánh nơi vết sét đánh có miếng lõi gỗ hiện lên một hàng chữ rất khó hiểu người hương ấy đem miếng gỗ đến hỏi một nhà sư tên là Vạn Hạnh để hỏi. Nhà sư không diễn giải mà cầm miếng gỗ nhằm kinh thành đến chùa Nhất Trụ bái kiến Sư Cô Viên Thỉ (Viên Thỉ là pháp danh của công chúa Phất Kim lúc xuống tóc đi tu). Sư Vạn Hạnh giao miếng lõi gỗ cho Ni Sư và xuống núi đi vào kinh thành biệt tích từ đó

Cách mấy hôm sau Trịnh Hạp rời Tam Điệp dắt theo mấy tùy tùng mặc đồ dạ hành nhập kinh thành đến chùa Nhất Trụ xin bái kiến công chúa Phất Kim

Thị đồng ra gặp nói rằng Sư Cô đang tịnh tu không tiếp khách. Trịnh Hạ quì trước sân chùa mấy đêm không chịu đi cuối cùng Viên Thỉ Phất Kim đành phải tiếp kiến. Khi gặp Phất Kim Trịnh Hạ khóc rống lên quì xuống mà tâu rằng:

•-      –  Khải bẩm Công Chúa giang sơn nghiêng ngả nhà Đinh sắp mất về tay loạn thần. Tiên Đế và Thái tử thọ nạn tặc tử Lê Hoàn cướp vợ goá hiếp con côi. Công Chúa là người tài đức  trí huệ hơn người lại là dòng dõi chính thống của Tiên Hoàng há dễ để mối hận này còn mãi thế ư nhìn thấy máu nhuộm sân rồng tức tưởi mà vẫn bình tâm tụng kinh gõ mõ được sao.

•-      –  Nam Mô A Di Đà Phật oan oan tương báo đến lúc nào cho hết lúc xưa phụ hoàng ta dẹp 12 lộ anh hùng xưng đế cũng lấy thiên hạ từ tay họ Ngô. Rồi cướp lấy Dương Hậu (Dương Vân Nga) là công chúa của Dương Bình Vương Dương Tam Kha Hoàng Hậu của Nam Vương Ngô Xương Văn mẹ đẻ của Ngô Nhật Khánh phu quân ta.  Hoàng Huynh (Đinh Liễn) vì tranh dành ngôi vị mà giết chết em ruột của mình là Đinh Lãng. Phụ Vương ta không những không bắt tội mà còn để cho thừa kế ngôi vị đó là cái mầm họa diệt thân từ tâm phúc mà ra. Ta đã có mấy lần nói với Phụ Hoàng về mầm họa từ Dương Hậu muốn lập thứ để sau này tiếm ngôi vị trả thù cho Đường Lâm đưa phu quân ta cũng là con ruột của bà lên ngôi phục vị nhà Ngô. Nhưng Phụ Hoàng không thấu mà còn trách ta là không tròn nghĩa phu thê với Nhật Khánh. Bây giờ đại họa đã định   trách ta sao được. Vã lại Thập Nhị tướng quân tiếm ngôi làm điều ác tất có quả báo nhãn tiền gương của tiền triều còn đó sao ngươi còn muốn ta làm điều ác nữa chăng

•-     –  Khải bẩm công chúa bây giờ thiên hạ lại đại loạn các cựu thận của Tiên triều khởi binh khắp nơi nhưng như rắn không đầu không người hiệu triệu quả thật như một đống cát rời chỉ làm miếng  mồi ngon cho Lê Hoàn tận diệt. Nếu được công chúa đứng ra làm minh chủ hiệu triệu hào kiệt khắp nơi   thì lo gì giang sơn không thu về một mối khôi phục lại nhà Đinh.

•-      –  Triều cung máu đổ phố phường vắng tênh dân chúng điêu linh vì chiến loạn bây giờ giặc phương Bắc lại lăm le ngoài bờ cõi ta lấy nghĩa của tiên triều hiệu triệu anh hùng chẳng phải là gây nên cuộc nội chiến nồi da xáo thịt dọn bữa tiệc ngon cho ngoại bang đó ư

•-     –  Khải bẩm công chúa nhưng thiên hạ bây giờ lòng vẫn còn hướng đến Đinh triều nghĩa sĩ khắp nơi  vẫn hướng về công chúa mong mỏi công chúa phất ngọn cờ nghĩa mà về tụ hội khôi phục lại giang sơn của họ Đinh nếu như công chúa không dựng cờ phù Đinh e rằng nghĩa sĩ khắp châu quận sẽ trở thành nắm xương tàn trước bàn tay thao lược bạo tàn của Đại Hành Hoàng Đế lúc ấy thì máu đổ thành sông thây chất thành núi đó chẳng phải cũng là điều ác đó ư

Công chúa Phất Kim thoáng chau mày im lặng hồi lâu rồi nói với Trịnh Hạ:

•-     –  Tướng quân nói cũng có lý vậy thì bây giờ tướng quân tạm lánh mặt đâu đó   giờ ngọ ngày mai ta sẽ cùng tướng quân lo chuyện quốc sự.

Nói xong công chúa quay trở vào chùa. Trịnh Hạ lui về tướng phủ của một quan nội thần cũ tá túc.

Công Chúa trở lại chùa sai người thân tín triệu Nguyễn Đê (con của Nguyễn Bạc) tháp tùng công chúa út Phất Ngân đến ngay trong đêm. Công chúa Phất Ngân lúc ấy còn nhỏ thấy Phất Kim chạy lại ôm chầm lấy chị khóc ngất. Phất Kim vỗ về em gái mời Nguyễn Đê yên vị rồi rút ra thanh gỗ của Sư Vạn Hạnh đưa cho Nguyễn Đê. Nguyễn Đê chăm chú đọc mãi rồi trao lại cho Công chúa mà rằng:

•-      – Khải bẩm công chúa tiểu tướng không thể nào hiểu nổi trong đó nói gì. Và ý của công chúa ra sao.

Công chúa Phất Kim đưa lại gần ngọn bạch lạp đọc cho Nguyễn Đê và Phất Ngân nghe:

“Thụ căn điểu điểu

Mộc biểu thanh thanh

Hòa đao mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông a nhập địa

Mộc dị tái sanh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình

(Gốc cây thăm thẳm ngọn cây xanh xanh cây hòa đao rụng mười tám hạt thành cành đông xuống đất cây khác lại sinh đông mặt trời mọc  tây sao náu hình khoảng sáu bảy năm thiên hạ thái bình)

Đây là miếng gỗ cây gạo bị sét đánh ở  làng Diên Uẩn Vạn Hạnh thiền sư mang đến cho ta bấy lâu ta chiêm nghiệm và tìm ra được cách giải của lời sấm ký này vì vậy nay mới cho mời tướng quân và hoàng muội để hé lộ thiên cơ. Thụ căn điểu điểu chữ căn có nghĩa là gốc chữ điểu đồng âm với chữ yểu có nghĩa là vua yếu và yểu mệnh. Mộc biểu thanh thanh chữ biểu là ngọn chỉ về bề tôi thanh đồng nghĩa với thành là thịnh phát. Hòa đao mộc ghép lại thành chữ Lê thập bát tử ghép lại là chữ Lý Đông a là chữ Trần. Nhập địa là chỉ giặc phương Bắc vào cướp. Mộc dị tái sinh là họ Lê khác rồi sẽ sinh ra Thánh minh. Chấn là phương Đông kiến là mọc ra nhật là Thiên tử. Đoài là phưong tây ẩn là lặn tinh là thứ dân. Mấy câu này ý nói vua đương thời non yểu bề tôi thì cường thịnh. Nhà Lê mất kế đến họ Lý nối ngôi sau họ Trần kế nghiệp một ngày nào đó sẽ có một họ Lê khác thống nhất sơn hà. Vua thì chuyển về phương Đông thứ nhân thì chuyển về phương Tây năm bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình. Đây là lời ý của Thiên Thượng mượn tiếng sét mà trao truyền Thiên Thư cho nhân gian. Bây giờ giặc phương Bắc đang lăm le ngoài bờ cõi thiên hạ của họ nào thì cũng là Việt tộc chớ nên gây cảnh nồi da xáo thịt mà dâng giang sơn cho hùm sói ngoại bang. Lê Hoàn tiếm ngôi làm chuyện ác rồi đây tất có hoạ báo nhãn tiền. Trong thời buổi bây giờ người có tài thao lược để chống Bắc Tống ta e chỉ có một tay Thập đạo tướng quân mới kham nổi. Theo sấm ký thì rồi đây họ Lê tất yểu nạn họ Lý nối ngôi. Ta theo thiên tượng mà nhìn thì họ Lý đương thời không ai có tượng đế vương ngoài một người họ Lý theo thờ Lê Long Việt con thứ ba của Lê Hoàn tên là Công Uẩn người châu Cổ Pháp. Tướng quân là hậu duệ của Định Quốc Công (Nguyễn Bạc) là chim bằng trong đám chim sẻ nay mai tất trở nên bậc tuấn kiệt nên theo phò họ Lý tất lập nên cơ nghiệp. Ta chỉ còn một cô em gái nhỏ mong tướng quân sớm mai mối cho họ Lý sau này trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ may ra họ Đinh ta còn có nơi hương hỏa.

Nói đến đây công chúa quay sang Phất Ngân mà dạy rằng:

•-      –  Mai này hoàng muội về làm người họ Lý nên nhớ lời sấm ký mà khuyên tân vương nên dời đô về hướng Đông thì cơ nghiệp mới lâu bền được còn như cố đô Hoa Lư là nơi hiểm địa giao thông khó khăn muốn bình định được thiên hạ thì không được thuận tiện. Còn tướng quân là phận thần tử sau này phò tá họ Lý lên ngôi thì nên quay về phương tây là châu Hoan châu Ái mà lập nghiệp tất đời đời nối nghiệp mà phù gia hưng quốc

Nói xong liền thoái thác chuyện nhang đèn mà từ biệt.

(Công chúa Phất Ngân sau này là Hoàng hậu của Lý Thái Tổ đã khuyên Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long còn Nguyễn Đê trong thời Lê Ngọa Triều làm quan đến Hữu Thân Vệ Điền Tiền Chỉ Huy Sứ và phò Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Sau khi Lý Công Uẩn nghe lời của Phất Ngân dời đô ra Thăng Long thì Nguyễn Đê cáo quan về châu Hoan lập nghiệp. Bởi vậy  sử cũ gọi Thăng Long là Đông Đô gọi Thanh Hóa là Tây Đô là vậy. Đúng như sấm ký sau này giang sơn lại rơi vào tay họ Đông A (Trần). Và tiếp tục thay đổi đến nhà Hậu Lê (mộc dị tái sinh). Nguyễn Đê chính là thủy tổ của họ Nguyễn Thanh Hóa   và cũng là tộc tổ của chúa Nguyễn ở phương Nam sau này).

Lại nói sau khi từ biệt công chúa Phất Ngân và Nguyễn Đê công chúa Phất Kim sai thị đồng lấy bút nghiên thảo một bức thư rồi nhờ người thân tín sáng mai đưa cho tướng quân Trịnh Hạ.

Đúng vào giờ tý đêm hôm đó công chúa Phất Kim ra giếng nước trước sân chùa trầm mình tự vẫn.

Giờ ngọ ngày hôm sau Trịnh Hạ đúng hẹn đến tiếp kiến thì được thị đồng trao cho bức thư. Thư viết như sau: “Vận nước có hồi suy thịnh đời người có lúc thăng trầm nay giang sơn đang gặp họa phương Bắc nếu ta còn phất cờ phù Đinh há chẳng phải gây ra một trường tương tranh đẫm máu nhân gian lầm than thống khổ hao tổn ngân khố cũng như nhân lực lấy đâu ra cường quân mà chống ngoại xâm. Giang sơn của họ Đinh hay họ Lê mà trở thành thuộc nô cho ngoại bang thì có giang sơn cũng coi như là không.  Đất đai châu thổ đã bị giặc chiếm thì họ Đinh hay họ Lê cũng là mối nhục nô lệ mà thôi. Ta nay muốn lòng dân thu về một mối cùng Thập đạo tướng quân lo việc giữ bờ cõi cũng không muốn anh hùng hào kiệt vì ta mà trở thành tội nhân của thiên cổ vì vậy ta lấy cái chết mà báo đền tâm ý của tướng quân cũng như anh hùng nghĩa sĩ còn tưởng nhớ đến Đinh triều.  Sau khi ta đi nếu tướng quân còn nghĩ đến nghĩa cũ xin tướng quân đem nhục thân ta về núi Thần Đầu chôn bên cạnh  phu quân ta cho trọn đạo phu thê…”

Trịnh Hạ đau đớn đang chuẩn bị gói liệm thi hài của Phất Kim mang đi thì có tin báo triều đình sai tướng Phạm Cự Lạng đến vây bắt. Trịnh Hạ ôm xác công chúa nhảy lên ngựa truy phong phá vòng vây chạy về hướng Nam. Khi đến địa phận cửa Thần Phù lại bị phục binh của Định Phiên Vương Lê Tung con thứ 7 của Lê Hoàn chận đường đón bắt. Trịnh Hạ cõng xác của công chúa sau lưng tay cầm lệnh phù tả xung hữu đột như giữa chốn không người chẳng khác nào Triệu Tử Long phò ấu chúa trong thời Tam quốc mãi sau bị Lê Tung sai cung thủ bắn tên hàng loạt vì toàn thân trúng như  tên nhím Trịnh Hạ mới thôi không tham chiến quay ngựa chạy về hướng biển.

Đến núi Thần Đầu nơi chôn cất Ngô Nhật Khánh ngày xưa Trịnh Hạ xuống ngựa mới hay xác của công chúa găm đầy phiên tiễn của cung thủ Lê Tung. Hầu như toàn bộ cung tiễn như thể đều nhằm vào xác công chúa mà bắn vậy chỉ duy có một mũi xuyên qua bả vai của Trịnh Hạ mà thôi. Trịnh Hạ  nhổ hết cung tiễn trên mình công chúa rồi dùng kiếm khoét đất mà chôn xuống bên cạnh mộ của Ngô Nhật Khánh.

Trịnh Hạ  một tay cầm nắm cung tên nhổ từ thây công chúa một tay nắm lệnh phù đứng sừng sững giữa đất trời mắt trừng trừng nhìn về phía Hoa Lư rồi từ từ trút hơi thở cuối cùng. Mũi tên xuyên qua bả vai của Trịnh Hạ có tẩm độc. Xác chàng đổ vật xuống trên đất Nga Sơn một cách oan ức.

(xem tiếp phần 3)

 

SHARE