Home Ký sự HUYỀN TÍCH LÁ PHẤT KIM (Phần 1)

HUYỀN TÍCH LÁ PHẤT KIM (Phần 1)

2667
0

Lời Phi Lộ


Ai là người Việt Nam cũng đều biết Đinh Bộ Lĩnh từ một đứa trẻ chăn trâu có chí hải hồ mà lập nên nghiệp lớn. Trong thời loạn lạc ra tay thao lược dẹp được 12 lộ anh hùng mà thống nhất giang sơn lập nên nhà nước tập quyền độc lập đầu tiên của lịch sử nước nhà. Nhưng rất ít người biết rằng Ông có những điểm rất giống với vị Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa trước đó. Phải chăng nghiệp bá vương của những bậc khởi thủy đều có vận hạn như nhau và tuân theo mệnh trời là vậy.

Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có ý nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị Hoàng Đế khai mở nền độc lập chính thống của nuớc Việt thống nhất. Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Và cả hai đều ở ngôi vị hoàng đế là 12 năm . Đinh Tiên Hoàng ở ngôi từ 968 đến 979. Tần Thủy Hoàng ở ngôi từ năm 221 đến năm 210 trước công nguyên. Trước khi lên ngôi Hoàng Đế cả hai đều đã có tước hiệu Vương. Tần Thủy Hoàng có danh hiệu là Tần Vương. Đinh Tiên Hoàng có danh hiệu là Vạn Thắng Vương. Sự thăng tiến trong danh hiệu này không những có ý nghĩa trong vận hạnh của cá nhân mà còn đều đánh dấu sự thay đổi lịch sử của hai quốc gia độc lập. Ở phía Trung Hoa từ thời nhà Chu   vua đứng đầu còn gọi  là Thiên Tử cũng chỉ xưng vương mà thôi tất nhiên các chư hầu cũng đều chỉ ở tước vị Vương. Từ thời Tần Thủy Hoàng chính thức thay tước hiệu là Hoàng Đế đó chính là sự nâng tước vị cho người đứng đầu thiên hạ. Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử Việt Nam cũng tương tự như vậy. Từ khi giành độc lập sau gần 1000 năm Bắc thuộc từ thời họ Khúc các nhà cầm quyền cũng chỉ xưng danh là Tiết Độ Sứ với tư cách là một quan trưởng cai quản một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Tới nhà Ngô (Ngô Quyền) các vua mới xưng Vương. Và tới Đinh Bộ Lĩnh mới xưng là Hoàng Đế. Đó là một thay đổi cực lớn tạo dấu ấn một quốc gia độc lập thống nhất như Tần Thủy Hoàng của lịch sử Trung Hoa.

Đinh Tiên Hoàng xây dựng thành Hoa Lư bằng cách nối các dãy núi đá tự nhiên trong dãy Tam Điệp tạo nên tường thành nhân tạo cho hoàng cung. Tần Thủy Hoàng tạo nên Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối các tường thành của các chư hầu cũ lại với nhau. Và cả hai đều lập đô ở những vùng núi non hiểm trở.

Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng cũng đều trở thành Hoàng Đế sau khi dẹp nội chiến tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán khắp nơi trong quốc gia rồi lập nên một đất nước Thống Nhất Tự Chủ. Chuyển đổi chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền. Và khi cả hai đương vị đều dùng chế độ cai trị rất hà khắc nhất là đối với các thế lực đối kháng cũ. (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi rõ việc này như sau: Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy chế ngự thiên hạ bèn đặt vạc lớn ở sân triều nuôi hổ dữ trong cũi rồi hạ lệnh rằng „Kẻ nào trái phép phải bỏ vạc dầu cho hổ ăn”. Mọi người đều khiếp phục không ai dám phạm. Nhà sử học Trần Trọng Kim  cho rằng: „Hình uy nghiêm như thế kể ra cũng quá lắm nhưng nhờ những hình luật ấy thì dân trong nước ở thời loạn lạc mới dần dần được yên)

Cả Tiên Hoàng và Thủy Hoàng đều chết lúc đang đương ngôi Hoàng Đế và vương triều đều rơi vào tay nội thần. Và điểm giống nhau để mang đến họa diệt thân cho hai vị Tiên Thủy hoàng đế này là đều muốn truyền ngôi cho con thứ.

Điểm khác nhau đặc biệt nhất ở họ là sau khi đăng quang Tần Thủy Hoàng không tin dùng những người đã cùng mình vào sinh ra tử. Còn Đinh Tiên Hoàng thì đặc biệt coi trọng những người cùng mình nếm mật nằm gai đánh đông dẹp bắc ở thủa hàn vi. Cất nhắc những người bạn thủa còn đánh trận cờ lau  Nguyễn Bạc (thủy tổ chúa Nguyễn ở Thanh Hóa) lên làm Định Quốc Công coi việc nội vụ. Đinh Điền làm ngoại giáp coi việc ngoại vụ Lưu Cơ làm Đô Hộ Phủ Sĩ Sư coi việc về hình luật. Phạp Hạp làm kinh phủ tướng coi việc phát triển mở mang điền ấp. Trịnh Tú làm phúc tướng cai quản an ninh nội vụ kinh thành. Giao cho con cả Đinh Liễn làm ngoại giao bang lân với các nước. Ngoài ra Ông còn cất nhắc các vị Sư giúp mình bình định 12 sứ quân làm những chức vụ rất lớn ở kinh đô như Ngô Chân Lưu làm Khuôn Việt Đại Sư Trương Ma Ni làm tăng lục   Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng Chân Uy Nghi…

Ông là một người rất mềm dẻo trong sách lược và rất yêu chuộng người hiền tài. Ví dụ trong sách lược ông thường dùng tình thân kết nối quyền lợi của đôi bên để thu phục lực lượng đối kháng.  Thuở lực lượng còn non yếu biết không thể đối kháng được Sách chủ Đinh Dự ông về đầu quân với Trần Lãm một sứ quân rất mạnh lúc bấy giờ. Ông xin cưới con gái của Trần Lãm làm thiếp rồi  sau đó gả con gái Minh Châu cho  tướng quân Trần Thăng em của Trần Lãm làm vợ. Vậy là sau khi Trần Lãm chết toàn bộ sứ quân của Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu nằm trong tay ông. Rồi khi muốn thu phục sứ quân ở Đường Lâm nơi có hậu duệ và hoàng thân của họ Ngô trấn giữ ông gả con gái Phất Kim cho sứ quân Ngô Nhật Khánh một quí tộc nhà Ngô đang muốn khôi phục lại ngai vị. Đồng thời Ông cưới mẹ của Ngô Nhật Khánh và tấn phong làm hoàng hậu vậy là triệt được mầm mống khôi phục ngai vị của họ Ngô….

Ông rất mến người có tài đức và trọng dụng họ vào những chức vị tối cao mà không cần biết đến họ là người tộc thuộc hay là ngoại tộc. Ví dụ Đinh Liễn con trai đầu của ông có người tướng tâm phúc có biệt tài nên tiến cử cho ông. Vì  thấy Lê Hoàn  thuộc tướng của con trai có tài thao lược ông bèn trao chức   Thập Đạo Tướng Quân thống lĩnh toàn bộ 10 đạo binh lực hơn 1 triệu binh sĩ (trong khi dân số Đại Cồ Việt lúc bấy giờ chỉ xấp xỉ hơn 3 tirệu).

Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn  trong cuộc chiến cung đình tranh giành thừa kế ngôi vị đã phò tá Hoàng Hậu Dương Vân Nga giết chết cả  cả Đinh Bộ Lĩnh lẫn Đinh Liễn sau đó thoán ngôi nhà Đinh  lên gôi Hoàng Đế với tước hiệu là Lê Đại Hành Hoàng Đế lập Dương Vân Nga làm Hoàng hậu của mình và  lập nên nhà Tiền Lê trong lịch sử

Nghi án cung đình phế trưởng lập thứ đã tạo nên cái chết thảm khốc trong cung điện Hoa Lư kết thúc sự nghiệp ngắn ngủi của một vị Hoàng Đế thủy tổ của chế độ tập quyền  của Đại Việt cũng hoàn toàn giống như nghi án của Tần Thủy Hoàng năm xưa. Tần Thủy Hoàng cũng vì chuyện phế trưởng lập thứ mà ngôi vị nhà Tần cũng chỉ truyền đến hai đời và ngắn ngủi  y chang như nhà Đinh chỉ vẻn vẹn có 12 năm

Đinh Tiên Hoàng có 6 con 3 con trai và 3 con gái.

Con trai trưởng Đinh Liễn tuổi trẻ tài cao sát cánh bên cha đánh nam dẹp bắc cùng cha dẹp loạn 12 sứ quân lập nên vương vị cho cha. Sau đó lại thay cha sang Trung Hoa mềm mỏng ngoại giao với nhà Tống giữ yên được cõi Bắc. Nhưng Binh Bộ Lĩnh sủng ái thiếp  mà định lập Đinh Lãng con thứ 3 lúc đó mới 4 tuổi làm Thái Tử. Đinh Liễn tức giận giết chết Đinh Lãng. Đinh Bộ Lĩnh vì mến tài con trai mà không bắt tội lại để cho nguyên vị làm Thái Tử thừa kế ngôi báu. Hoàng Hậu Dương Vân Nga mẹ của Đinh Toàn lúc đó mới 8 tuổi thấy Đinh Liễn giết bào đệ mà không bị bắt tội nên sanh tâm thoán vị liền dùng kế mỹ nhân liên kết với Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn làm vây cánh. Sau khi Cha con Đinh chết Lê Hoàn Phò Đinh Toàn lên ngôi tức là Đinh Phế Đế.

Công chúa lớn tên là Minh Châu  gả cho tướng Trần Thăng hiệu là Nguyên Thái một tướng tâm phúc em trai của sứ quân Trần Lãm trước đây. Cô công chúa út tên là Phất Ngân thì sau này gả cho Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn. Người này sau được Nguyễn Đệ con trai của Nguyễn Bạc (bạn thiếu thời của Đinh Bộ Lĩnh) phò tá cướp lại ngôi vua từ tay Lê Ngọa Triều và lập nên nhà Lý sau đó dời đô từ Hoa Lư ra châu thổ sông Hồng lập nên kinh đô Thăng Long mà dân ta sắp kỷ niệm 1000 năm  như bây giờ.

Còn cô công chúa thứ 2 như đã nói là công chúa Phất Kim đã gả cho sứ quân Ngô Nhật Khánh trong chiến lược liên minh từ thời loạn 12 sứ quân.

Mối lương duyên của hai họ Đinh- Ngô vốn nằm trong chiến lược bình thiên hạ của Đinh Bộ Lĩnh nên chẳng mặn mà gì lắm.

Gả công chúa Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh nhưng lại lấy mẹ của Ngô Nhật Khánh và tấn phong làm hoàng hậu lại cưới em gái của Ngô Nhật Khánh cho Đinh Liễn. Sách lược giao hảo này chỉ  giữ được tạm thời trong một thời gian.

Ngô Nhật Khánh vốn là một tướng tài văn võ song toàn và chí lớn. Là phò mã của vua Đinh vẻ ngoài của Nhật Khánh lúc nào cũng vui cười toại nguyện nhưng trong bụng thì ôm mối hận cướp ngôi hạ nhục mẹ nên rắp tâm báo thù.

Thuở thiếu thời Đinh Tiên Hoàng có người bạn gần nhà  chơi với nhau rất thân tên là Trịnh Tú từ khi đang chơi trận giả cho đến khi dẹp loạn sứ quân Trịnh Tú luôn luôn ở bên cạnh Đinh Bộ Lĩnh như người tâm phúc. Khi đăng quang Hoàng Đế Vua muốn phong tước lập ấp cho họ Trịnh nhưng Trịnh Tú chối từ mà chỉ muốn được ở bên để hầu hạ.

 Trịnh Tú có một người con trai tên là Trịnh Hạ lúc nhỏ thường chơi thân với công chúa Phất Kim. Hai người tưởng sẽ nối duyên cầm sắt ai dè Đinh Bộ Lĩnh gả Phất Kim cho họ Ngô. Trịnh Hạ đau khổ vùi mình vào trau dồi võ nghệ của các nhà để quên đi nỗi buồn mất Phất Kim. Sau này theo cha làm bộ tướng bên cạnh của Đinh Bộ Lĩnh được Vua rất ái mộ.

Khi có tin mật báo vùng Đường Lâm Sơn Tây có mầm mống phản loạn. Quan Nội thị Đỗ Thích dâng tấu nói rằng:” Đường Lâm là nơi hiểm địa cũng là căn cơ của tiên triều (nhà Ngô) vì vậy nên cử tướng tâm phúc về đó trấn giữ. Theo hạ thần nên cử Phúc tướng Trịnh Tú. Tú  không những là người tâm phúc mà còn là vị tướng có tài về cầm quân nơi thủy mạc đầm lầy đến đó trấn giữ luôn mạn Phong Châu là đắc cử lưỡng tiện”. Vua nghe lời phong Trịnh Tú làm Phiên Mạc tướng quân lên trấn giữ Đường Lâm. Trịnh Tú nhận phù tiết dẫn con trai Trịnh Hạ  đến Sơn Tây trấn giữ nơi hiểm địa

Lại nói một hôm Ngô Nhật Khánh áp chế vợ là công chúa Phất Kim rời khỏi Hoa Lư chạy vào Nam. Khi thuyền đến địa phận Nam Giới (Hà Tĩnh). Nhật Khánh mắng chửi công chúa Phất Kim rằng: „Cha mày lừa dối hiếp tróc mẹ con ta ta há vì mày mà quên đi mối thù này ta sẽ tìm người cứu ta và báo mối gia thù này dù mày có hiền thục đến đâu ta cũng không quên được cái đức tính xảo quyệt của cha mày” nói xong Nhật Khánh tuốt kiếm xẻo má vợ rồi ép nàng theo chạy sang cầu viện Chiêm Thành đem quân về đánh Đại Cồ Việt. Trên đường đi công chúa Phất Kim cùng người hầu tâm phúc trốn thoát trở lại Hoa Lư.

Về lại Hoa Lư vết thương trên khuôn mặt dù chạy chữa có lành thành sẹo nhưng vết thương lòng thì vẫn luôn còn nhức nhối. Nỗi đau của một người vợ có chồng là tướng quốc là phò mã mà lại cầu viện ngoại bang chống lại vua cha rước voi về dày mả tổ vì vậy nàng xuống tóc đi tu ở một ngôi chùa trong kinh thành Hoa Lư

Đinh Tiên Hoàng nghe tin Ngô Nhật Khánh chạy sang cầu viện Chiêm Thành và lại nghe nói chúa Chiêm Thành sẽ đích thân cùng cất quân sang đánh Đại Cồ Việt nên vội vã triệu hồi Trịnh Tú vào cung.  Trịnh Tú dâng biểu Đường Lâm đang loạn lạc nên tiến cử con trai võ nghệ siêu quần thay mình về cung phục mệnh đem quân vào chống giặc Chiêm Thành.

Trịnh Hạ nhập cung và được phong Uy Viễn tướng quân nhận hai đạo quân cấp tốc Nam  hạ  đánh nhau với Ngô Nhật Khánh.

 

1.

Ngoại thành Hoa Lư  một đêm đầu thu tiếng lá xào xạc  khua lên trong những ngọn gió se sắt thổi từ dãy Tam Điệp xuống. Uy Viễn tướng quân Trịnh Hạ đang đăm chiêu  nhìn vào tấm bản đồ do quân thiết kỵ gửi từ cửa biển Thần Phù tới thì bất chợt có một bóng đen vút ngang qua cửa phủ doanh. Trịnh Hạ chụp vội tấm đồ bản và phi thân qua cửa đuổi theo

Bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện tiến về phía bìa rừng. Trịnh Hạ gia tăng cước lực nhảy vọt lên tán cây lao vút lên phía trước chặn đầu bóng đen lại không cho thoát vào rừng. Chưa yên vị thì chàng hốt hoảng  tung chân nhảy lui sau w tránh một làn kiếm khí lạnh toát chém hắt tới phía chàng. Trịnh Hạ thi triển Trịnh Gia Thập Nhị Thức là một đường kiếm uyên nhu do cha chàng đúc kết lại trong cả cuộc đời chinh chiến của mình. Thập Nhị Thức lấy thủ làm công lấy nhu khắc chế cương là một đường kiếm tuyệt chiêu trong cận chiến. Trịnh Hạ là người đam mê võ học lúc nhỏ theo cha cùng Vua dẹp loạn sứ quân đã được cha truyền thụ cho hết cả tinh túy của Thập Nhị Thúc đồng thời chàng luôn được cận kề với các lão tướng như Nguyễn Bạc Nguyễn Bồ Đinh Điền Phạm Hạp nên được các vị này chỉ điểm thêm cho nhiều yếu quyết vì vậy mà Thập Nhị Thức đến tay chàng càng trở nên tinh diệu.

Vậy mà chàng đã thi triển đến thức thứ 9 rồi mà vẫn không chế ngự được đường kiếm thần tốc kỳ ảo của đối phương. Chàng kinh ngạc đến toát cả mồ hôi không biết bóng đen kia là ai mà có kiếm pháp ghê người như vậy. Chàng định thần và vận công lực chuẫn bị thi triển 3 thức cuối.  Chưa kịp xuất chiêu thì chàng đã thấy làn quang kiếm của đối phương bao trùm quanh mình. Trịnh Hạ sởn tóc gáy thấy cái chết ngay  trong đường tơ kẽ tóc liền vội vã thi triển chiêu cuối cùng là chiêu cùng tử cùng tận. Phục mình xuống gần như nằm trên mặt đất  lăn xả vào hạ bàn đối phương và dùng hết sức bình sinh hất mũi kiếm đâm xốc ngược từ dưới lên. Bóng đen kêu á lên một tiếng thối lui và cất tiếng lanh lảnh thoá mạ:

•-      –  Đồ hèn! Xem này

Vừa kinh hãi không ngờ đối phương thoát khỏi chiêu kiếm truy mệnh của mình thì đã thấy mũi kiếm của đối phương chĩa thẳng vào huyệt Thủy đột của mình đâm tới.

Keng!

Hổ khẩu của chàng như toét nứt thanh kiếm tuột khỏi tay chàng

Trịnh Hạo vội dùng tay trái rút ngay ngọn  Thiết Thảo quấn như đai lưng quanh mình ra dùng chiêu Thiết Thảo Bảo Mệnh tung ngay ra quấn phủ lấy làn kiếm quang của đối thủ

Thiết Thảo là một  thứ vũ khí được dựa vào hình dáng của ngọn cờ lau mà chế ra. Sắt lạnh được chuốt nhỏ ra từng sợi mảnh như sợi bông lau và bó chặt vào đầu một sợi dây da trâu thuộc. Bình thường thì nó được ép chặt như một đai áo được quấn quanh người. Khi cần sử dụng thì vận công lực vào rút ra mà tấn công. Lúc đó những sợi sắt lạnh mới bung ra như một cái phất trần có hình dạng bông lau tua tủa quấn chặt lấy vũ khí đối phương hóa giải chiêu pháp của đối phương đồng thời những sợi sắt đó nhờ vào sức cắt phá của vũ khí đối phương mà rời ra lao tới như những ám khí. Chỉ trừ những cao thủ thượng thừa võ nghệ siêu quần mới có thể thoát giải được. Đây là thứ vũ khí độc bộ của dòng họ Đinh. Chính nhờ nó mà cha con Đinh Bộ Lĩnh đã đánh tan biết bao nhiêu tướng lĩnh tài ba của 12 sứ quân khác trong đó có nhiều sứ quân có võ nghệ tuyệt luân đến từ Trung thổ như Đỗ Trọng Cảnh anh em sứ quân Nguyễn Siêu vv..

Trịnh Hạ là hộ tướng tâm phúc của Vua cho nên được truyền cho môn tiên pháp lợi hại này. Trong lúc nguy ngập bị đánh rơi kiếm chàng liền dùng Thiết Thảo để tấn công. Ai dè bóng đen cũng buông kiếm lăn xuống đất tránh ngọn Thiết Thảo của chàng đồng thời vung ra một tấm lụa trùm lấy Thiết Thảo hóa giải ngay  sức công phá của Thiết Thảo. Hết hồn không ngờ đối phương lại có thể hóa giải ngọn Thiết Thảo dễ dàng như vậy. Chàng liền rùn chân xuống hít một hơi dài vung tay  múa một vòng tròn trước mặt chuẩn bị vận công dùng Liên Hoa chuởng  đối phó với bóng đen. Ai ngờ đối phương cũng vung tay múa âm dương thủ y hệt như chàng. Chàng thất kinh biết đối phương cũng đang vận Liên Hoa Chưởng. Chưởng Pháp ôn nhu nhưng sức công phá như bài sơn đảo hải này đâu có mấy người biết đến trừ là người của dòng họ Đinh. Khi xưa Khuông Việt Đại sư sáng chế ra pho chưởng này cho rằng nó quá bá đạo nên không truyền thụ cho người ngoài nào hết chỉ lưu truyền trong tâm phúc họ Đinh. Khi còn nhỏ chàng và công chúa Phất Kim cũng đã được Đại sư chỉ điểm qua. Nghĩ đến đó chàng biết ngay bóng đen là ai nên vội vã quì xuống chắp tay trước mặt nghiêng đầu nói:

•-      –  Khải bẩm công chúa công chúa an khang chứ ạ.

•-      –  Ngươi nghĩ ta an khang được chăng- bóng đen trả lời….

•-         –  Mạt tướng không dám phạm ngôn thưa công chúa! trước đây nghe tin công chúa bị hại ở Nam Giới vì bận việc quân cơ nơi ải Bắc không kịp thăm hỏi. Nay phụng mệnh nhập cung nhưng vì thân mang trọng trách chuyện quốc sự không dám sao nhãng vì vậy mà chưa diện kiến để vấn an công chúa được

•-        –  Ta có trách gì ngươi đâu sao tướng quân có vẻ như quan tâm đến ta thế

•-       –   Khải bẩm công chúa dù sao thì mạt tướng cũng có một thời thơ dại bôn tẩu cùng công chúa nên khi nghe tin cố nhân bị hại không thể không động lòng trắc ẩn được khải mong công chúa thứ tội.

•-       –   Ta không trách ngươi đâu vả lại bây giờ đối với ta bây giờ tứ đại giai không chẳng có gì làm cho ta còn phiền muộn được nữa tướng quân cứ yên tâm.

•-         – Thưa công chúa cho phép hạ thần được hỏi đôi điều có được không?

•-          -Tướng quân cứ tự nhiên xin đừng quá khách sáo chẳng phải tướng quân gọi ta là cố nhân đó sao

•-         – Thưa công chúa   xa cách bấy lâu mạt tướng không ngờ võ công của công chúa siêu quần đến như vậy và phải chăng hôm nay tìm mạt tướng cũng vì chuyện Phò mã Nhật Khánh phải không?

•-        –  Tướng quân nghĩ rằng ta vì Nhật Khánh mà đến gây hại cho tướng quân chăng?

•-         –  Khải bẩm công chúa mạt tướng quả thật không dám nghĩ đến điều đó nhưng thấy công chúa ra tay quá hiểm chiêu nào cũng dồn mạt tướng đến tử lộ nên mạt tướng không khỏi hồ nghi

•-          – Tướng quân nghi ngại là đúng vì quả thật ta đến tìm tướng quân cũng vì chuyện phu quân ta nhưng để phương hại đến tướng quân thì không.

•-        –   Có nghĩa công chúa muốn thử võ nghệ của mạt tướng chăng

•-        –  Đúng vậy tướng quân nghĩ rằng tướng quân có thể đánh bại được Phò Mã chăng?

•-       –   Mạt tướng vẫn biết Phò Mã là bậc hào kiệt đương thời không những võ nghệ tuyệt luân mà còn có tài thao lược trên trận mạc nhưng vì phục mệnh của Hoàng Thượng mạt tướng cũng phải xả thân báo đền cho xã tắc.

•-        –   Ta vẫn biết tướng quân thân mang tuyệt kỷ của trăm nhà. Nhưng thú thực  về võ nghệ cũng như tài dụng binh tướng quân khó có thể sánh ngang được với phu quân ta. Võ nghệ của ta so với Phò mã còn dưới mấy bậc thế mà tướng quân cũng không khống chế nổi ta thì làm sao đọ sức với Phò Mã được ta đến đây cũng vì chuyện đó. Không phải vì tướng quân mà vì vận mạng của giang sơn Đại Cồ Việt ta. Xưa kia cha của Nhật Khánh theo phò Ngô Vương được giao cho nhiệm vụ tìm gỗ cứng để làm cọc nhọn cắm trên sông Bạch Đằng dùng kế đẩy lui quân Nam Hán khi đốn hạ một cây lim ngàn năm tuổi có được trong lõi lim một thanh thiết mộc nghe nói là do linh khí trời đất tích tụ lại mà thành. Ngô sứ quân chuốt thanh thiết mộc đó thành một ngọn thương và sáng chế ra một bộ Phụng Hoàng Thương bí hiểm vô cùng. Nhật Khánh không những được gia truyền bộ thương pháp đó. Mà trong những năm ở lại Kinh Đô Hoa Lư Phò mã sớm tối nghiên cứu võ nghệ của các nhà học hỏi hết tinh hoa và tìm cách phá giải. Vuông lụa dùng để hóa giải Thiết Thảo của họ Đinh ta cũng do Nhật Khánh sáng chế ra. Theo ta tướng quân không phải là đối thủ của của Phò Mã. Mà ngay cả hoàng huynh ta hay đích thân lão tướng Nguyễn Bạc Phạm Hạp hay đích thân lệnh thân của tướng quân cũng chưa chắc phải là đối thủ của Nhật Khánh huống hồ gì phò mã lại được đích thân chúa Chiêm một mãnh tướng có sức địch muôn người cùng hàng ngàn chiến thuyền thiện chiến trợ giúp

•-         –  Khải bẫm công chúa vậy là cơ đồ của Hoa Lư đành lọt vào tay ngoại tộc ư

•-         –  Thế thì không phải hôm trước ta vào rừng luyện kiếm có gặp một đạo sĩ tay cầm một cái lệnh phù bất ngờ giao đấu với ta chỉ qua vài chiêu  kiếm pháp của ta hoàn toàn bị lệnh phù chế ngự sau đó đạo sĩ có truyền lại cho ta một pho võ nghệ dùng lệnh phù làm vũ khí. Theo ta lệnh phù có thể chế phục được  Phụng Hoàng Thương. Đạo sĩ tặng cho ta lệnh phù và nói rằng sẽ có khi dùng đến để cứu sơn hà xã tắc. Theo như lời đạo sĩ thì lệnh phù là do linh khí của Tam Điệp kết tụ mà thành nên có thể quấy đảo càn khôn hô phong hoán vũ được. Theo ta Linh Phù có thể hữu dụng cho tướng quân trong việc chống lại chiến thuyền của Chiêm Thành vì vậy ta đến đây để trao lệnh phù cho tướng quân bây giờ tướng quân nghe ta truyền dạy lại lệnh pháp rồi cấp tốc luyện tập may ra có thể đánh bại được phò mã.

Nói xong công chúa Phất Kia vừa đọc khẩu quyết vừa thi triển môn võ công quái dị. Trịnh Hạp căng mắt ra nhìn cố gắng trong phút chốc nắm giử hết bí quyết sử dụng lệnh phù.

Truyền thụ xong khẩu quyết công chúa Phất Kim đưa lệnh phù cho Trịnh Hạ mà dặn rằng:
– Dù sao ta với Nhật Khánh vẫn là nghĩa phu thê vì vậy chỉ mong tướng quân vì ta mà tha cho Phò mã một con đường sống

Nói xong công chúa quay về phía Hoa Lư phi thân mất dạng vào bóng đêm

 

2.

Trận đó Trịnh Hạp bố trí thiên la địa võng ở vùng đồi núi Nga Sơn rồi dùng khinh thuyền bố trận trên cửa Thần Phù đón lỏng chiến thuyền của quân Chiêm. Khi giao trận Trịnh Hạp dùng linh phù hô phong hoán vũ bão tố nỗi lên cuồn cuộn nhận chìm tất cả chiến thuyền của Chiêm Thành xuống lòng biển sâu. Chúa Chiêm bỏ thuyền lên bộ dẫn tàn quân chạy mất tăm về Nam chỉ duy có Ngô Nhật Khánh ỷ có tài nghệ phi phàm với đường Phụng Hoàng Thương bách chiến bách thắng một mình một ngựa tả xung hữu đột giữa quân Hoa Lư giết được vô số tướng sĩ của Trịnh Hạ. Khi cùng Trịnh Hạ giao đấu Nhật Khánh coi thường họ Trịnh nên sơ suất bị Trịnh Hạ dùng linh phù đã thương ngã ngựa lăn xuống đất. Nghe lời công chúa Trịnh Hạ tha chết cho Nhật Khánh nhưng Nhật Khánh uất hận tủi nhục dương thương nhằm vào ngực nình đâm một nhát mà chết. Trịnh Hạ đem thây của Nhật Khánh mai táng dưới núi Thần Đầu rồi kéo quân nhằm hướng Hoa Lư báo tiệp

Trong thời gian Trịnh Hạ giao tranh với quân Chiêm thì kinh thành xảy ra biến cố. Đinh Tiên Hoàng cùng Nam Việt Vương Đinh Liễn bị loạn thần Đổ Thích theo kế của Thập Đạo Tướng Quân giết chết. Lê Hoàn được Dương vân Nga làm hậu thuẫn phò Đình Toàn con thứ mới 8 tuổi của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi. Lê Hoàn tự tấn phong là Phó Vương ra vào cung cấm như chổ không người ngoài việc tư thông với Thái hậu Dương Vân Nga còn cầm cố hết quốc thích họ Đinh. Biết Trịnh Hạ là trung thần họ Đinh nên khi Trịnh Hạ vừa kéo quân về Hoa Lư thì bị bị Lê Hoàn cho quân bản bộ đón lỏng dùng kế hỏa công đánh cho tơi tả. Trịnh Hạ bỏ tàn binh một thân một ngựa chạy vào Tam Điệp lánh nạn.

Tháng 9 năm 979 Thập Đạo Tướng Quân buộc Đinh Phế Đế Đinh Toàn nhường ngôi lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu là là Đại Hành Hoàng Đế và lập Thái hậu Dương Vân Nga làm hoàng hậu. Các bộ tướng của nhà Đinh nổi loạn klhắp nơi. Nguyễn Bạc Đinh Điền Phạm Hạp kéo quân từ Thanh Nghệ ra giao chiến với Hoa Lư. Nhưng vì không thể đối chọi với tài thao lược của Lê Hoàn nên thúc thủ bại trận. Nguyễn Bạc bị bắt và bị Lê Hoàn giết chết

Phía Bắc quân Tống lấy cớ trả thù cho Nam Việt Vương Đinh Liễn cất quân rấp ranh ngoài bờ cõi

…….
(còn nữa)

SHARE