Home Y Khoa Tư Liệu Y Khoa DỊ ỨNG NGẦM (ĐỘC TỐ TỪ „ĐỜI SỐNG SẠCH“)- Tư Liệu Y...

DỊ ỨNG NGẦM (ĐỘC TỐ TỪ „ĐỜI SỐNG SẠCH“)- Tư Liệu Y Khoa

5385
0

Lời đầu tiên cho bài viết này là cảm ơn Cư Sĩ Chân Quang, là người thứ 2000 tham gia trong hệ thống tầm soát máy đo sinh khí Metavital (Oberon cũ) của tôi. Ông cũng là người thứ 550 trong số người ăn chay trường tham gia hệ thống tầm soát này (Trong đó có hơn 300 Tu Sĩ Phật Giáo đến từ khắp Thế Giới.)

Cơ thể con người vô cùng huyền diệu. Bất kỳ có một tương tác nào đi ngược lại „lợi ích“ của sự sinh tồn tự nhiên, thì cơ thể có ngay những biểu hiện để thông báo cho „chủ sở hữu“ của cơ thể, tiềm tàng của sự nguy hiểm ngay. Rất tiếc, chúng ta không ai quan tâm, hoặc ít quan tâm đến những thông điệp này của cơ thể.

Ngược lại, có nhiều lúc ngay và ngay lập tức tìm đến Bác Sĩ và Thầy Thuốc để dập tắt một cách thụ động các thông điệp có tính chất sống còn này của cơ thể. Những „thông cáo“ (Triệu Chứng Bệnh Lý) sau khi đã bị dập tắt tạm thời, chủ sở hữu của cơ thể liền tin rằng nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh tồn đã bị loại bỏ. Đó là một sự nhầm lẫn cực kỳ tai hại, nếu không nói là „ngu ngốc“.

Sẽ không có gì quá đáng, và càng không phải là một sự trấn an, khi mà các Thầy Thuốc có lương tâm bảo với bệnh nhân rằng „Hãy Cảm Ơn Những Cơn Đau….“. Vì sự đau nhức bất chợt hoặc có hệ thống là những thông điệp của cơ thể báo động về những biến đổi bất thường của thể chất và chức năng….

Điều bậy bạ nhất, mang tính „dở hơi“ của Con Người Hiện Đại, là không chịu tự tìm hiểu xem những thông báo đó là cái gì, nó từ đâu đến, và làm thế nào để tránh nó. Họ lười biếng, ỷ lại …và không cần quan tâm đến những thông điệp chân tình của cơ thể mà tìm đến hệ thống „giết người có giấy phép“ để phó mặc sinh mệnh của mình cho hệ thống đó phán quyết.

….
Có không ít người đã đặt ra câu hỏi: „Tại sao tôi sống rất sạch. ăn uống sạch, đời sống lành mạnh, cư ngụ nơi rất thân thiện với thiên nhiên, tại sao tôi lại mắc bệnh nan y…bệnh ung thư…“. Họ không giải thích được, và cuối cùng kết luận là sự sắp xếp của Tạo Hóa (Hãy khoan đề cập đến „Nghiệp Bệnh“, tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong một bài viết khác).

Có một câu hỏi khá nhạy cảm với lĩnh vực Tôn Giáo mà nhiều người né tránh sợ đụng chạm tính ngưỡng của số đông. Nhưng với sự thật hiển nhiên này, tôi đã không ngại ngần đặt ra câu hỏi trong các dịp chia sẻ với cộng đồng Tu Sĩ và giới Phật Tử: „Tại sao các Tăng -Ni và những Cư Sĩ ăn chay trường, có đời sống tinh thần và sinh hoạt, ăn uống rất lành mạnh, rất Chánh Niệm, nhưng tỷ lệ mắc những chứng bệnh nan y của thời đại (Chứng bệnh của những „người nghiện ngập“) CAO HƠN RẤT NHIỀU LẦN so với chúng sinh ăn mặn (thịt, cá, bia, rượu, thuốc lá…) và lăn lộn trong đời sống xô bồ. Ví dụ là các chứng Tiểu Đường, Mỡ máu, Đột Quị, Thoái Hóa Cột Sống, Phong Thấp và Đau Nhức….nói chung và chứng Phì đại tiền liệt tuyến với Tăng Lữ cao tuổi, các chứng Ung thư giới tính trong giới Nữ Tu (Ni). Các chứng này trong giới Tu Sĩ và Cư Sĩ chay trường chiếm tỷ lệ nhiễm bệnh cao, rất cao, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhiễm bệnh của cộng đồng dân cư thường. “.

Nếu bàn về thực thể (Chưa bàn về tinh thần, mặc dầu các hội chứng bệnh lý nói trên có nguyên nhân từ áp lực thần kinh không nhỏ). Thì chúng ta có thể đưa ra câu lý giải dễ dàng chấp nhận được là vì Họ, ăn chay nên thiếu nhiều dưỡng chất và một số hoạt chất cần thiết cho sức đề kháng, vì vậy mới dễ dàng bị nhiễm bệnh (Có vị Tu Sĩ hỏi, tại sao tôi ăn thực vật mà lại bị bệnh máu nhiễm mỡ…)

Câu lý giải do THIẾU vi lượng vì ăn chay, KHÔNG SAI, nhưng cũng không hoàn toàn ĐÚNG (Một nửa của sự thật).

Ngược lại có thể nói vì họ DƯ quá nhiều các chất có hại do ăn uống SAI.

Điều cốt lõi ở đây là nhận thức sai lầm về việc ĂN- UỐNG. Hầu hết ai cũng nghĩ rằng ăn uống bằng rau, củ, quả, hạt…SẠCH (Thực vật không bị nhiễm hóa chất từ phân bón, chất kích trưởng, thuốc trừ sâu và chất bảo quản…) là tốt cho sức khoẻ và không bị bệnh. Điều này không SAI nhưng cũng KHÔNG ĐÚNG. Vì các loại rau, củ, quả, hạt và các thức ăn tự nhiên có độ thích ứng rất nhạy cảm với các cơ địa thể chất khác nhau.

Nói cách khác các loại thức ăn từ thảo mộc có tỷ lệ Dị Ứng với các cơ địa thể trạng khác nhau khá cao. Ngoại trừ một số loại có cơ địa Dị Ứng nổi, với những triệu chứng lâm sàng rất rõ nhận biết ra. Thì còn có một số loại thào mộc (Khá phổ biến) có cơ địa Dị Ứng Ngầm với nhiều thể trạng khác nhau. Có nghĩa là các loại thức ăn này vốn không phù hợp với khả năng tiêu hóa (Đồng hóa và Dị hóa) của một số người.

Khi thức ăn không phù hợp với cơ địa tiêu hóa (Kể cả các sản phẩm từ động vật chứ không riêng gì thảo mộc), nếu không NHẬN BIẾT RA mà ăn uống trường kỳ như vậy, thì chẳng khác gì hàng ngày tẩm ướp lên cơ thể một lượng độc tố còn nguy hiểm hơn các loại hóa chất tẩm ướp trên thức ăn đang hiện hành phổ cập hiện nay.

Ví dụ một số loại thức ăn từ thực vật có cơ địa Dị Ứng chiếm tỷ lệ khá cao như sau:
– Các sản phẩm làm từ Đậu Nành, như Đậu Phụ, Nước Tương, Sữa Đậu Nành…có tỷ lệ Không Phù Hợp (Dị Ứng) chiếm từ 40-45% dân số
– Các sản phẩm làm từ Sữa Bò, chiếm tỷ lệ Không Phù Hợp từ 30-35%
– Các sản phẩm làm từ Dầu Dừa chiếm tỷ lệ Không Phù Hợp trên 30%
– Sản phẩm ăn uống và thuốc từ tảo xoắn chiếm tỷ lệ Không Phù Hợp trên 50%
– Các loại Nấm có tỷ lệ Không Phù Hợp khá cao
– Đậu lạc Đậu phụng, chiếm tỷ lệ không phù hợp trên 20%
– Mè và dầu mè (Hạt vừng)chiếm tỷ lệ không phù hợp trên 15%
– Các loại rau, củ, quả… muối chua có cơ địa không phù hợp chiếm trên 60%
……
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về các loại thức ăn thảo mộc mà mọi người luôn tâm niệm là Thức Ăn Tốt. Vâng, nó là các loại thực phẩm rất tốt cho những người có cơ địa tiêu hóa phù hợp. Nhưng với những người có cơ địa Dị Ứng và Dị Ứng Ngầm (Không phù hợp) với những thứ đó. Thì các loại thảo mộc thượng hạng cho thức ăn này là ĐỘC TỐ, huỷ hoại cơ thể và sức khoẻ của người hấp thụ nó.

Bạn sẽ không ngạc nhiên khi tôi nói những người ĂN CHAY thường hay bị bệnh Thời Đại (bệnh của người nghiện ngập). Là do ăn uống DƯ chất chứ không phải vì THIẾU dinh dưỡng. Họ ăn uống DƯ quá nhiều và thường xuyên các chất mà cơ thể họ không phù hợp để tiêu hóa. (Quí vị Tu Sĩ không bị bệnh về tiêu hóa mới là lạ, khi những người có cơ địa không phù hợp suốt cả cuộc đời lấy đậu phụ, muối mè, dầu dừa, các loại đậu…. làm thức ăn chính )

Trong số hơn 300 Tu Sĩ Phật Giáo và 550 người ăn chay trường trong hệ thống tầm soát thống kê của tôi đã đề cập, thì có hơn 70% áp suất máu thấp dưới ngưỡng an toàn. Và xấp xỉ 50% bị bệnh về hệ tiêu hóa. Trên 30 bị bệnh đau nhức, phong thấp và bệnh về cột sống và hệ vận động.

Họ là những người có Đời Sống Sinh Hoạt cực kỳ lành mạnh, nhưng lại bị phơi nhiễm những hội chứng bệnh mang tính phổ cập xã hội có tỷ lệ cao hơn rất nhiều. Câu hỏi TẠI SAO, chỉ có một lý giải khả dĩ chấp nhận là do họ: ĂN CHAY SAI.

Một luận chứng mới sẽ được nảy sinh: Vậy thì làm thế nào để ĂN CHAY ĐÚNG.

Ngày nay ở các nước Phát Triển, người ta đã có những hệ thống Y Tế chuyên nghiệp để đưa ra những khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho người Ăn Chay trường (Vegan). Nhưng với cơ địa Dị Ứng Ngầm (Cơ địa không phù hợp). Thi vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu.

Tuy họ đã phát minh ra nhiều loại máy móc thiết bị để đo đạc nồng độ độc tố, hóa chất độc hại trong lương thực, thực phẩm. Nhưng các thiết bị máy móc để đo đặc và thẩm định thức ăn phù hợp thì vẫn còn hạn chế (Giới y học tự nhiên, thực hiện động thái này đa số dựa vào môn Cảm Xạ Học..)

ĂN CHAY ĐÚNG/ PHÙ HỢP là một đề tài hiện đang nhức nhối muốn chia sẻ với cộng đồng ở trong tôi. Tôi đã có một thời gian khá dài, cùng với các tổ chức Dinh Dưỡng Học ở châu Âu, nghiên cứu khá rốt ráo về đề tài này (Xem các hình ảnh đính kèm về các hội thảo về đề tài này.)

Với các loại máy móc thiết bị xác định cơ địa phù hợp với thức ăn (Metavital) dựa vào nguyên lý Tế bào gốc, tuy độ chính xác cao, nhưng tính khả thi phổ cập cộng đồng không cao vì giá thành đo đạc quá cao.

Tôi rất tâm đắc với phương pháp „Thống Kê Triệu Chứng Lâm Sàng“ để loại trừ thức ăn không phù hợp của Tây Y. Ngoài ra cũng rất tâm đắc với phương pháp „ Cảm Xạ Nội Khí“ của Y Học Cổ Truyền. Hai phương pháp này có thể ứng dụng để phổ cập sâu rộng đến mọi tầng lớp trong cộng đồng xã hội.

Và hai phương pháp nói trên cũng là đề tài mà tôi thường chia sẻ với cộng đồng trong một số hội thảo và tư vấn dinh dưỡng.

(Bài viết mang tính nghiên cứu của cá nhân, không phải là các luận chứng khoa học chuyên nghiệp. Xin các bạn lưu ý khi chia sẻ)

Hamburg 17.01.18
LY. Lê Thuận Nghĩa

SHARE