Home Ký sự Cuộc phỏng vấn nhỏ

Cuộc phỏng vấn nhỏ

1399
0

Philip là phó tổng biên tập của tạp chí Spiegel (Tấm Gương). Là một bệnh nhân suy thận của tôi.

Ngoài việc đả thông kinh mạch ra tôi đã sử dụng liệu pháp Âm thanh và Màu sắc, kết hợp với vịêc hướng dẫn tập luyện một vài động tác Khí công đơn giản. Philip đã khỏi bệnh “dương nuy”.

Hôm hội thảo ở Normandy, Philip có hứa đi để viết bài. Nhưng rồi đến phút chót thì hủy hẹn vì công việc đột xuất.

Lúc về lại Đức, nhân dịp có cuộc hẹn thăm khám định kỳ, Philip muốn có một cuộc phỏng vấn nhỏ với tôi để viết một bài đăng trên báo Spiegel. Ổng nói để làm “tiền đề” cho việc quảng cáo buổi hội thảo tương tự như ở Normandy vào tháng 2 năm 2020 ở Đức.

Cuộc phỏng vấn đại khái như sau:
– Tại sao ông là một Thầy thuốc, có ngón Châm cứu trứ danh, mà sao rất ít khi thấy ông dụng kim?.
– Thực ra Châm cứu cũng là liệu pháp đi theo con bệnh. Tôi muốn ứng dụng liệu pháp khác, để không phải chạy theo sau bệnh lý. Một liệu pháp có thể giúp được mọi người, có tìm cũng không thể tìm được bệnh nào để mà theo…hì…hì….
– Xin hỏi một câu hỏi khá nhạy cảm với nghề nghiệp của ông. Tại sao Ông là một Thầy thuốc, ông không tiếp tục học hỏi, nâng cao năng lực về nghề Thuốc, mà lại đam mê hết Hội họa rồi lại đến Âm nhạc?.
– Tôi theo lao vào Hội họa để tìm hiểu về Màu sắc. Khi đã thấu ngộ những điều cần biết về Màu sắc rồi thì tôi lao vào Âm nhạc để tìm hiểu về Âm thanh. Hai thứ đó, tức là Âm thanh và Màu sắc cùng với mùi hương của Hương liệu là các “Vị thuốc” căn bản trong những “Phương toa” để lập trình nên liệu pháp: “Có tìm đến hơi thở cuối cùng của đời sống cũng không tìm ra được bệnh nào”.
– Được biết ông từng vẽ tranh và đã có nhiều cuộc triễn lãm khắp Châu Âu, tranh của ông không những đã bán gần hết, mà còn có nhiều nhà sưu tầm Nghệ thuật có tiếng tăm đã sưu tầm tranh của ông. Gần đây trong Âm nhạc lại thấy ông đã có nhiều buổi Konzert gây tiếng tăm khá độc đáo. Vậy xin hỏi, ông học Hội họa và Âm nhạc từ khi nào và học ở đâu?.
– Nếu tôi nói tôi là người “vô học”, ông có tin không?. Theo nghĩa đen, nói thế là đúng đấy!. Vì trong các lĩnh vực mà ông vừa nói, tôi chưa từng học ở trường lớp nào. Tôi học Hội họa khi rữa bát trong nghề làm bếp, tôi học Âm nhạc khi đi “nhặt lá đá ống bơ”, tôi thẩm thấu mùi vị và hương liệu qua những nụ hôn….khà ..khà… Nói tóm lại tôi học không giống ai, ví dụ như gần đây tôi đang học “lõm” đàn Bầu từ một Nghệ sĩ Đàn tranh vậy ….hì…hì…..
– Ồ, như vậy thì có thể nói ông là một Thiên tài?
– Không, không.!!!..không thể nói thế được, vì theo tôi không có Thiên tài và cũng không có Ngu dốt. Chỉ có người siêng năng và người lười biếng thôi. Bẩm thụ của tất cả mọi người đều có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh ở Não bộ. Một nhà Bác học tài hoa nhất của loài người có sống và cống hiến hết mình đến 100 năm cũng chỉ “tiêu pha” trong vòng cỡ khoảng 10 tỷ Tế bào, tức là 10% lượng thần kinh Não bộ. Vì vậy thành tựu trí tuệ của mỗi người không phụ thuộc vào lượng Tế bào thần kinh trung ương nhiều hay ít mà nó phụ thuộc vào người đó siêng năng hay lười biếng vận động cuộc sống mà thôi.
– Hình như điều ông nói, không phù hợp với tất cả mọi thành phần của xã hội. Thành tựu của cuộc sống còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống của từng cá thể trong cộng đồng, phụ thuộc vào sinh kế của mỗi người, phụ thuộc vào thời gian công việc từng người…v..v…
– Đương nhiên rồi, nó còn phụ thuộc cả vào đam mê, khát vọng và mục đích sinh tồn của từng cá thể nữa chứ…nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào nếu để sự biếng nhác, nhàn rỗi và ù lì…. lấn át sự siêng năng, cần cù, kiên nhẫn….thì sẽ không có thành tựu như ý muốn được. Điều ông vừa nói và điều tôi vừa trả lời đều khẳng định vấn đề ông vừa thắc mắc. Có nghĩa là không có người Thiên tài và người Ngu dốt mà chỉ có người Siêng năng và người Lười biếng thôi. Ví dụ, bớt ngủ đi một chút, bớt đàn đúm lê la đi một chút, bớt giao tiếp trong những mối quan hệ vô bổ đi một chút…thì thời gian ư?….có mà tha hồ thời gian để mà xả láng tiêu pha cho đam mê ấy chứ!!!….Nhưng hình như chúng ta đã đi ra ngoài chủ đề mà ông đang muốn phỏng vấn tôi thì phải?.
– Vâng, hình như là thế, vì vấn đề tôi muốn phỏng vấn ông hôm nay là tính chính thống và khả năng ứng dụng lâm sàng của cái liệu pháp khác thường của ông. Nhưng qua những vấn đề ông vừa lý giải, tôi nghĩ rằng, có lẽ tôi chưa chuẩn bị đủ tinh thần và tri thức để tiếp nhận những câu trả lời của ông.
– Khoan đã, ông đã nhầm, đó không phải là các liệu pháp của tôi, mà tôi chỉ là người thừa kế và ứng dụng thử nghiệm. Tuy nhiên đó là những kết quả của những công trình nghiên cứu mới của các nhà Khoa học trên Thế giới. Vì nó mới nên có thể mọi người, kể cả ông chưa biết tới. Nếu ông muốn, tôi sẽ cung cấp tất cả tư liệu mà tôi đang ứng dụng trong liệu pháp mà tôi theo đuổi.
– Cảm ơn ông, tôi cũng đang muốn hỏi ông về điều đó.
– Tôi không ở đây tất cả những tư liệu ấy để đưa cho ông bây giờ, nhưng ông chỉ cần vào Intenet, gõ lên các từ khóa sau đây, ông sẽ tìm được tất cả các tài liệu cần biết. Ví dụ ông gõ “Klangtherapie”, “Vibrationstherapie” . “Ultrasachall Therapie”. “Fabtherapie”. “Elektromagnetische Felder”, “Lebenschwung”….
– Rất cảm ơn ông về cuộc trò chuyện hôm nay. Tôi sẽ trở lại trong một cuộc phỏng vấn khác khi tôi đã có đủ tư thế cần thiết cho những câu hỏi về chuyên môn, nếu ông còn cho phép
– Tôi luôn luôn sẵn sàng và đón tiếp ông. Philip!!!!!
…..

05.08.19
TN

SHARE