Lúc chia sẻ về kỹ thuật trì luyện Khí Công ở tầng cấp cao, cũng như lúc giảng dạy về cách ứng dụng Khí Công, cách Vận Khí trong việc trị bệnh, tôi thường nhắc đến hai từ „Chiết Chiêu“.

Việc dùng cụm từ này để mô tả một động thái luyện tập cũng như ứng dụng Khí Công đã bị nhiều người tra vấn, và cũng đã bị chỉ trích là không nên dùng từ của „chuyện chưởng“

Thực ra hai từ „Chiết Chiêu“ hay còn gọi là „Phân Thế“ là từ chuyên môn thường dùng trong việc luyện tập và trao dồi Võ Thuật. Chiết có nghĩa là phân ra từng phần, chia nhỏ ra từng phần, nhưng những phần chia ra vẫn còn có ý nghĩa, còn có khả năng tồn tại độc lập. Chiêu là chiêu thức, là các tư thế, các động tác của một môn vận động nào đó. Hai từ „Phân Thế“ cũng mang ý nghĩa đó. Tuy cùng một ý nghĩa nhưng cách dụng ý thì hai từ „Chiết Chiêu“ có hàm chứa tính sống động hơn hai từ „Phân Thế“.

Ví dụ khi nói đến việc chia cắt để gây giống cây trồng, người ta dùng từ Chiết Cành, Chiết Giống…thì mang ý nghĩa bảo đảm cho sự sinh tồn tiếp tục nhiều hơn là dùng từ Cắt Cành, Chặt Giống….
Hoặc trong việc phân từ để tìm ý nghĩa của từ nguyên trong ngữ pháp của ngôn ngữ cổ. Có một môn học gọi là „Chiết Tự“. Nếu dịch ra từ ngữ hiện đại là „Cắt Chữ“, hay „Chia Chữ“ thì không hàm chứa hết được ý nghĩa của môn học này, thậm chí lại bị hiểu sang một động thái hoàn toàn khác.

Cũng là sự chia cắt, phân chia ra từng phần. Nhưng từ „Chiết“ có sự hàm chứa linh động và sự truyền tải khái quát hơn. Vì vậy tôi vẫn thích dùng từ „Chiết Chiêu“ hơn là „Phân Thế“.

Nền tảng của „Chiết Chiêu“ trong Võ Thuật là phân định tác dụng của các tư thế, động tác và tính chất đối kháng bên ngoài (Ngoại Lực). Nền tảng của Chiết Chiêu trong Khí Công là phân định tác dụng của các loại Hơi Thở và tính chất chuyển hóa từ bên trong (Nội Lực)

Bởi vì Khí Công lấy sự chuyển hóa bên trong làm mục đích của tập luyện, vì vậy các tư thế, sự chuyển động bên ngoài của tay chân và cơ thể chỉ mang tính phương tiện trợ giúp cho sự vận động chuyển hóa của Hơi Thở. Chính vì vậy mà nền tảng cơ sở của Chiết Chiêu trong Khí Công là phân định tác dụng của từng loại Hơi Thở chứ không phải hướng ngoại theo các động tác chuyển động của cơ thể.

Cho nên muốn biết về Kỹ Thuật Chiết Chiêu trong Khí Công, thì điều tối thiểu nhất phải biết về tác dụng chuyển hóa Nội Lực (Nội Hàm) của từng loại Hơi Thở.

Tôi ví dụ chỉ với loại hơi thở thứ nhất là hơi thở Tự Tức (hơi thở tự nhiên). Nếu sử dụng động tác tương ứng với hơi thở 2 thì (Tức là loại hơi thở chỉ có 2 thì, thì hít vào và thì thở ra). Thì động tác này mang tính điều hoà, cân bằng Khí Huyết nhiều hơn là tính tích lũy, bồi bổ…. . Ngược lại nếu sử dụng hơi thở 3 thì (Tức là loại hơi thở có 3 thì, thì hít vào, thì ngưng nghỉ và thì thở ra). Thì tác dụng tích lũy thu nhận nội lực nhiều hơn là hơi thở 2 thì. Và…các loại hơi thở 4 thì, 5 thì…7 thì…lại có các tác dụng riêng biệt khác nhau…

Lại nữa… Ví dụ, trong hơi thở 2 thì lại chia ra các loại. Loại hơi thở 2 thì mà thì Hít Vào dài hơn thì Thở Ra (2/1). Hoặc hít vào chậm, nhẹ, thở ra nhanh mạnh.. thì khả năng điều hòa là bằng việc đào thải, bỏ bớt (Tả). Ngược lại, nếu Hít Vào nhanh, mạnh, thở ra chậm, nhẹ…thì khả năng điều hoà là dựa vào việc thêm vào (Bổ).

Để dễ hiểu hơn, tôi xin đơn cử một ví dụ trong việc điều tiết áp suất máu.

Nếu để điều tiết Áp Suất Máu trở lại chỉ số an toàn đối với người có Áp Suất Máu Cao. Thì nên sử dụng các động tác Khí Công tương ứng với hơi thở 2 Thì.

Nếu Áp Suất Máu Cao vì Khí Thực (Ăn uống, bồi bổ quá độ, mỡ máu, tiểu đường… ) Thì nên sử dụng loại hơi thở 2 thì, có thì hít vào chậm, nhẹ, và thì thở ra nhanh mạnh (2/1). Ngược lại Áp Suất Máu Cao do Khí Hư (Suy tim, Suy Thận….) thì nên sử dụng loại hơi thở 2 thì, có thì hít vào nhanh mạnh, và thì thở ra chậm, nhẹ (1/2)

Ví dụ đối với người có Áp Suất Máu Thấp, muốn điều tiết cho áp suất máu lên thì nên sử dụng các động tác của cơ thể tương ứng với loại hơi thở 3 thì….Với người do lao lực, suy dinh dưỡng, thiếu hồng cầu thường xuyên…thì nên sử dụng loại hơi thở 1/1/1 có nghĩa cả 3 thì, hít vào, ngưng và thở ra thì chậm đều bằng nhau. Với người do Âm Suy, rối loạn tiêu hóa thì nên cho sử dụng loại hơi thở 1/1/2, tức là điều tiết cho hơi thở ra chậm, nhẹ hơn thì hít vào và thì ngưng….v…v….

Lại nữa… khi đã có trải nghiệm về hơi thở Hành Thức, thì phải biết động tác, sự chuyển động nào phù hợp với sự vận khí tới chỗ nào, có tác dụng đào thải hay bồi bổ Khí Huyết ở chỗ đó ra sao qua tác dụng của các loại Hơi Thở….

Tóm lại „Chiết Chiêu“ trong Khí Công trị bệnh (Khí Công Y Gia). Cũng hoàn toàn giống như việc Bắt Mạch, Ra Toa, Bốc Thuốc vậy. Mỗi động tác, mỗi loại Hơi Thở, có tác dụng như những vị thuốc. Nó cũng phối toa theo Quân –Thần- Tá- Sứ. Vị thuốc nào (Động tác, Hơi Thở nào…). Có tác dụng gì, bổ hay tả bộ phận nào, điểu hòa ở đâu…..

Cũng như vị thuốc. Các động tác và các Hơi Thở cũng tuỳ thuộc vào tính chất của bệnh lý, cũng như cơ địa thích ứng của từng người mới phát huy được tác dụng tối đa.

Sự chuyển hóa Khí Lực của người tập luyện Khí Công là sự chuyển hóa nội tại, nó phụ thuộc vào nhịp điệu Hơi Thở, nhịp sống, nhịp vận động của từng các nhân. Nên nó thuộc vào phạm trù Cá Nhân. Một bài tập luyện bảo là trị bá bạnh, cho muôn người và cùng một nhịp vận động, cùng một loại nhịp thở đó là một sự „chém gió“.

Khí Công Y Gia và Khí Công Dưỡng Sinh Phong Trào là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau của hai Phạm Trù không giống nhau.

Một Khí Công Sư của Y Gia, mà không biết „Chiết Chiêu“ động tác theo từng loại Hơi Thở cho từng cơ địa bệnh lý thì cũng chẳng khác gì là loại „Tổng Giám Đốc của VN Phrama“. Nếu không nói là còn tai hại hơn thế nữa….

(Cho nên, các đệ tử và các học viên Khí Công theo học Khí Công với Lão Phu chớ trách Lão Phu hay càm ràm là „Không có Nội Hàm của Hơi Thở..“. Chính vì vậy mà trong những lần thẩm định công phu luyện tập, lão phu bao giờ cũng nói đùa là đem theo cho Thầy cái tô, để lão phu „hộc máu“ ra đó vì tức, do học viên chỉ chú trọng hình thức của động tác, mà không chú trọng đến sự vi diệu của Hơi Thở…he…he….he….)
….

04.09.17
Thuận Nghĩa

SHARE