Cây là hành Mộc ứng với Can Đởm (gan- túi mật) trong cơ thể
Gió là hành Hỏa ứng với Tâm- và Tiểu trường (Tim và ruột non)
Núi là hành Thổ ứng với Tỳ-Vị ( bao tử và lá lách)
Hồ là hành Kim ứng với Phế- Đại trường (Phổi và ruột già)
Biển là hành Thủy ứng với Thận-Bàng quang (Thận và bọng đái)
Và Mây là hành Hỏa ứng với Tam tiêu (Thủy lưu trong công thể)
Bởi vì 6 chữ mang hình tượng của tự nhiên trong tâm pháp của bộ khí công này lại ứng 6 chữ trong Lục Tự Khí Công ( xin bấm vào đây để xem Lục Tự Quyết)
Quá trình trì luyện như vậy không những âm dương ngũ hành đều hòa mà còn đưa trạng thái của cơ thể và tâm thức hóa nhập vào cảnh giới của tự nhiên. Lúc đó thân thể và tinh thần sẽ đạt được cảnh giới như Tâm Pháp đã đề ra: An Nhiên- Bồng Bềnh- Trầm Vững-Êm đềm Bao la và Bình Thản đó chẳng phải là cảnh giới của sự Trường Cửu và Hạnh Phúc đó ư.?
Về vấn đề thâu nhiếp hơi thở thì tuân theo hơi thở tự nhiên hài hòa với động tác chuyển động của cơ thể. Hít vào thở ra đều bằng mũi miệng luôn ngậm lại.
Thực ra lý luận thì rắc rối vậy nhưng cách luyện tập rất đơn giản dễ hiểu đơn giản nhẹ nhàng không tổn sức và tốn rất ít thời gian. Chỉ có điều lúc luyện tập nên để thoáng cửa hoặc đến những nơi có không khí trong lành thoáng mát thì tốt hơn
Bấm vào đây để xem trình bày bộ Ngũ Hành Khí Công:
Cách Luyện Ngũ Hành Khí Công:
Thức thứ nhất: An nhiên như cây cỏ thức này gồm có ba động tác chuyển động của tay khác nhau lúc luyện thức này nên hướng tâm ý đến sự an nhiên tự tại của hoa lá cỏ cây
– Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
Thức thứ hai: Bồng bềnh như gió thoảng thức này chỉ có một động tác nhưng chuyển về hai hướng trái phải. Lúc luyện nên nghĩ đến những ngọn gió nhẹ nhàng thoang thoảng lướt qua
– Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
(link hỏng mai làm lại)
Thức thứ ba: Trầm vững như nói non thức này có 3 sự chuyển động khác nhau của tay lúc luyện hướng tâm ý đến sự vững chãi trầm mặc của núi non đại ngàn
– Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
(có tý nhầm lẫn nhỏ…mai làm lại)
Thức thứ tư: Êm đềm như mặt hồ thức này có 3 sự chuyển động của tay khác nhau lúc luyện tưởng tượng như thân mình dập dờn trên những ngọn sóng lăn tăn của mặt hồ thu
– Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
Thức thứ năm: Bao la như biển cả. Thức này cũng đa động tác và lên xuống nhịp nhàng tất nhiên lúc hành công cũng hướng tâm thức đến đại dương mênh mông vô tận.
– Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
Thức thứ sáu: Bình thản như mây trôi lúc luyện thức này người như trôi nổi lay động theo nhịp chuyển động của cơ thể như những áng mây nhẹ nhõm lững lờ an nhiên trôi trong khoảng trời trong xanh và hiền hòa….
Bấm vào đây để xem cách luyện động tác và hơi thở:
(link hỏng mai làm lại..)
Chúc thành công
TN