Home Khí công BƯỚC ĐẦU TẬP LUYỆN „NỘI ÂM“… (NGÔN NGỮ CỦA TRỰC GIÁC)

BƯỚC ĐẦU TẬP LUYỆN „NỘI ÂM“… (NGÔN NGỮ CỦA TRỰC GIÁC)

1341
0

Trong phần 2 của bài viết „Ngôn Ngữ Của Trực Giác“, tôi có viết:

“….

2- “Nội Âm”- Tiếng nói của muôn loài, tiếng nói của “Bản năng”

– Cho dù là Ngôn ngữ của bất kỳ một Dân tộc nào trên thế giới này cũng có cấu trúc phát âm giống nhau, đó là lập trình của các “ký hiệu” xoay quanh 5 Âm tiết chủ yếu, bao gồm các Nguyên âm sau: “A”, “E”, “I”, “O”, “U”.

– Không chỉ có loài Người, mà tất cả các Sinh vật tồn tại trên Hành tinh xanh của chúng ta cũng có Ngôn ngữ giao tiếp giống loài xoay quanh các Âm tiết nói trên. Từ tiếng gầm của sư tử, đến tiếng tru của loài chó hoang, cho đến tiếng rả rích của côn trùng, thậm chí kể cả tiếng vi vu, ơ hờ của gió thổi trên hàng cây, hay tiếng vỗ rì rào của sóng biển…. Cũng nằm trong cung bậc của “a..e..i..o..u…” nói trên

– Tần số âm thanh mà các đài quan sát thiên văn thu được từ ngoài Vũ trụ cũng có kiểu âm sắc của lập trình các “Nguyên Âm” ấy….

– Trong “Lục mạch chi bảo” thì gọi các Âm tiết “A”, “E”, “I”, “O”, “U” và 2 phụ âm ghép cùng các Âm tiết đó là phụ âm “H” và “M” là “Chủng Âm” hay là “Ngôn ngữ của muôn loài”

– Thư tịch cổ của Khí công “Truyền nhân của Hơi thở” (T.Â.C) thì gọi “Ngôn ngữ của người câm” bao gồm các Nguyên âm “A”, “E”, “I”, “O”, “U” và 4 Nguyên âm ghép với Âm tiết “I” là “AI…”, “EI” (Phát âm là “Ây”, “OI” (phát âm là “ôi”), và “UI” ( Tất cả các người Câm đều phát âm được các âm tiết này)…. Gọi là “Nội Âm” hay là “Ngôn ngữ của Trực giác”

– Kỹ thuật Vận khí của Hành tức trong Phúc Hồ Lô (Thở bình) thường sử dụng các chấn động âm thanh của “Nội Âm” (Ngôn ngữ người Câm) này để trợ giúp trong việc vận hành và điều tiết Khí lực và kích hoạt sự tham gia vào “Hành trình sự sống” của “Sinh mệnh dự phòng”…”

….

Như các phần trước tôi đã trình bày, người Hành giả Khí công, khi tích lũy, quản lý và điều tiết Nội lực (Sinh khí/ Năng lượng) là thực hiện một cơ chế vận động bên trong của Cơ thể, theo một nguyên tắc cơ học rất rõ ràng, cụ thể và chủ động (Vật lý). Chứ không theo trí tưởng tượng, không theo sự quán tưởng hay ám thị…

Và quá trình quản lý, điều tiết Nội lực này thông qua sự vận động chủ yếu của 3 cái bơm cơ học trong nội thể, là Hạ đan điền, Trung đan điền và Thượng đan điền.

Cũng trong các phần trước, tôi đã trình bày các kỹ thuật tập luyện hỗ trợ sự vận hành bơm Hạ đan điền (Đánh bụng theo nhịp 6) và bơm Thượng đan điền (Kỹ thuật “nuốt âm” luyện tập làm chủ Cơ hàm ếch). Còn lại kỹ thuật tập luyện hỗ trợ vận hành bơm Trung đan điền thì tôi chưa đề cập tới. Bởi vì lý do, sự vận hành, quản lý, điều tiết bơm Trung đan điền tương đối khó khăn hơn. Nếu chưa nắm vững được kỹ thuật “nuốt âm” và cách phát “Nội âm”.

Trong kỹ thuật tập luyện Hành Tức, để khơi nguồn, đã thông kinh mạch, vạch thông đạo dẫn cho dòng chảy Khí lực, thì việc sử dụng chấn động Âm thanh của các “Chủng tự” chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong đó chấn động Âm thanh của các chủng tự: “A”, “E”, “I” có tác dụng hỗ trợ rốt ráo cho sự vận hành của Hạ đan điền. Chấn động Âm thanh của các chủng tự: “O” và “U” thì hỗ trợ cho sự vận hành của Thượng đan điền. Riêng Trung đan điền thì cần sự hỗ trợ của các chủng âm kép sau: “AI”, “EI”, “O”, “UI”.

Muốn có được sự hỗ trợ chủ động và tích cực từ các loại chấn động Âm thanh này, bắt buộc Hành giả Khí công phải hiểu và có trải nghiệm về ý nghĩa của “Chủng tự” và cách rung phát Nội âm, tạo ra các chấn động Âm thanh tương ứng với các tần số dao động của các “Chủng tự”. Muốn làm được việc này, yêu cầu Hành giả Khí công Trung đẳng, bắt buộc phải tập luyện các bài tập nâng cao của Hơi thở Tự Tức và Tưởng Tức. Trong đó có 2 bài tập rất quan trọng, chúng là phương tiện nền tảng cho việc rung phát “Nội âm” (Ngôn ngữ của Trực giác- Bản năng). Đó là các bài tập sau:

1- Qui nạp Chủng tự: Là động thái phân tích các tiếng động, âm thanh tự nhiên và giọng nói, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng ồn… xung quanh mình thành các Chủng tự tương ứng.

Như đã trình bày trên, cho dù là loại âm thanh gì, tiếng nói nào, ngôn ngữ của giống loài nào, tiếng động không gian nào thì cũng xoay quanh âm tiết của 5 loại Nguyên âm: A, E, I, O, U. Vì vậy bài học cơ bản đầu tiên, là trong bất kỳ hoàn cảnh nào của giao tiếp với bên ngoài khách quan có tương tác lên Thính giác. Bạn phải phân tích được các loại tiếng động, tiếng ồn, âm thanh mà mình nghe được và qui nạp nó thuộc vào phạm trù Âm tiết của loại chủng tự nào tương ứng với 5 âm tiết của các Nguyên âm trên. Bạn hãy hình thành thói quen “Phân tích và Qui nạp Âm thanh” này trong mọi tình huống mà tai bạn có thể nghe được (Kỹ thuật này tôi sẽ trình bày rõ trong các buổi hướng dẫn trực tiếp).

2- Tập làm quen với Rung chấn Chủng tự thông qua phương tiện “Lục Tự Quyết” (Lục Tự Khí Công). Xem Video Clip đính kèm phía dưới bài viết

(Các phần này đã được diễn giải và giảng dạy, chia sẻ nhiều lần trong các buổi học của các lớp Khí công nâng cao, tôi chỉ nhắc lại, để cho ai chưa có điều kiện tiếp cận các kiến thức này có điều kiện tham khảo mà thôi. Nếu ai có hứng thú với Khí công “Truyền Nhân Của Hơi Thở” xin liên lạc đến các Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường ở 3 Miền và Châu Âu để được hướng dẫn trực tiếp từ các Huấn luyện viên nồng cốt ở đó)

16.11.20

Thuận Nghĩa

SHARE