1- Minh Sư vĩ đại nhất của Sinh Mệnh đó là “SỰ SỢ HÃI”.
Cảm giác “Biết sợ hãi” là một trong những chức năng của “Giác quan thứ 6” mà Tạo hóa đã ban cho Sinh mệnh của Con người ít bị đời sống hỗn loạn của Vật chất và Y thức khuất lấp nhất. “Nó” (Cảm giác Sợ hãi), thuộc về cấu trúc hoạt động của Tiềm thức, nó là một trong những chức năng quan trọng của Tiềm thức, hoạt động một cách “lộ liễu”, “công khai” và vượt ra khỏi cách thức hoạt động thông thường của Tiềm thức. Chính vì sự hoạt động khác thường, vượt ra khỏi ngoài qui cách hoạt động của Tiềm thức nên “Cảm giác sợ hãi” thường bị người đời (Kể cả một vài trường phái Tâm lý học hiện đại) qui nạp “Nó” vào phạm trù hoạt động của Ý thức. Sở dĩ có sự “ngộ nhận” này là vì “Sự sợ hãi” cộng tác rất tích cực, nhạy bén và kết hợp vô cùng chặt chẽ với Ý thức. Cũng chính vì đặc điểm này nên “Nó” được coi là “thụ lĩnh” của cả 2 phía (Tiềm thức và Ý thức). Và cũng được coi là “kẻ đầu đàn”, “tướng tiên phong” của tất cả mọi “Cảm xúc” mà hoạt động tồn tại của Sinh mệnh có được. (Biết được điều này, để biết rằng trong Nghệ thuật “Quản lý cảm xúc” của việc “Tu luyện” thì việc quản lý “cảm giác Sợ hãi” là việc tiên quyết có tính chất cốt tử nhất).
“Sư sợ hãi” hay còn gọi là “cảm giác Sợ hãi” là tín hiệu cảnh báo của Trực giác trước sự nguy hiểm đe dọa đến Sinh mệnh. Tín hiệu này ngoài sự “cảnh báo”, “thông báo” ra nó còn vận động, kết nối và điều hành mọi tiềm năng, khả năng, kinh nghiệm…thế mạnh của Chủ thể (Kỹ năng sống, Bản năng sống, Ý thức và Tiềm thức…) để tìm ra cách phòng/ tránh/ thoát khỏi/ hóa giải… hiểm nguy.
Đôi khi “Sự sợ hãi”, trong tình trạng nguy cấp nhất, “Nó” không cần sự phản xạ của Y thức mà “tự động” làm việc với Tiềm thức/ Tiềm năng để tự hóa giải “Sự nguy hiểm” đang đe dọa cấp bách đến Sức khỏe và Tính mạng. Cũng có khi “Sự sợ hãi” vượt quyền/ qua mặt/ phản đối… Ý thức của Chủ thể, để tự động giải quyết theo “quyết định riêng” của nó. Cũng chính vì điểm này mà cuộc sống của loài Người có những tình huống “thoát hiểm” xảy ra chỉ có thể lý giải đó là “Sự nhiệm mầu”, chứ không thể dùng Ý thức Thực nghiệm đối đãi để lý giải được
Cách xử lý sự đe dọa của nguy hiểm từ Tiềm thức/ Tiềm năng trước sự kết hợp nhạy bén, chính xác, kịp thời và sáng suốt của “Sự sợ hãi” trước trùng trùng “hiểm nguy” của thế giới xung quanh mà Chủ thể đang tồn tại trong đó, đúng như xử lý của một Bậc Thầy: Ân cần, Sáng suốt, Nhạy cảm và Bao dung… chính vì vậy nên mới nói rằng: “Minh sư vĩ đại nhất của Sinh mệnh đó chính là SỰ SỢ HÃI..”
2- “Sự Sợ Hãi” là “Cha đẻ” (Cội nguồn) của “Lòng Dũng Cảm”
(Còn nữa)
11.07.21
Thuận Nghĩa