Home Khí công “ĂN CHƠI KHÔNG SỢ MƯA RƠI…”

“ĂN CHƠI KHÔNG SỢ MƯA RƠI…”

811
0

Đáng lý ra theo kế hoạch là ngày Chủ Nhật tôi sẽ làm Live trên ứng dụng Zoom cho bọn “đệ” thuộc hệ “tiêu thủ” của TN-DSĐ. Nhưng vì lượng người đăng ký khóa học cuối tuần: “Cách để ổn định và tăng cường Hệ miễn dịch một cách nhanh nhất bằng phương pháp tự nhiên” (Thuộc về Y học Bổ sung) đã quá đông, nên đành phải chia thành 2 lớp, nên khóa “Tiêu thủ” của Chủ Nhật đành nhường lại cho khóa học về Tăng cường hệ miễn dịch…

Tôi không thuộc về trường phái Ca- Nhạc, nhưng lại có liên quan rất mật thiết với Âm thanh trong lĩnh vực trì luyện Khí Công, vì vậy tôi chọn Tiêu Trúc (Tiêu lục mạch) làm đồ chơi giải trí cho mình.

Tôi nhớ mang máng là có một bậc Đạo Sư đã từng nói rằng: Hạnh phúc ở cõi tạm này có được, chính là nhờ vào khả năng điều tiết cân bằng giữa làm việc và ăn chơi giải trí… (Đại khái là vậy, tôi không nhớ rõ nguyên văn).

Mọi người thân, bạn bè và chúng đệ tử… cứ tưởng rằng tôi “cuồng” làm việc, mà không có thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Nhầm to!!!

Tôi chơi bời cũng hơi bị “siêu” đấy. Vì lĩnh vực chơi bời của tôi là Âm thanh, cho nên tôi cũng “ăn chơi không sợ mưa rơi” trong lĩnh vực này lắm. Không kể các loại nhạc cụ hiện đại kinh điển như Piano, Saxophon, dàn trống, ghita… tôi đã mua và đã từng chơi ra, thì hầu như tất cả các loại nhạc cụ Dân tộc theo hệ Ngũ cung tôi đều có sắm, mà sắm toàn loại “cực phẩm” không à. Ví dụ trong các loại thuộc về bộ hơi, tôi đã dám bỏ tiền ra mua một ống Tiêu Shakuhachi có giá trị ngang một chiếc xe Meceders đời mới, dám bỏ tiền ra mua một cái Handpan đặc chủng có giá không dưới 10.000 EU…

Mấy tháng rồi tôi có nghiên cứu chơi qua loại Tiêu ống (Panflöte). (Vì loại tiêu này có Âm sắc rất dễ thâm nhập tiềm thức của người nghe và người chơi).

Thông thường, nếu đã là người chơi giỏi rồi, thì cho dù chất lượng của loại nhạc cụ đó như thế nào thì họ chơi vẫn được và vẫn hay như thường. Mình mới chấp chững làm quen với loại nhạc cụ mới, thì lại cực kén âm thanh của loại nhạc cụ mình mới làm quen.

Tôi đã sắm một vài cái Tiêu ống rồi, nhưng âm thanh của chúng không hài lòng lắm. Khi được tiếp cận với các loại Tiêu ống của giới Profi, thì cảm thấy mấy cái của mình như đồ bỏ đi. Đã mấy lần định bấm nút ship hàng của hãng Hofmann Panflute rồi, nhưng lại thôi. Đôi ba lần bước ngang qua của hàng nhạc cụ,đã “nuốt nước miếng” ừng ực… nhưng rồi lại thôi, vì nghĩ: “Con bà nó!!!, chỉ là mấy ống trúc ghép lại thôi, sao lại chặt chém quá vậy trời…”

Và cuối cùng là tôi quyết định “ăn chơi không sợ mưa rơi”, tự làm lấy xem sao. Và tôi đã thành công. Hai cái Tiêu ống hệ C và G (Đô và Sol) của tôi làm ra, âm thanh còn mượt hơn cả cái ống 1250 EU của hãng Hofmann… he he…thật đấy!!!. (Mấy tay chơi chuyên nghiệp đã thử và nói thế)

Có thời gian để thổi tiêu thư giãn, nghỉ ngơi là chuyện nhỏ, sắp xếp được thời gian để trong bộn bề muôn ngàn công việc mà ngồi mày mò làm ra mấy thứ tiêu khiển này, đó cũng là một minh chứng cho việc, có khả năng điều tiết cân bằng giữa làm việc và chơi bời rồi, có đúng không các bạn?…hì hì…

Nhưng nói gì thì nói, 2 lớp học online cuối tuần này cũng đã ngót nghét 1000 người. Ai đã đăng ký rồi mà chưa kịp vào lấy “Mã truy cập” thì tranh thủ vào lấy, kẻo không có SBD thì không truy cập được vào lớp học. Ai gặp trở ngại gì thì cứ liên lạc với BTC để họ giúp đỡ cho kẻo muộn nhé.

Và điều quan trọng nhất, làm việc với LP thì không có gì áp lực lắm đâu, cho dù là buổi học thực hành kéo dài 2 tiếng, nhưng những gì mà các bạn tiếp nhận được cũng giống như một “trò chơi” đầy ngoạn mục mà thôi. Mà “ăn chơi thì không sợ mưa rơi” nhé.Vô tư đi!!!!.. hì hì…

13.08.21

Thuận Nghĩa

SHARE