Home Khí công Phần Nội Dung Của “LỤC MẠCH CHI BẢO” – KHÍ CÔNG TRUNG...

Phần Nội Dung Của “LỤC MẠCH CHI BẢO” – KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG

1462
0

(CẢNH BÁO: Nếu không phải Học viên, Thành viên của “TN-DSĐ”, hoặc Môn sinh, Gia môn của Khí công “Truyền Nhân Của Hơi Thở” thì không nên đọc, nếu có đọc cho vui thì không nên làm theo..!!!)

….

2- “TẠI SAO LẠI PHẢI “6 CHỮ”

Phần Nội Dung Của “LỤC MẠCH CHI BẢO” – KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG

(Bản Tình Ca Chuồn Chuồn- “Chuồn Ca…”)

a) Nguyên Bản:

“Lục mạch chi bảo” lấy 6 “chủng Âm” tương đương với các “chủng Quang” tương ứng để “Truyền dẫn Khí lực”. Không phải là “Quán tưởng” mà dùng cấu trúc của “Nhịp thở” Phúc hồ lô (Thở bình) để truyền dẫn “Nội lực”. (Nương Hơi thở…), đến tương tác vào các các loại cơ vận động theo phản xạ không điều kiện thuộc về sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật tại các cấu trúc của 3 loại Đan Điền. Nhằm điều khiển sự vận động của các loại “Bơm” khí lực tại các Đan điền này.

6 “chủng Âm” là bao gồm 5 đơn Âm là các Nguyên âm cơ bản và “Các âm kép” (Là các Phụ âm đặc biệt đi kèm 5 “Đơn âm”)

– 5 Đơn âm (Nguyên âm) cơ bản bao gồm các Nguyên âm sau: “A”, “E”, “I”, “O”, “U”

– Các Phụ âm đặc biệt đi kèm với các 5 Nguyên âm cơ bản nói trên bao gồm các Phụ âm sau: “M”, “H”, “N”, “KH”, “L”, “P”. Trong đó 2 Phụ âm quan trọng và thường dùng nhất trong “Lục mạch chi bảo” là “M” và “H”

– 5 Nguyên Âm cơ bản “án ngữ” làm “Pháp vương” cho “Tứ Đại” và “ Không đại” (Tứ đại giai Không) để hợp thành Ngũ Đại bao gồm: Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại và Không đại

– Mỗi Phụ âm đặc biệt kết hợp với một Nguyên âm khác nhau để tạo thành một âm kép tức là “chủng Âm” thứ 6. Và “chủng Âm” thứ 6 này lại án ngự làm “Pháp vương” cho Đại thứ 6 gọi là “Thức đại”.

– 5 “Đại” tương đương với tháp “Ngũ Luân” hợp với “Thức đại” làm thành “Lục mạch” bao gồm: Địa mạch, Thủy mạch, Hỏa mạch, Phong mạch, Không mạch (Tức Ý mạch) và Thức mạch.

– Ví dụ:

– Nguyên âm “A” đi với phụ âm “H” sẽ tạo thành chủng âm “AH” (Đọc là aha).

– Nguyên âm “O” đi với phụ âm “M” sẽ tạo thành chủng âm “OM” (phát âm là Ô..om)

– Nguyên âm “U” đi với phụ âm “M” tạo thành chủng âm “UM” (Phát âm là Úm)

– Nếu một chủng Nguyên âm đi với 2 Phụ âm, đứng trước và sau sẽ tạo thành các chủng âm sau, ví dụ như nguyên âm “U” đi với phụ âm “H” và “M” sẽ tạo thành chủng âm “HUM” (Đọc là Hùm). Hoặc đi với phụ âm kép NG sẽ thành chủng âm “HUNG” (Đọc là Hùng..ngờ).

(Đến đây thì các môn sinh và bạn đọc đã hiểu vì sao các bài thơ của Lão Phu không có khi nào là không có các EM rồi chứ, một đời của Lão Phu đi tìm “Em” là đi tìm sự lộng lẫy rực rỡ vô đối của “Em”, là đi tìm “sở trú” của các chủng Âm có sự liên kết chữ “Em mờ” (M). Ca từ của các bản phổ (Tình ca) mà Lão phu viết, các loại Em “M” này đầy…Hì hì…)

– Các “chủng âm” bao giờ cũng đi với một loại “chủng quang” (Ánh sáng) nhất định. Các thứ này tạo thành cấu trúc năng lượng tuôn chảy trong Hơi thở và đi vào Lục mạch. Sự vận động chuyển hóa của nguồn năng lượng này trong Lục Mạch sẽ kết tụ lại thành cách loại “Hạt” (Buni), các loại “hạt” này được trân quí như châu ngọc nên mới gọi là “Lục Mạch Chi Bảo” là vậy.

Như đã nói bản Phổ “Lục mạch chi bảo” được viết bằng tiếng Sanskrit cổ vô cùng phức tạp. Nếu có giỏi cổ ngữ Sanskrit đến đâu, nhưng nếu không có được sự hướng dẫn trải nghiệm bằng tập luyện thì cũng không thể hiểu được cái bản “tào lao” ấy nói gì…. Quí vị chỉ nên nhớ cho một điều rằng, chính nhờ một phần vào bản phổ “Lục mạch chi bảo” này mà các vị Tổ sư của Kim cương thừa mới truyền thừa cho hậu thế các “chủng Âm” có sự truyền tải năng lượng dũng mãnh, ví dụ như câu Lục tự minh chú: “Om mani padme hum”, hay Lục tự đảnh chú: “Nam mô ba ga pha thê” chẳng hạn….

b- Mục đích ra đời của Bản phổ “Chuồn Ca” (Bản tình ca chuồn chuồn)

Việc vận hành các chủng âm trong Lục mạch để kích hoạt các loại “Bơm” sinh khí, tương đối trừu tượng và khó thực hiện. Cho nên thông thường các vị Tôn sư. Guru.. thường hướng dẫn cho chúng đệ tử sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ gọi là Pháp bảo. Riêng môn phái Thái Âm Công (Truyền nhân của Hơi thở) thì các loại pháp bảo này thông thường là các loại nhạc khí, ví dụ như Tiêu, sáo, đàn, thanh la, cồng chiêng, súc sắc, chuông, trống… v..v… nói tóm lại là tất tần các loại gì mà có thể tạo nên âm thanh, và loại âm thanh này phải có thể được điều tiết theo tiết tấu của nhịp thở Phúc hồ lô được.

Mặt khác, hành giả trì luyện Phúc hồ lô lại buộc phải vận âm bằng “âm bụng”, để dùng chấn động âm thanh tương tác vào trong nội thể (Là cách phát âm, nói chuyện, hát hò, tụng kinh đọc chú… bắt buộc phải ngậm miệng, răng chạm vào nhau, môi mím chặt nhưng âm thanh phát ra phải chuẩn các âm tiết và nghe phải thật trầm hùng nhưng vang xa, tròn trịa chủng âm, nhưng hàm chứa sức chấn động có tác dụng công phá “xuyên không”)

Với căn cơ và hệ nhận thức của con người thuộc hệ nhận thức 4.0, 5.0, AI..v..v… nếu đem cái nguyên bản của “Lục mạch chi bảo” ra truyền thụ cho họ thì nếu không bị cho là người “ở trển xuống” hay “ở trỏng ra” thì cũng như “Nước trôi đầu vịt” hay “Đàn gảy tai trâu”… tệ hơn nữa còn bị cho là ma mị, phù thủy…v..v… Vì vậy bổn Lão phu mới dựa vào cấu trúc “chủng âm” và cách luyện tập vận âm vận khí trong “Lục mạch chi bảo” mà chiết ra bản thành bản “Tình ca Chuồn chuồn” . Là một bản phổ bao gồm 108 câu thơ 6 chữ. Bởi vì hơi dài nên rút ngắn lại thành một phiên bản ngắn hơn tiện cho việc luyện tập “đánh bụng” theo nhịp 6 của Hơi thở cơ bản nhất của Hành Tức.

Tại sao lại là câu 6 chữ?

– Thứ nhất: Thơ 6 chữ dễ đọc, vì ngôn từ đơn giản và vần điệu suôn chảy.

– Thứ hai: Thơ 6 chữ không thuộc vào loại thơ có niêm luật nào hết, nhưng lại không thuộc vào loại thơ “Tự do”. Nó là thơ “Ngũ ngôn” thêm một chữ. Là thơ “Thất ngôn” bớt một chữ. Là thơ “Lục bát” nhưng bớt mất hai chữ của câu 8… Nói tóm lại “Nó” là loại thơ “Trung Dung”

– Thứ ba: “Nó” liên quan đến “Lục tự”, “Lục mạch”…v..v…

– Thứ tư: “Nó” có thể ứng dụng cho tất cả các loại nhạc khí để đánh nhịp cho nhịp 6 của hơi thở Hành Tức

c- NỘI DUNG CỦA “CHUỒN CA”:

“….

Một hôm em về tán lá

Một hôm em về gốc cây

Anh như dế mèn thủa nọ

Tanh tách đá hẫng chân ngày

Anh như dế mèn năm ấy

Phiêu lưu trong tiếng ru đêm

Môi rằm ngang trời ngầy ngậy

À ơi… thả xuống dịu mềm

Môi rằm lưng trời lộng lẫy

Đưa tình vào cõi thần tiên

Một hôm em về ghế đá

Một hôm em về công viên

Hình như anh thành cỏ lạ

Run run dưới gót dịu hiền

Hình như anh thành lá úa

Rơi về tìm gót chân quen

Rơi về tìm lối yêu xưa

Rơi về tìm chốn xưa mơ

Rơi về tìm chốn xưa mong

Một hôm em về đồng rộng

Một hôm em về khơi xa

Hình như anh ngồi với cát

Vốc tay xõa ước ngọc ngà

Hình như anh ngồi với hát

Vuốt lời có cánh bay qua

Ước cho chân trời hoàng hạc

Cánh bay thả xuống nuột nà…

Một hôm em về ghế đá

Một hôm em về công viên

Một hôm em về lá rụng

Một hôm em về trăng hiền

Một hôm em là mưa qua

Một hôm em là nắng đầy

Là hôm rất chi dễ chịu

Anh như cái gã thợ cày

Ngửa nằm bên bờ ruộng cạn

Ngắm nhìn cò lã lơi bay…

Là hôm em chim chiền chiện

Chinh chích trên cành bông lau

Được không xin làm ngọn gió

Nâng em sải cánh qua đầu

Được không xin làm giọt nắng

Tô em sải cánh muôn màu

Là hôm em chuồn chuồn ớt

Về cay cay chín lại đời

Anh tô lên hoàng hôn đỏ

Hẹn một chân trời sinh sôi

Như tô lên đôi mày ấy

Màu của buổi chiều vô ưu

Một hôm em về là vậy

Giấc anh lìm lìm ngủ vùi

Một hôm em về là vậy

Nhẹ nhàng đưa những tao nôi

Anh như những ngày thơ dại

Bình yên trong tiếng ru hời

Anh như những ngày thơ dại

Với chuồn chuồn ớt rong chơi…”

d- Cách luyện “Chuồn ca”

– Hít một hơi thở thật dài sâu cho đầy bụng trên, rồi dùng hoành cách cơ đẩy “thân hồ lô” xuống phía dưới cho căng tròn vùng Hạ đan điền. Ngưng hơi thở lại đó

– Dùng lực co thắt của hoành cách cơ và cơ bụng dưới, ở “trong” thì ngưng đánh bụng phình ra, thóp vào đúng 6 nhịp

– Khi đã đánh ra đúng 6 nhịp, thì từ từ thở ra và thóp bụng lại, đẩy hơi ra bằng mũi.

Lưu ý khi “đáng bụng” ở thì ngưng, miệng ngậm, răng cắn hờ và phát ra các âm thanh, cấm hít vào….

Các âm thanh là các “chủng âm” là ca từ của câu 6 của bài “chuồn ca”.

Cách “Đánh bụng” phải theo tiết tấu nhịp sau đây:

– Chia câu 6 chữ ra thành các nhịp: 1-4-1, 2-2-2, hoặc 2-4 hay 3-3 mà đánh âm theo nhịp bụng phình ra thóp vào ở “Thì ngưng” của hơi thở 3 thì.

Ví dụ: đánh câu này: “Một hôm em về ghế đá”. Thì có thể chia ra để đáng nhịp bụng như sau:

Một hôm… em về…ghế đá…(2-2-2)

Hoặc đánh bụng câu: “Anh như những ngày thơ dại”, thì có thể đánh như sau:

Anh như…Những ngày thơ dại…(2-4)

…v…v….

Nếu ai đủ sức đánh bụng hết bài này gọi là đã có nội hàm của cơ bản của “Lục mạch chi bảo”. Nếu vừa đánh bụng hết bài này, vừa chơi một loại nhạc khí nào đó đúng nhịp bụng, nhất là bộ “hơi” thì gọi là đã có “hỏa hầu” của Lục mạch chi bảo rồi đấy

(Xem minh họa cách đánh bụng theo nhịp 6 ở clip đính kèm ở phần 1 của bài này )

LƯU Ý:

Bài viết này và bài tập “đeo đá trèo non” như một “thông điệp” gửi đến các môn sinh của cuộc tập huấn Khí công hồi tháng 12 năm 2019, để như cung cấp tư liệu tập luyện, chuẩn bị cho cuộc tập huấn tháng 12 năm 2020 sắp tới.

05.11.20

Thuận Nghĩa

SHARE