Bài viết vào tháng 4 năm 2018. Bài viết có chút tranh cãi về một số thông tin mà nội dung đã ghi chép lại. Dù trong bài viết tôi đã có ghi cần lưu ý về mức độ tin tưởng. Tôi vẫn hoàn toàn bảo lưu ý kiến theo sự hiểu biết, nghiên cứu và trải nghiệm của cá nhân mình…
MẸO VẶT….(thường thức)
1
Theo suy nghĩ thông thường của mọi người, thì tất cả các loại thực phẩm đóng hộp đều có chất bảo quản thực phẩm. Và đối với các loại thực phẩm rau, củ, quả… đóng hộp thì lượng vitamin và sẽ bị phân hủy đi rất nhiều.
…Nhưng suy nghĩ này thật không chính xác với các loại thực phẩm đóng sẳn trong hộp thiếc.
Với các loại hộp giấy, chai lọ thuỷ tinh thì suy nghĩ trên có thể cân nhắc lại. Nhưng với các loại thực phẩm đóng trong hộp thiếc thì hoàn toàn ngược lại.
Vì nếu các bạn đã tưông tham quan một nhà máy đóng hộp thực phẩm trong hộp thiếc có qui mô lớn các bạn sẽ có suy nghĩ khác cho sự chọn lựa thức ăn sạch của các bạn.
Thông thường những nhà máy đồ hộp loại này, họ quản lý rất chặt chẽ nguồn nguyên liệu. Và với những nhà máy có thương hiệu lớn thì nguồn cung cấp nguyên liệu cũng thuộc hệ thống nuôi trồng, sản xuất trong công ty của họ luôn.
Nếu được chứng kiến dây chuyền sản xuất qui mô của loại thức ăn nấu chín đóng hộp của họ. Bạn sẽ thấy thức ăn không phải được nấu chín mới đóng vào hộp.
Các loại thực phẩm sau khi được tắm qua một bể nước làm sạch có một hệ thống kiểm nghiệm chất lượng rất khắt khe, rồi mới được sơ chế ở dạng tươi. Các loại nguyên liệu của menu và gia vị, phụ gia đều được trộn chung cũng ở dạng tươi sống.
Sau khi thực phẩm tươi đã được đóng vào hộp, hàn hoặc đóng kín rồi mới đem vào lò hấp nấu trong áp suất lớn và nhiệt độ cao. Qua khâu này thực phẩm sẽ được tiệt trùng và các vitamin và vi lượng vẫn được bảo quản trong hộp kín, không bị thất thoát (Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm, hàm lượng vitamin trong thực phẩm đóng hộp được bảo quản đầy đủ hơn rau củ quả tươi bày bán thời gian lâu trong các siêu thị.)
Qua khỏi khâu nấu chín trong hộp rồi, thì mới đến khâu dán mark sản phẩm. Ở khâu này trong dây chuyền sản xuất, cứ khoảng 1-2 tiếng thì họ lại lấy mẫu đến phòng thí nghiệm để test mùi vị và chất lượng.
Vì thực phẩm được tiệt trùng, nấu chín sau khi đã đóng hộp, vì vậy, nếu như hộp không bị va chạm móp mép, hở xì…khi vận chuyển thì các bạn cứ yên tâm…hạn sử dụng của nó dài hơn rất nhiều so với hạn sử dụng bắt buộc phải ghi trên vỏ hộp.
Và các bạn cũng yên tâm, hộp thiếc trước khi cho thực phẩm vào, đều đã tráng cách ly một lớp màng ngăn hữu cơ, chống việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với vỏ hộp rồi.
Lưu ý: Thông tin này chỉ đáng tin cậy với các thực phẩm đóng trong hộp thiếc và chỉ đáng tin cậy ở các nhà máy có qui mô lớn ở Châu Âu. Thông tin không có “bảo hành” với các cơ sở sản xuất thủ công có nguồn gốc từ các nước “cái gì cũng giả”…
2
Khi sử dụng cà chua trong chế biến thức ăn. Bạn cần lưu ý, nếu cà chưa sử dụng trong các loại thức ăn vừa chín tới hoặc ăn sống thì bạn có thể để cả vỏ. Nhưng nếu dùng chế biến các loại thức ăn nấu lâu, thì bạn nên gọt bỏ lớp vỏ lụa trong ở ngoài vỏ thịt cà chua rồi hẵng nấu.
Bạn đừng nghĩ các chất quí giá nằm ở vỏ lụa này. Ngược lại nó là màng hữu cơ rất khó tiêu hoá, và khi bị hầm chín, nó sẽ bị phân huỷ và góp phần kết màng che niêm mạc dạ dày, ruột.. gây cản trở thêm cho việc tiêu hóa.
3
Bạn đừng tin thông tin “Sạch”, “Organis” “Bio”… ghi trên bao bì của các loại trà đống gói. Và bạn cũng đừng quá tin vào lời trao gửi của người tặng trà là “của nhà làm ra”. Trà xanh, trắng, nâu, tím…phổ nhĩ….hiện nay trôi nổi trên thị trường cực kỳ nguy hiểm. Muốn uống trà sạch thực sự, bạn hãy làm thử nghiệm một cách rất phổ thông nhưng cũng khá diệu dụng sau đây.
Mở một gói trà, trước tiên bạn hãy pha một ấm như thường lệ, cũng tráng ấm, rửa trà, om trà như mọi khi bạn từng pha. Nhưng đừng uống vội, bạn hãy chắt hết nước. Chỉ để lại một ít nước xấp xấp xác trà, rồi để cả ấm vậy ở nơi có độ ẩm cao Ví dụ gần bồn rửa chén bát chẳng hạn.
Sau ít nhất 3 ngày, nếu bả trà không lên váng mốc thì bạn đừng nên uống loại trà này. Nếu để thêm một tuần đến 10 ngày mà vẫn không lên váng mốc thì bạn đừng tiếc và cũng đừng nên mời ai uống. Bỏ đi….
Còn để lâu hơn mà vẫn không lên váng mốc, ngược lại nó lại sền sệt, nước khó bay hơi… thì bạn đừng vất trà này đi mà uổng. Vì loại trà này khá đắc dụng, khi bạn bỏ nó vào giày để chống hôi chân và diệt nấm chân….
4
Khi nấu phở, các bạn thường nấu nước dùng bằng các loại vị phở như hành nướng, gừng, quế, hồi và thảo quả….
Bạn sẽ có sai lầm nhẹ mặc dù vị phở của bạn thơm lừng bá chấy..he he he….Nhưng bạn không biết rằng, Hồi đi được cùng với Gừng, Gừng đi được cùng với Quế, nhưng nồi phở có cả Gừng, Quế, Hồi thì sẽ thành một nồi phở rất khó tiêu hóa….Và sẽ gây nên triệu chứng ợ hơi rất là “mùi vị”…..
…..
Tất cả những thông tin trên chỉ đáng tin cậy, nếu như bạn đã tin cậy cá nhân Thuận Nghĩa.
19.04.18
Thuận Nghĩa
____________
Xem thêm các Vidieo đính kèm về đề tài trên