Home Khí công „MẬT NGỮ“ của một bảnh „Tình Ca“

„MẬT NGỮ“ của một bảnh „Tình Ca“

1173
0

1- Tại sao tôi lại gọi bài thơ „Đại Chu Thiên“ là một bản „TÌNH CA“?

– Là vì trong bài thơ có dùng 2 Đại từ nhân xưng „Anh“ và „Em“, tuy 2 đại từ đó tôi dùng dưới dạng „biểu tượng”, nhưng đó là 2 từ, xưa nay vốn dùng để biểu đạt „ngôn ngữ“ của „chuyện tình“ trong tiếng Việt.

– Các „Ngôn từ“ làm ngữ cảnh để mô tả các Huyệt đạo và hướng luân chuyển Khí Huyết trong Kinh Mạch, hầu hết là các ngôn từ mô tả 7 trạng thái Tâm lý/ „Thất tình“: Bi-Hỷ- Nộ- Ưu- Tư- Kinh- Khủng (Buồn- Vui- Giận dữ- Phiền mượn- Lo nghĩ- Sợ hãi- Kinh khiếp). Và ảnh hưởng của 6 trạng thái môi trường/ „Lục dục“: Phong- Hàn- Táo- Nhiệt- Thử- Thấp (Gió- Lạnh- Khô hanh- Nóng nực- Nắng- Ẩm ướt) lên các trạng thái của Tình Cảm

Cho nên gộp cả 2 ý này lại, cho dù „Hình tượng hóa“ đến cỡ nào thì đây cũng là một „Chuyện Tình“

…Và bài thơ này tôi viết ra còn nhằm mục đích viết thành một Nhạc phổ theo phong cách nhạc „Ngũ Âm“ của Âm nhạc truyền thống Á Đông, dành riêng cho Tiêu lục mạch, Đàn tranh và Đàn bầu… Vì vậy „ca hát“ về một „chuyện tình“…nên gọi là „Tình Ca“….he…he…he…!!!

2- Tại sao lại gọi là „MẬT NGỮ“?

– „Mật Ngữ“ hiểu nôm na là Ngôn ngữ Bí mật. Trong bài thơ „Đại Chu Thiên“ có chứa 3 hệ thống „Ngôn Ngữ Bí Mật“:

a)- Những ngôn ngữ tàng chứa Học thuyết Âm Dương- Ngũ Hành của Triết học Á đông

b) Những ngôn ngữ mô tả Nhịp Sinh Học

c) Những ngôn ngữ hàm chứa hướng dẫn cách Vận khí trong luyện tập Khí Công Y Gia.

Ví dụ:

– Ở khổ đầu của bài thơ:

.”..phía „Cực Tuyền“ em chớm mùa thảo mị

đầu „Thiếu Xung“ anh nhóm đốm mặt trời

chưa đủ cháy ngọn nồng cho ngày lụi

dưới „Thần Môn“ lá vẫy hú tìm nơi.. “

„Cực tuyền“ là huyệt khởi đầu của Tâm kinh. Nằm ở vạch chỉ nách, phía trong, chỗ giao điểm giữa lòng ngực và cánh tay. „Em chớm..“ là vòng „Đại Chu Thiên“ của „Nhịp Sinh Học“ được khởi đầu từ huyệt Cực tuyền này của Tâm kinh.

„Đầu thiếu xung…“. Thiếu xung là là huyệt cuối cùng của Kinh tâm, nằm ở gốc móng tay ngón út, phía ngón nhẫn.

„Cháy ngọn nồng..“ Ý diễn đạt là Tâm kinh thuộc hành Hỏa.

„..Đốm mặt trời…“ Mặt trời có màu vàng đỏ của lửa. Ý diễn đạt là hành Hỏa là màu Đỏ. Không diễn tả cả một „Mặt trời“ chói lọi mà chỉ có một „đốm“, là vì „đốm“ sáng đỏ này là biểu tượng của „Dương Minh“ ( Lóe sáng) trong vòng Thái cực. Đốm lóe sáng trong vùng „Đen tối“ có nghĩa là tuy là hành Hỏa, nhưng Tâm kinh thuộc về „Âm“ trong tổng cục của sinh hóa. Vì vậy Tâm kinh thuộc hành „Âm Hỏa“

„Ngày lụi…“ Ý diễn đạt là Hỏa khí của Kinh tâm bị suy yếu, lụi tàn. Nếu bị suy yếu lụi tàn thì nên dùng huyệt „Thần môn“ để kích hoạt thu hút, kêu gọi „Mộc khí“ để làm cho thịnh vượng lên „ lá vẫy hú tìm nơi…“. Bởi vì Mộc sinh Hỏa trong tương sinh của Ngũ Hành. Mộc sinh Hỏa, cho nên Mộc là Mẫu (Mẹ) của Con (Tử) Hỏa. „Hư bổ Mẫu, thực tả Tử“ là nguyên tắc trong „bát Pháp“ của Đông Y. Có nghĩa là khi dụng thuật bồi bổ cho một cơ quan hay kinh mạch nào đó bị suy yếu (Hư) thì nên „Bổ“ vào Mẹ của đường Kinh đó, còn nếu như kinh mạch hay tạng phủ bị bế tắc, dồn ứ..( Thực) thì phải „Tả“ vào Con. Trong trường hợp của Tâm kinh thuộc Hỏa, thì Mẹ của nó chính là Can, Đởm thuộc Mộc khí….

Ngoài ra, khi viết thành Nhạc phổ, đoạn từ ngữ trong đoạn thơ này lại dùng „cảm âm“ là những dao động của chủng âm „HA“ để viết thành. Và khi hát, chơi đàn… bằng „âm bụng“ ( Không mở miệng, âm thanh chỉ phát lên rõ ràng, sắc nét từ bụng chứ không phải từ môi, miệng). Và kình lực sẽ cuộn chảy theo sóng Âm đổ vào Tâm kinh, theo „mật ngữ“ của cách vận khí của hơi thở Phúc Hồ Lô…

… Đại khái là các khổ tiếp theo của toàn bộ bài thơ „Đại Chu Thiên“, đều đều được giải mã như ví dụ trên.

Vì vậy:

HỠI TẤT CẢ 43 ANH, CHỊ, EM!!!! các Môn sinh, Môn hạ và Học viên… đã nhận từ Lão phu Tiêu lục mạch (kể các cao thủ Đàn tranh và Đàn bầu). Hãy học thuộc bài thơ „Đại Chu Thiên“. Để khi ta „chiết giải“ toàn bộ Y lý Đông y và các tầng cao hơn của Khí Công thông qua „Nhạc phổ“ này, các vị khỏi phải lúng túng (Lưu ý phải búng tay thành thục „Bàn tay Sinh khí“. Mới có thể Vận khí được khi chơi Nhạc phổ „Đại Chu Thiên“. Dù là chơi nhạc cụ gì….)

Riêng các Môn hạ của T.Â.C và các Học viên nồng cốt của các T.N.D.S.Đ. Đây là chuyện nghiêm túc (Không đùa), nếu muốn cùng Lão phu chung đường….

02.07.20

Thuận Nghĩa

TÌNH CA ĐẠI CHU THIÊN

1- a.1 ( Bắt đầu từ Tâm kinh)

phía „Cực Tuyền“ em chớm mùa thảo mị

đầu „Thiếu Xung“ anh nhóm đốm mặt trời

chưa đủ cháy ngọn nồng cho ngày lụi

dưới „Thần Môn“ lá vẫy hú tìm nơi

2-a.2 (Tiểu trường kinh)

khúc Tiểu Trường nỡ sao em đành đoạn

cho „Thiếu Trạch“ lãng vội „Thính Cung“ âm

em có biết trong ngợp màu hạ đỏ

có bàn chân khẽ ướm một bàn chân

3-a.3 (Bàng quang kinh)

tận chót đỉnh „Tinh Minh“ còn chiếu rọi

anh vẫn còn ngóng mãi mái nhung huyền

dòng nhiệt thủy „Chí Âm“ chờ hạnh ngộ

mấy lần xuân cố níu một lần duyên

4-a.4 (Thận kinh)

em có biết anh bao lần cúi xuống

ngửa „Dũng Tuyền“ rưng rưng hứng giọt mơ

em thuôn nuỗn cuộn ấm tầng „Du Phủ“

để nao nao nhược thủy cuối xa mờ

5-b.1 (Tâm bào kinh)

và cứ vậy nơi „Thiên Trì“ nũng nịu

xiêm áo nhòa không đủ nghĩa non tươi

da thịt mịn mởn mơn màu lừng lựng

nhuốm „Trung Xung“ hơn hớn đẫm nụ cười

6-b.2 (Tam tiêu kinh)

em chưa thấm đủ ba tầng thủy tụ

đã Quan Xung mở nẫu chín tao lời

anh lụi cụi vét dọc ngang khe rảnh

vọng „Ty Trúc Không“ chẳn tiếng à ơi

7- b.3 (Đởm kinh)

mắt trẻ lạc ám buốt hồn „Đồng Tử“

uốn cành cong em bẫy mũi tên nhung

khiếp sợi thừng dáng xà run „Túc Khiếu“

anh chùn chân ngao ngán cửa vô cùng

8- b.4 (Can kinh)

bởi xanh lá màu trời khum nét nhạt

lụy muôn trùng nên gió cuốn mây bay

nương thảo dã „Đại Đôn“ ghìm thác loạn

khép „Kỳ Môn“ đành hãm vó mê say

9- c.1 (Phế kinh)

dang phiến mộng thỏa cánh đời hạc nội

trắng phù du lởn quởn gạ mây ngàn

anh còn nợ ở đầu nguồn „Thiếu Phủ“

cuối „Thiếu Thương“ sầu trả mối ly tan

10- c.2 (Đại trường kinh)

đừng phỉnh nịnh chiều „Thương Dương“ tóc rối

so đo gì chẳng nghĩa lý vàng thau

nhất dạ tạc „Nghinh Hương“ về bên lối

ráng trăng khuya cũng rớm bạc sắc màu

11-c.3 (Vị kinh)

xin lần nữa „Thừa Khấp“ ngưng giọt đắng

cho „Lệ Đoài“ khỏi vướng kiếp rưng rưng

và em ạ nẻo người này quá nặng

thì chua cay thôi đừng hỏi đã từng

12-c.4 (Tỳ kinh)

lần nữa thôi cho anh ngày tạ tội

vắng môi cười lối cũ khuyết bàn chân

gốc „Ẩn Bạch“ có lần nào run mỏi

lòng „Đại Bao“ coi như thể kề gần

13-(a.b.) (Vòng Đại chu thiên kế tiếp)

rất có thể đốm mặt trời anh nhóm

sẽ mai này nồng đượm chốn thiên nhai

khúc ngàn ca trên „Cực Tuyền“ lại nối

vòng thiên thu liễu nhiệm tháng năm dài….

SHARE