Home Khí công Khí Công Y Khoa TẢN MẠN VỀ “NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG”- (Tư liệu về Khí Công...

TẢN MẠN VỀ “NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG”- (Tư liệu về Khí Công Trị Bệnh)- Phần 1

2918
0

1/ “Tản” về Khí công nói chung….
…. 
Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Khí Công Thế Giới, thì hiện nay có khoảng gần 3000/ (ba ngàn) các môn Khí Công đang được lưu hành, phổ cập rộng rãi trong giới luyện tập thể thao, luyện tập dưỡng sinh và luyện tập võ thuật, luyện tập công năng đặc dị… khắp hành tinh. Trong đó các môn Khí Công đặc biệt dành riêng cho việc bảo vệ sức khoẻ tạm gọi là “Khí Công Y Khoa” cũng có rất nhiều chủng loại “tạp nham” khác nhau. Nhưng trong vô vàn loại “tạp nham” đó người ta có đúc kết lại 5 môn Khí Công Y khoa mang tính truyền thống, chính thống, tính phổ cập, nhiều người tập luyện, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rõ rệt, có giáo trình giảng dạy thống nhất….5 môn Khí Công bảo vệ sức khoẻ và dưỡng sinh này người ta gọi nôm na là “Ngũ Tuyệt Đại Khí Công”/ (5 môn Khí Công hay và lớn nhất). Được sắp xếp theo thứ tự như sau:
1- Dịch cân kinh
2- Bát đoạn cẩm
3- Ngũ cầm hí
4- Lục tự quyết/ Lục tự khí công
5- Ngũ hành khí công

Trong Đại hội Y khoa toàn quốc năm 1985 của Trung Quốc. Các trường Đại học Y khoa đã kết hợp làm việc với một chuyên đề đặc biệt cho Khí công, để trao đổi kinh nghiệm, chú giải và hoàn thiện các môn có tính phổ cập rộng, tước bỏ phần có hại, hoặc ít có kết quả và các phần rườm rà khác và sắp xếp lại thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ diệu dụng đến vi diệu như sau:

1. Dịch cân kinh (luyện tập co giản gân cơ)
2. Tráng yêu bát đoạn công/ Bát linh công (8 thức luyện cho lưng khoẻ)
3. Ngũ cầm công/ Ngũ cầm hí (5 thức luyện tập phỏng theo động tác của 5 loại cầm thú)
4. Bát đoạn cẩm (8 thức Khí công đẹp như gấm hoa)
5. 24 thức Thái cực quyền (Thái cực Trần Hy Di)
6. Nội đơn thuật (Các môn tập luyện dựa vào Kinh dịch và Đạo đức kinh)
7. Thất diệu cổ pháp môn (Bảy phép luyện nội khí tuyệt diệu).

Trong đó Lục Tự Quyết/ Lục tự khí công và Ngũ hành khí công được xếp vào trong “Thất diệu cổ pháp môn”, và được đánh giá là những môn luyện Nội khí/ Nội công đặc biệt diệu dụng cho việc Trị bệnh và phòng ngừa bệnh tật.

(Về khái niệm, truyền thuyết….nguồn gốc, tác dụng v…v… của các loại Khí công chính thống đã trình bày trên, các bạn cứ gõ vào Google mà tìm đọc, để tìm hiểu thêm.)

Nói thẳng ra một điều là hầu như tất cả các môn Khí Công đã đề cập trên, nhất là “Ngũ Tuyệt Đại Khí Công” tôi đã từng tập luyện qua, và cũng đã có nhiều trải nghiệm. Nhưng thú thực được chân truyền thực sự từ các bậc Đại sư thì chỉ có 2 môn. Và cũng chỉ chú tâm trì luyện theo tháng ngày cũng chỉ 2 môn Khi công trị bệnh theo Y học cổ truyền chính thống là Lục Tự Quyết và Ngũ Hành Khí Công mà thôi.

Có thể các môn Khí công khác đều có sự ảo diệu phi thường. Nhưng phần thì tôi không có duyên được chân truyền, phần thì theo trải nghiệm cá nhân, tôi cảm thấy Lục tự Khí công và Ngũ hành Khí công dễ dàng tập luyện hơn, và kết quả rõ rệt hơn, nhanh hơn và có hệ thống y khoa kinh điển phù hợp và điều quan trọng nhất là dễ làm chủ phương pháp điều toa, phối thức trị liệu hơn. Và điều đặc biệt quan trọng là dễ phối hợp với hơi thở để điều hòa Thân- Tâm hơn….

2/ “Tản” về Điều hòa và Cân bằng

Nghe qua thì 2 khái niệm “Điều hoà” và “Cân bằng” có vẻ như là một. Nhưng thực chất nó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

“Điều hòa” hiểu nôm na là điều tiết lại cho hòa hợp. Tức là nói về thể dụng, thể hành động. Nếu để diễn giải theo nghĩa trạng thái thì phải thêm tiếp đầu ngữ, ví dụ: “Đã điều hòa”, “được điều hòa”.

Còn “Cân bằng”, có nghĩa là không bị thiên về một phía, lệch lạc về một bên… nó là Trạng từ chỉ về trạng thái.

Kết hợp lại hai từ này thành một câu: “Điều hòa lại cho Thân- Tâm được Cân bằng”. Đó chính là tuyệt đỉnh công phu. Đỉnh cao của Dưỡng sinh và là chỗ tận cùng vi diệu của Nghệ Thuật Bảo Vệ Sức Khoẻ và Nghệ Thuật Sống.

Theo Y lý cổ truyền Á Đông thì có tóm tắt trăm phương, ngàn toa, vạn quyển….lại cũng không ngoài mấy chữ “Điều hòa Âm- Dương”. Cũng theo YHCT thì tổng hội của tất tần tật các nguyên nhân gây nên bệnh tật là do Thất tình, Lục dục. Tức là Nội nhân/ (Nguyên nhân bên trong) và Ngoại nhân/ (Nguyên nhân bên ngoài) gây nên. Trong đó chủ yếu là do Nội nhân (70-80%).

Thất tình/ (Nội nhân) là do bảy trạng thái tình cảm bị Thái quá/ Vượt quá mức . Có nghĩa là 7 trạng thái tình cảm, tư duy bị thiên lệch. Bao gồm Vui mùng quá độ, Buồn đau quá độ, Giận dữ quá độ, Suy nghĩ quá độ, Lo lắng quá độ, Sợ hãi quá độ, Khủng khiếp quá độ. Cũng có nghĩa là các trạng thái tâm sinh lý mất Cân bằng.

Không chỉ có YHCT mà Y học hiện đại và Tâm lý học hiện đại/ Y học học đường cũng đề cập đến đến nguyên nhân trọng yếu của bệnh tật và nguyên nhân làm cho chất lượng Đời sống bị suy giảm và kiệt quệ là do Đời sống bị mất CÂN BẰNG.

Các giải thưởng Nobel Y học trong những năm gần đây đều xoay quay vấn đề Cân Bằng này của thân thể.

Theo các chuyên gia Y tế hàng đầu trên thế giới hiện nay, thì kết quả của việc trường thọ và làm chậm lại quá trình lão hóa không phải do ăn uống, và thực phẩm dinh dưỡng bổ sung mà là do sự Cân bằng của Cơ thể và Tâm lý.

Đồng tác giả của giải thưởng Nobel năm 2009. (Cơ chế tự bảo vệ của Nhiễm sắc thể). Là Giáo sư khoa Sinh học phân tử và di truyền học trường Y, thuộc Đại học Johns Hopkins, Carol W Greider đã luôn luôn khẳng định trong những tác phẩm Y học của mình rằng: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật là do “CƠ THỂ MẤT CÂN BẰNG”, nó chiếm đến 70% tỷ lệ gây bệnh. Ăn uống, nhiễm độc, hút sách, môi trường, biến đổi khí hậu…..tất cả chỉ ở trong 30% tỷ lệ còn lại…..

Đạo Phật còn gọi là Trung Đạo/ Đạo Trung Dung với nền tảng cốt lõi của Phật Pháp là Tứ Diệu Đế. Trong đó Khổ đế và Tập đế nói về nguyên nhân của cái Khổ cũng chủ yếu là nói về các trạng thái mất cân bằng của Thân và Tâm. Diệt Đế và Đạo đế… để đạt được đến cảnh giới giải thoát khỏi cái Khổ, về thực chất cũng là các Pháp làm Cân bằng lại, làm Trung dung lại các Thái cực đã bị thiên lệch. Và đó cũng là cảnh giới tối cao của An lạc và Hạnh phúc chân chính.

Nói tóm lại trường thọ, khoẻ mạnh, chất lượng cuộc sống cao, an lạc, bình yên, hạnh phúc…. không ngoài 2 chữ CÂN BẰNG. Cân bằng về mọi mặt, hòa hợp với tất cả. (Tu hành nói gì cho nó cao siêu, và quả vị, thiện nghiệp nào có được khi cơ thể và tâm ý không có được sự CÂN BẰNG, không có khả năng HÒA HỢP chứ?- TN”.

3/ “Tản” về một câu hỏi: “Vì sao…” của một “Em”

(Xem tiếp phần 2)


28.08.19
TN

SHARE