ĐIỀU CHỈNH LẠI SỰ RỐI LOẠN CỦA „LẬP TRÌNH ÁP SUẤT MÁU“ ( Tư Liệu Khí Công- Y Khoa)
Trong 2 buổi tập huấn Khí Công do Ban Tổ Chức của Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường Hà Nội và Khu Vực Miền Bắc tổ chức vào trung tuần tháng 4/.2019, với 2 chuyên đề tưởng chừng như hoàn toàn khác nhau, nhưng thực ra hai chuyên đề này đều có mối liên quan khá mật thiết với nhau trong lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng của một hội chứng bệnh. Đó là hội chứng „Rối Loạn Lập Trình Áp Suất Máu“.
Cụ thể là:
Khóa Khí Công Tự Điều Tiết Áp Suất Máu Về Ngưỡng An Toàn Phòng Chống Đột Quị, tổ chức vào thứ Bày ngày 20.04.19 tại Nhà Văn Hóa Phường Ngọc Hà, ngõ 158, Phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội và Khóa Khí Công Thiên Lý Tiêu Dao và Liệu Pháp Phục Hồi Thận Khí, tổ chức vào Chủ Nhật, 21.04.19 cũng tại địa chỉ trên.
….Có một cụm từ đã trở thành nổi ám ảnh kinh hãi với Loài Người của thế giới văn minh hiện đại, nhất là ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên, đó là cụm từ: „Áp suất máu cao- Tiểu đường- Mỡ máu“. Và đó cũng là một „thành ngữ“ chuyên dụng của Bác Sĩ hiện nay thường xuyên sử dụng để „tuyên án“ với bệnh nhân trong những lần thăm khám tổng quát về sức khoẻ.
Và cho dù đã có nhiều và rất nhiều những công trình khoa học nghiên cứu để giải mã những gì liên quan đến cụm từ nói trên, nhưng cái kết cay đắng cho bệnh nhân vẫn là những viên thuốc dập tắt triệu chứng gần như giống nhau với vô vàn tác dụng phụ nguy hiểm khác. Điều đặc biệt là những viên thuốc độc này sẽ gắn liền với người bị tuyên án trọn đời với những nghịch lý tàn độc. Đó là bệnh nhân vẫn cứ chết, vẫn cứ bị đột quị, và vẫn cứ bị bán thân bất toại do chứng huyết áp cao.
Tại sao trong nhiều và rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cụm từ „Áp suất máu cao- Tiểu đường- Mỡ máu“ ấy với vô vàn những trang sách nói về nguyên nhân gây ra các hội chứng đó lại không giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân đó mà chỉ sử dụng một vài loại thuốc hóa dược có tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng của con người? Trong đó có nhiều người không chết hoặc đột quỵ vì huyết áp cao mà lại chết vì tác dụng phụ của các loại thuốc hóa dược đó.
Thực ra hội chứng về áp suất máu cao hoặc áp suất máu thấp (Ngưỡng an toàn của áp suất máu của người bình thường nằm ở mức 120/80 , sai số 15) có nguyên nhân không đúng hoàn toàn trong các nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng, do tổn thương thực thể như suy tim, xơ vữa động mạch, suy thận, v.v. Mà các hội chứng đó liên quan đến một „lập trình“ của bản năng và hình thể sinh học của con người. Đó là lập trình Gen của giống loài. Chính sự rối loạn lập trình này mới dẫn đến hội chứng huyết áp cao hoặc thấp, gần như không có liệu pháp điều trị triệt để theo Y học học đường.
Theo Đông Y thì bệnh lý huyết áp cao hoặc thấp chính là chứng „Huyễn Vựng“ và „Bần Huyết“. Các hội chứng này có liên quan đến sự rối loạn giữa các cấu trúc của sự sống theo y lý cổ truyền. Đó chính là Tinh, Khí và Thần. Cấu trúc sự sống này được hiện sinh trong một lập trình „Tinh-Huyết-Tàng Tinh“. Tinh sinh khí, Khí định Thần, Thần dưỡng Huyết. Chứng „Huyễn Vựng“ và „Bần Huyết“ có nguyên nhân từ rối loạn lập trình chuyển hoá này. Trong đó chủ về Tinh Huyết là Thận, chủ về Khí là Can Tỳ, chủ về Thần là Tâm Phế. Đông Y nói chung và Khí Công Y Khoa nói riêng chữa trị triệu chứng Huyết áp cao và thấp bằng cách điều chỉnh lại sự rối loạn lập trình sự chuyển hoá trong chuỗi Tinh-Khí-Thần nói trên. Bởi vì vậy sự điều trị của Đông Y và Khí Công tuy chậm và đòi hỏi nhiều thời gian nhưng có thể đào thải tận gốc rể của bệnh lý, thậm chí có thể không cần đến thuốc men và thảo dược. Chỉ bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện một vài thao tác đúng là có thể chữa dứt được bệnh lý mà Tây Y phải dùng thuốc đến trọn đời.
Nếu bạn muốn chứng nghiệm những phương pháp trên theo Đông Y chính thống và Khí Công Y Khoa cổ truyền thì mời bạn đến dự 2 Khóa Khí Công Tự Điều Tiết Áp Suất Máu Về Ngưỡng An Toàn Phòng Chống Đột Quị và Khóa Khí Công Thiên Lý Tiêu Dao và Liệu Pháp Phục Hồi Thận Khí tổ chức vào thứ Bảy ngày 20.04.19 tại Nhà Văn Hóa Phường Ngọc Hà, ngõ 158, Phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 16.04.2019
Lương Y Lê Thuận Nghĩa