Home Văn học nghệ thuật Hội Họa BÁN….”NUÔI PHÂY”…..(Ai mua tranh tôi bán trăng cho…hè…hè…..)

BÁN….”NUÔI PHÂY”…..(Ai mua tranh tôi bán trăng cho…hè…hè…..)

1506
0

…Em cứ rờ ưng rưng cho nặng rựng
Để phây phây lồ lộ tuổi xuân thì
Anh sẽ tờ ưng tưng mà hỏi tửng
Chấm chút nào mút chút ấy mê si…

Bức hình mà tôi đố hỏi trong “statut” hôm qua là chụp trích một đoạn bức tranh “VỀ”, trong bộ tranh Collage “MỤC ĐỒNG CA” ( Tranh dán bằng giấy xé ra từ họa báo cũ).

„Mục Đồng Ca” là bộ tranh được xé dán theo ý nghĩa của công án Thiền “Thập Mục Ngưu Đồ Tụng” (Tranh Chăn Trâu)

Bộ tranh này hơi có chút “vô duyên”. Vì đang treo nhờ triễn lãm, mà bị thúc dục phải đem về hoài. Vì không có chỗ chứa treo thích hợp, nên đã rao bán mấy lần. Mấy lần đã có người hỏi mua. Có người thì đã đặt cọc tiền mua, nhưng cuối cùng thì không lấy nữa. Có người thì đã mua rồi, tiền trả rồi, nhưng sau khi thấy họ không được trân trọng để sắp đặt nơi chốn chưng treo, thì tôi lại trả tiền và đòi tranh lại….hehehehehehe…..buôn bán nghệ thuật nhiều khi cũng “phò phạch” ra phết…!!!!

Những bức ảnh đính kèm là hình ảnh nơi chốn mà bộ “Mục Đồng Ca” đang chưng treo.

Bức cuối cùng đính kèm trong bài viết này là bức “Bên Kia Dốc Đời”. Lấy hình ảnh của mùa thu làm nền để mô tả ý nghĩa một câu hát trong bài “Khúc Thụy Du” của Nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ của Du Tử Lê. Là ý nghĩa câu hát:…”Sẽ mang ̣được những gì về bên kia thế giới….”

Bức “Bên Kia Dốc Đời” được ghép- dán hoàn toàn bằng 100% hoa và lá khô (Có ép những loại hoa, lá dùng dán bức này đính kèm dưới khung tranh).

Bức này hoàn thành năm 2011. Trong quá trình lang thang đi nhặt lá (đá ống bơ) để làm bức này, thì có ngẫu hứng viết một loạt bài Thơ về mùa thu và cảnh giới phiêu bồng của những ngày đích thực là… nhặt lá….kiếm cơm… hehehehehe….

“Bùa Thu” là một trong những bài thơ viết ra trong giai đoạn này…hì hì…Bài thơ viết ra trong ngữ cảnh “đá ống bơ”, nên ngôn từ cũng “lủng lẳng” lắm, vì vậy khi đăng lên bên vnweblogs.com cũng bị ném đá nhiều nhiều ra phết.

BÙA THU (thơ)

Cơn gió sớm táp vẹt ngày thu muộn
Chiếc lá nào chững lại với đông non
Treo lủng lẳng giữa lời em thủng thẳng
Anh leo teo hắt kiệt chút xuân còn

Vài bữa nữa sẽ nâu mục như lá
Dưới bàn chân oải vụn bước em qua
Bao ươm vàng chỉ ướm mùa chốc lát
Như phấn son điểm chuyết thoáng mượt mà

Không phải vỡ mà chính là tàn lụi
Ghép vào đâu những bạc nhược tàn phai
Không phải vụn mà chính là bại hoại
Đắp vào đâu trụ được tháng năm dài

Em cứ phưỡn với ngút ngàn âm bậc
So dây Tần nhịp Hán tít cung mây
Chỉ cần nghe chẳng cần hòa phách gõ
Đủ réo rắt quên hết cuộc trời đày

Em cứ rờ ưng rưng cho nặng rựng
Để phây phây lồ lộ tuổi xuân thì
Anh sẽ tờ ưng tưng mà hỏi tửng
Chấm chút nào mút chút ấy mê si

Gió cứ táp cứ chương mặt đần thối
Bên dốc đời mặt quá độ sần chai
Thì sợ chi mấy lạnh tàn lẻ tẻ
Mấy lời khêu khớt rụng của trang đài

Cứ nhặt lá vắt cuống mà đếm tuổi
Hất ống bơ đá hẫng mấy tầng trời
Cuối con đường nhếch khoé cười với đẹp
Đá lông nheo em nào đó khơi khơi

Treo lủng lẳng giữa lời em thủng thẳng
Anh vung tay vẽ một lá bùa mê
Mắt và môi và tóc …ngồi bên cội
Cho ngày sau biết lối để rụng về.

18.10.11
Thuận Nghĩa

……
Học viên, môn đồ…và người đọc trang Thuannghia Le lưu ý dưới đây :

Có nhiều ý kiến khác biệt về câu bí cấp dưỡng sinh của Danh Y Tổ Sư Gia Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, chủ thân, luyện hình”, mà tôi đã trích dẫn trong bài viết phần 2 của “Tinh- Khí- Thần Lược Giải”. Họ cho rằng sách in dịch đang hiện hành ở Việt Nam có khác câu trên ở 2 chữ. Thay bằng “Chủ thân”, thì sách in hiện hành bây giờ là “Thủ chân”.

Câu “bí cấp” này, tôi đọc ở nhiều tài liệu, và y thư mà tôi đã được học là “Chủ thân”. Và tôi nhớ không nhầm thì trong cuốn “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” xuất bản năm 1978 của Nhà xuất bản Hà Nội, thì đúng là “Chủ thân”.

Nếu sách mới trích dịch là “Thủ chân”, nhưng lý giải “Thủ chân” là giữ lấy khí Chân Nguyên thì còn có thể chấp được vì nó cũng có thể o ép thành ý nghĩa làm chủ thân tâm trong quá trình tu tập dưỡng sinh được. Nhưng nếu bị ai nông cạn, lý giải theo kiểu “Thủ chân” là Tay và Chân dùng để luyện hình (Động công). Thì quả thật là một sự phỉ báng tàn khốc đối với ý chỉ của Tổ Sư Gia Tuệ Tĩnh.

Để cho người đọc hiểu được cặn kẽ, ̣đúng… về thuật dưỡng sinh đích thực. Tôi phải nhờ người đến Thư Viện Quốc Gia, chụp lại các trang sách nguyên bản của Y Sư Tuệ Tĩnh ở trong các tiêu bản, danh mục “Thư Viện Triều Lê”. Và tôi cũng đang nhờ người tìm lại cho cuốn “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” xuất bản năm 1978. Vì cuốn này theo như tôi được biết, đó là cuốn xuất bản cổ nhất dịch ra bằng tiếng Quốc Ngữ gốc Latinh như bây giờ (Không phải chữ Nôm)

Bằng trí nhớ và kinh nghiệm học hành, luyện tập và hành nghề, giảng dạy về Y Đạo bấy lâu tôi chắc chắn 2 chữ trên là “Chủ thân” chứ không phải là “Thủ chân”. Nhưng để cẩn tắc vô áy náy, biết đâu mình là “cóc ngồi đáy giếng” cũng nên.

Vì vậy phần tiếp theo của “Tinh- Khí- Thần Lược Giải” cùng với thuật “Châm Một Kim”, thuật “Bấm Một Huyệt” để trị bệnh của Thái Y Viện Triều Nguyễn (Là những Y thuật dựa vào nguyên lý Tinh- Khí- Thần để lập nên liệu pháp. Tôi sẽ viết đăng trong trong vài ngày tới).

18.10.18
TN

SHARE