Home Khí công TINH KHÍ THẦN LƯỢC GIẢI (Khí Công Y Khoa) – Phần 2

TINH KHÍ THẦN LƯỢC GIẢI (Khí Công Y Khoa) – Phần 2

2054
0

2- Những Khái Niệm Căn Bản

Đại Y Thiền Sư là danh hiệu mà Vua nhà Minh ở Trung Quốc phong cho Danh Y Tuệ Tĩnh của Việt Nam, khi cảm phục trước tài năng và sự cống hiến vĩ đại trong Y Đạo của Ông.

Mặc dầu những trước tác đồ sộ của Ông như Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư hoặc Nam Dược Thần Hiệu đều viết bằng chữ Nôm, và Ông được người đời sau tôn vinh là Nam Dược Tổ Sư, nhưng những cống hiến của Ông cho Trung Y (thuốc Bắc), trong thời gian Ông bị cống cho Bắc Triều cũng có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống Y Học Cổ Truyền của Trung Quốc.

(Ngày nay, những trước tác của Tuệ Tĩnh và của Hải Thượng Lãn Ông, vẫn được trích dẫn và làm tư liệu tra cứu như kim chỉ nam trong các giáo trình giảng dạy về Y Học Cổ Truyền trong các trường Trung và Đại Học Y Khoa của Trung Quốc. Sở dĩ những trước tác về Y Học của 2 vị Thần Y của Việt Nam được người Trung Hoa hiện đại sử dụng làm tư liệu tra cứu và chỉnh lý cho giáo trình giàng dạy của họ là vì những biến cố chính trị trên đất nước Trung Hoa đã huỷ hoại hết nguyên bản của các Danh Y tiền nhân để lại. Họ có 3 biến cố huỷ hoại Y Thư và Kinh Điển Học Thuật, làm mất mát và sai lệch nền học thuật của tiền nhân để lại. Đó là biến cố đốt sách sách vở và kinh thư, giết người hiền tài của Trung Nguyên, khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa và lên ngôi Hoàng Đế. Biến cố thứ 2 là trước khi quân Thanh vào xâm chiếm Trung Nguyên, triều đình nhà Minh đã lệnh cho Thái Học Viện và Thái Y Viện đốt và chỉnh sai các Y Thư, đặc biệt là sách về Dược Liệu. Biến cố thứ 3, là khi 14 nước liệt cường vào khống chế Trung Hoa, triều đình nhà Thanh lại một lần nữa, đốt sách và chỉnh sai kinh thư, kẻo sợ người Tây Phương lấy mất tinh hoa của họ. Chính vì những biến cố mà Y Thư phần thì bị đốt, phần thì viết lại sai nguyên bản, nên người đời sau của Trung Hoa hiện đại phải sử dụng những trước tác còn nguyên bản của 2 vị Thần Y Việt Nam để làm tư liệu tra cứu, chỉnh lý lại giáo trình giảng dạy của họ)

Nhắc đến sự tích này để nhắc đến một minh triết trong nghệ thuật Dưỡng Sinh, chăm sóc sức khoẻ của Danh Sư Tuệ Tĩnh. Minh triết này không những ảnh hưởng đến những tư tưởng trong “Vệ Sinh Yếu Quyết” và “Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh” của Lê Hữu Trác sau này của Việt Nam mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc trong nghệ thuật Dưỡng Sinh của người Trung Hoa cận đại. Đó là “bí kíp” để sống thọ, khoẻ, không bệnh tật, được Tuệ Tĩnh Thiền Sư đúc kết trong một câu lục bát:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, chủ thân, luyện hình”

(Trong sách “Hồng Nghĩa Giác Tư Nam Y” viết vào thời Mạt Thanh khi Từ Hy Thái Hậu nắm quyền của Thái Y Viện viện sử Bính Phúc Thần chấp bút thì có trích dẫn khác đi một chữ:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, tiết dục, chủ thân, luyện hình”.

Thực ra chữ “quả” và chữ “tiết” không khác nhau về ý nghĩa. Nhưng trong “Hồng Nghĩa Giác Tư Nam Y” lại trích dẫn và chú giải bằng những tư liệu trong “Vệ Sinh Yếu Quyết” của Hải Thượng Lãn Ông. Tuy rằng sách này có sự nhầm lẫn về nguồn tra cứu, nhưng những chú giải thì khá sâu sắc và hàn lâm về thuật Dưỡng Sinh)

Bàn về TINH- KHÍ- THẦN, thì trong hầu hết các thư tịch về Y Lộ của Y Học Cổ Truyền Á Đông hình như cuốn nào cũng có. Ngoài ra các sách về phép Đạo Dẫn của Đạo Gia, các phương pháp luyện công phu của các phái võ, các phương pháp tu tập của Thiền Tông, đặc biệt là các pháp luyện khí của Mật Tông Tây Tạng và Yoga cũng nhắc đến rất nhiều. Nhưng mỗi một phương pháp tu tập của mỗi một Tôn Giáo đều có cách lý giải và dẫn nhập khác nhau. Vì vậy trong khuôn khổ lược giải về Tinh- Khí- Thần dành cho Khí Công Y Khoa, tôi xin lấy câu bí cấp của Thuật Dưỡng Sinh của Danh Y Tuệ Tĩnh làm nền tảng căn bản cho việc lược gải, để người đọc, người học, khỏi phải miên man rơi vào ma trận của từ ngữ và điển tích.

Những Khái Niệm Căn Bản cần phải nắm bắt trong phần lược giải này sẽ được trình bày theo thứ tự từng chữ sau các dấu phẩy của câu lục bát “bí kíp dưỡng sinh”:
„Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, chủ thân, luyện hình“

Ví dụ:
“Bế tinh”,… Tinh là gì, tại sao phải bế tinh, và bế tinh như thế nào mới đúng….
Hoặc, “Chủ thân”,… vậy Thân là gì, tại sao phải làm chủ thân, và phương pháp làm chủ thân như thế nào mới là hiệu quả

Hoặc, “Luyện hình”, tại sao phải luyện hình (Động Công)….và vì sao trong các công đoạn của thuật dưỡng sinh chính thống, thì thao tác tập luyện các động tác chuyển động của cơ thể lại được đặt ra sau cùng….

Vân ..vân….và Đại khái thế…..

(Xem tiếp phần 3)

15.10.18
Thuận Nghĩa

SHARE